Một số kiến nghi ̣ nhằm tăng cường hiê ̣u quả của hoạt độn gM &A và

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 100)

kiểm soát viê ̣c thực hiê ̣n pháp luật M&A

a. Mở các lớp chuyên sâu đào tạo các nhà tư vấn M&A chuyên nghiệp

Hiê ̣n nay, đô ̣i ngũ nhân lực hiểu biết về hoa ̣t đô ̣ng M &A ở Viê ̣t Nam không nhiều, kể cả đô ̣i ngũ luâ ̣t sư . Vì vậy, viê ̣c mở các lớp đào ta ̣i chuyên sâu về M &A, đă ̣c biê ̣t là cho đô ̣i ngũ luâ ̣t sư là rất cần thiết , giúp việc thực hiện pháp luật M &A đươ ̣c tốt hơn , đồng thời hoa ̣t đô ̣ng M &A cũng sẽ được đẩy ma ̣nh để đa ̣t hiê ̣u quả cao nhất. Đặc biệt, đào ta ̣o cho đô ̣i ngũ luâ ̣t sư hiểu biết về pháp luâ ̣t của các quốc gia trên thế giới là điều rất cần thiết vì khi NĐT Viê ̣t Nam sang nước ngoài đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật về M&A của nước sở ta ̣i . Viê ̣c có đô ̣i ngũ luâ ̣t sư tư vấn cho các NĐT về luâ ̣t nước ngoài sẽ giúp NĐT có quyết đi ̣nh chính xác nên đầu tư hay không, tránh những rủi ro không đáng có.

97

b. Tăng cườ ng chức năng hỗ trợ pháp luật từ phía các cơ quan Nhà nước

Đây là biê ̣n pháp trước mắt để đẩy ma ̣nh hoa ̣t đô ̣ng M &A trong thời gian tới trong khi Viê ̣t Nam chưa xây dựng đươ ̣c đô ̣i ngũ luâ ̣t sư tư vấn ma ̣nh về lĩnh vực này. Theo đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền có trách nhiê ̣m hướng dẫn đầy đủ, rõ ràng về vấn đề này (thâ ̣m chỉ có thể thu lê ̣ phí tư vấn để góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước). Đặc biệt các tham tán thương mại, các cơ quan ngoại giao hỗ trơ ̣ các NĐT tron g nước về vấn đề luâ ̣t nước ngoài khi ở Viê ̣t Nam đô ̣i ngũ luâ ̣t sư không đáp ứng được yêu cầu này.

c. Tăng cườ ng công tác thanh tra , kiểm tra, xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh

Viê ̣c tăng cư ờng công tác thanh tra , kiểm tra sẽ góp phần tích cực vào viê ̣c các chủ thể thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về M &A. Viê ̣c này cần có sự phối hơ ̣p của các cơ quan, ban ngành nhưng chủ yếu nhất là cơ quan kế hoa ̣ch - đầu tư và cơ quan thuế.

Trong hoạt động M&A, thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị... là rất cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát hay không minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa, chứng khoán, ngân hàng. Bởi vì, cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền, nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh, đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh hưởng theo. Hơn nữa, M&A có thể dẫn đến độc quyền, do đó rất cần sự kiểm soát của nhà nước để không ảnh hưởng đến nền kinh tế, người tiêu dùng.

d. Xúc tiến ký kết các Hiệp định song phương, đa phương vớ i các nước

Xúc tiến ký kết các Hiệp định song phương , đa phương với các nước để thúc đẩy viê ̣c đầu tư ra nước ngoài dưới hình thức M&A là mô ̣t biê ̣n pháp rất quan tro ̣ng, có ý nghĩa mở đường . Điều này sẽ giúp các NĐT Viê ̣t Nam khi đầu tư ra nước ngoài sẽ ít gặp cản trở hơn . Thêm nữa hoạt động này cũng sẽ góp phần hoàn thiện pháp luật về M&A Việt nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.

98

Tóm lại:

Hoạt động M&A ở Việt Nam đã có giai đoạn phát triển khá sôi nổi và ngày càng được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp và nhà đầu tư. Xét về khía cạnh quản lý nhà nước, Việt Nam đã có một hệ thống các quy định pháp luật về M&A đủ để các nhà đầu tư, các doanh nghiệp áp dụng khi thực hiện hoạt động M&A. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật của Việt Nam về M&A còn bộc lộ nhiều bất cập và thiếu đồng bộ, cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện.

Hoàn thiện pháp luật về M&A là một vấn đề cấp bách nhằm đảm bảo tuân thủ các cam kết quốc tế của Việt Nam, tạo lòng tin, sự tín nhiệm của bạn bè trên thế giới. Việc khắc phục những bất cập của các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam cần phải tiến hành đồng bộ, trên nhiều lĩnh vực liên quan như quản lý doanh nghiệp, đầu tư, cạnh tranh, thị trường chứng khoán, lĩnh vực ngân hàng, lao động… Làm được như vậy Việt Nam sẽ tạo ra một môi trường M&A rõ ràng, minh bạch giúp Việt Nam thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc hoàn thiện pháp luật về M&A còn góp phần bảo vệ cổ đông thiểu số, người có ít tiếng nói trong doanh nghiệp. Đồng thời, M&A đem lại cho các công ty nội địa cơ cấu lại tổ chức, mở rộng thị trường, minh bạch hóa và nâng cao kỹ năng quản trị doanh nghiệp, mở rộng khả năng tiếp cận vốn và công nghệ tiên tiến.

99

KẾT LUẬN

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, và quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của Việt Nam M&A đang dần trở thành một hình thức đầu tư quan trọng, một phương thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Với những ưu điểm rõ rệt như giảm thiểu chi phí gia nhập thị trường, tăng sức cạnh tranh, tăng năng suất lao động (đối với bên mua), hay một cơ hội rút lui hiệu quả khỏi thị trường (đối với bên bán), mua bán công ty đã mang lại nhiều lợi ích cho cả bên mua và bên bán trong giao dịch. Đồng thời, với tính chất như một hình thức tổ chức lại của các công ty, mua bán công ty thực sự trở thành một phương thức mà Nhà nước lựa chọn để tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng phát triển ổn định và bền vững.

Giao dịch mua bán công ty là một giao dịch rất phức tạp liên quan đến nhiều vấn đề từ quản trị công ty, chứng khoán, ngân hàng đến các lĩnh vực như thương hiệu, định giá, cạnh tranh. Vì vậy quá trình xây dựng luật thiếu thống nhất ở Việt Nam hiện nay, dẫn đến hệ quả khái niệm về M&A được hiểu không thống nhất, các quy định điều chỉnh giao dịch này nằm ở nhiều văn bản khác nhau và không có sự liên kết. Với khung pháp lý hiện nay, các nhà đầu tư đang gặp nhiều khó khăn khi tiến hành đầu tư theo hình thức này, đặc biệt là đối với NĐT nước ngoài. Trong khi đó, nhà đầu NĐT trong nước còn rất "rụt rè" khi tiến hành các giao dịch mua bán công ty do không có kiến thức chuyên môn và thiếu hiểu biết pháp luật.

Xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động M&A đang trở thành một nhu cầu cấp thiết hiện nay. Đặc biệt là trong điều kiện những năm tới đây nhiều lĩnh vực như bán lẻ, ngân hàng, chứng khoán, công nghệ thông tin, dược phẩm, v.v.. sẽ chứng kiến nhiều giao dịch M&A ở quy mô lớn, số lượng các giao dịch sẽ tăng nhanh, nếu pháp luật không kịp điều chỉnh sẽ dẫn đến những rủi ro về mặt pháp lý cho bên bán và bên mua, rủi ro về mặt quản lý, điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Ở một khía cạnh khác, do giao dịch mua bán công ty là một trong những giao dịch phức tạp nhất, vì vậy, quá trình xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động mua bán công ty đòi hỏi các chuyên gia, các nhà lập pháp phải đưa ra nhiều giải pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia và có liên quan đế

100

giao dịch; tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng dựa trên những số liệu được công bố, những kinh nghiệm của một số vụ mua bán đã được tiến hành ở Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế.

Vì những tính chất thương mại và xã hội đặc biệt đã nêu và phân tích của M&A, theo ý kiến của tác giả, Chính phủ nên ban hành một Nghị định điều chỉnh hoạt động mua bán công ty, trong đó nêu ra khái niệm thống nhất về "mua bán công ty" và dành nội chung chính điều chỉnh hoạt động mua bán công ty có yếu tố nước ngoài và mua bán công ty đại chúng. Từ Nghị định này, chúng ta sẽ tiến hành xây dựng một thị trường mua bán công ty chuyên nghiệp và phù hợp với nhu cầu kinh tế của Việt Nam.

Nghiên cứu những vấn đề pháp lý về mua bán công ty nhằm đưa ra khái niệm chính xác, phân tích cụ thể các đặc điểm pháp lý về giao dịch Mua bán công ty, từ đó đưa ra những quan điểm, cơ sở khoa học về việc hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động mua bán công ty; Hoạt động xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu, tập trung trí tuệ của nhiều nhà khoa học, nhiều chuyên gia kinh tế, pháp lý. Với những kết quả nghiên cứu được trình bày trong đề tài này, tác giả hy vọng góp phần vào việc hoàn thiện khung pháp lý về Mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam.

101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Ngọc Bích (2007), "Mua bán, sáp nhập công ty - Nhiều kiểu mua bán", Thời báo kinh tế Sài Gòn số 2.

2. Nguyễn Ngọc Bích - Nguyễn Đình Cung (2009), "Công ty vốn, quản lý và tranh chấp theo Luật Doanh nghiệp 2005", Nhà xuất bản Tri Thức.

3. Bộ tài chính (2008), Công văn 14285/BTC-UBCK ngày 26/11/2008 "Về thực hiện một số điều của Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg".

4. Bộ tài chính (2009), Thông tư số 194/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009"Hướng dẫn chào mua công khai cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ của quỹ đầu tư chứng khoán dạng đóng".

5. Chính Phủ (2008), Chỉ thị số 20/2008/CT-TTg ngày 23/06/2008 "Về tăng cường quản lý thị trường chứng khoán". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6. Chính Phủ (2005), Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005"Quy định chi tiết một số điều của Luật Canh tranh";

7. Chính Phủ (2006), Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/06/2006 "Quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, và kinh doanh có điều kiện";

8. Chính Phủ (2006), Nghị định số số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 "về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài";

9. Chính Phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/09/2006"Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư";

10. Chính Phủ (2007), Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 "Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán";

11. Chính Phủ (2007), Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 "Về việc

nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của Ngân hàng thương mại Việt Nam";

12. Chính Phủ (2008), Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 "Về bán,

giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước";

13. Chính Phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 "hướng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiê ̣p" .

102

14. Chính Phủ (2011), Nghị định số 59/2011/NĐ-CP ngày 18/07/2011 "về chuyển doanh nghiê ̣p 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần";

15. Cục quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương (2007), "Kiểm soát tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán", Tài liệu Hội thảo, ngày 08/08/2007 16. Cục quản lý cạnh tranh- Bộ Công thương (2009), "Báo cáo Tập trung kinh tế

tại Việt Nam: hiện trạng và dự báo".

17. ThS. Nguyễn Đình Cung, ThS. Lưu Minh Đức (2007), "Thâu tóm và hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty: lý luận, kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam", Tạp chí quản lý kinh tế tháng 11.

18. TS. Bùi Ngọc Cường (2004), "Một số vấn đề về quyền tự do kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam", Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

19. Diễn đoàn doanh nghiệp Việt Nam (2008), "Tài liệu hội nghị", Hội nghị thường niên nhóm tư vấn và các nhà tài trợ 2008, tháng 12.

20. TS. Nguyễn Thị Dung (2008), (Chủ biên), "Pháp luật về hợp đồng trong

thương mại và đầu tư- Những vấn đề pháp lý cơ bản", Nhà xuất bản chính trị

quốc gia.

21. Phạm Mạnh Dũng (2009), "Tổng quan về hoạt động M&A tại Việt Nam và một số quan điểm trong quản lý Nhà nước về M&A", Hội thảo Mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp Việt Nam.

22. Dominic Scriven- Dragon Capital (2009), "M&A trên thế giới và Việt Nam

dưới góc độ quản trị", Hội thảo Mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp Việt Nam.

23. Trần Anh Đức (2009), "Mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam: Thảo luận về một số vấn đề pháp lý", Hội thảo Mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp Việt Nam. 24. TS Phạm Trí Hùng (2008), “Khung pháp lý điều tiết sáp nhập, mua lại doanh

nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài số 23, tháng 5. 25. TS. Lê Văn Hưng (2009), "Những khía cạnh pháp lý của Tập đoàn kinh tế Nhà

nước Việt Nam", Tạp chí phát triển kinh tế số 221 tháng 3.

26. ThS. Bùi Thanh Lam (2008), "Điều kiện xây dựng, phát triển thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam", Tạp chí Luật học số 4.

103

27. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2008), Quyết định số 20/2008/QĐ-NNHH ngày 04/07/2008 của "Về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định về cổ đông, cổ phần, cổ phiếu và vốn điều lệ của Ngân hàng cổ phần thương mại của Nhà nước và của Nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số

1122/2001/QĐ-NHNN"; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28. TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), "Chuyên khảo Luật Kinh tế”, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

29. TS. Phạm Duy Nghĩa (2009), "Mua bán doanh nghiệp: Một số ý kiến ngắn từ góc nhìn quản trị công ty", Hội thảo Mua bán và sáp nhập Doanh nghiệp Việt Nam. 30. Michael E.S. Frankel (2009), "Mua lại và sáp nhập căn bản: Các bước quan

trọng trong quá trình mua bán doanh nghiệp và đầu tư", Nhà xuất bản Tri Thứ. 31. PGS.TS Nguyễn Như Phát (2007), "Các khía cạnh về tập trung kinh tế và vai

trò của cơ quan quản lý cạnh tranh", Tạp chí Khoa học pháp lý số 4(41). 32. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự Việt Nam, Hà Nội;

33. Quốc hội (1994), Bộ luật Lao động, Hà Nội;

34. Quốc hội (2002), Bộ luật Lao động sửa đổi, Hà Nội; 35. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh, Hà Nội;

36. Quốc hội (2006), Luật Chứng khoán, Hà Nội;

37. Quốc hội (2003), Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Hà Nội; 38. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội;

39. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội; 40. Quốc hội (2006), Luật Hàng không, Hà Nội; 41. Quốc hội (1997), Luật Thươngmại, Hà Nội; 42. Quốc hội (2005), Luật Thương mại, Hà Nội;

43. Scott Moeller và Chris Brady (2009), "Mua lại và sáp nhập thông minh- Kim chỉ nam trên trận đồ sáp nhập và mua lại", Nhà xuất bản Tri thức.

44. PGS.TS Nguyễn Đình Tài - ThS. Đinh Trọng Thắng (2008), "Sáp nhập và mua lại Doanh nghiệp: kinh nghiệp quốc tế và thực tiễn tại Việt Nam", Tạp chí tài chính Doanh nghiệp tháng 6.

104

45. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật thương mại tập 1, Nhà xuất bản Công an Nhân dân.

46. Wilbur M. Yegge (2006), "A basic guide for Buying and Selling a company- Hướng dẫn cơ bản về mua bán công ty", Nhà xuất bản thống kê.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 100)