Sự cần thiết phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật mua bán

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89)

bán CTCP ở Việt Nam hiện nay

Hệ thống doanh nghiệp Việt Nam phát triển mạnh cùng với việc ban hành LDN 1999 và sau này là LDN 2005. Tuy nhiên, khi soạn thảo và ban hành các luật này, mục tiêu ưu tiên hàng đầu là khuyến khích sự gia nhập thị trường của các doanh nghiệp mới thông qua việc thành lập doanh nghiệp chứ không phải mua bán doanh nghiệp. Điều này dễ hiểu vì tính mới mẻ của hiện tượng này. Trong quá trình thi hành các luật này, mua bán doanh nghiệp xuất hiện một cách tự nhiên do nhu cầu của thực tế kinh doanh. Vì thế, việc xuất hiện những vướng mắc trong các luật trên về mua bán doanh nghiệp là điều hiển nhiên. Cần phải nhìn nhận rằng nếu những quy định thông thoáng của LDN tạo ra khả năng gia nhập thị trường của doanh nghiệp mới thì những quy định hợp lý và thông thoáng (nếu có) về mua bán doanh nghiệp không chỉ tạo ra khả năng thâm nhập thị trường của các nhà đầu tư mới mà còn tạo ra khả năng rút lui nhanh chóng khỏi thị trường cũng như tạo ra cơ hội tái tố chức doanh nghiệp. Hơn thế nữa, khả năng rút lui khỏi thị trường hoặc tái cấu trúc doanh nghiệp thông qua mua bán doanh nghiệp đơn giản, tiết kiệm thời gian và chi phí hơn các thủ tục rút lui hoặc tái cấu trúc khác. Chính vì thế, đã đến lúc các nhà hoạch định chính sách cần chú ý nhiều hơn đến lĩnh vực này và cần có các chính sách thông thoáng hơn để khuyến khích hoạt động mua bán doanh nghiệp. M&A là hiện tượng kinh tế - pháp lý phức tạp và được xem xét dưới nhiều góc độ tích cực cũng như tiêu cực. Yếu tố tiêu cực thường được đề cập đến là khả năng xuất hiện các doanh nghiệp độc quyền hoặc độc quyền nhóm sau khi hoàn tất các giao dịch mua bán doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại của Việt Nam hiện này, yếu tố tiêu cực của mua bán doanh nghiệp là rất nhỏ so với những yếu tố tích cực mà mua bán doanh nghiệp mang lại. Lý do là tại Việt Nam hiện nay,

86

chưa có những doanh nghiệp dân doanh có quy mô lớn có khả năng tạo ra vị thế độc quyền, trừ các doanh nghiệp nhà nước trong các lĩnh vực đặc thù.

Hiện nay, các giao dịch mua bán doanh nghiệp phải “nương” theo những quy định và thủ tục pháp lý khập khiễng và không đồng bộ. Đã đến lúc cần có một hệ thống các quy định của pháp luật rõ ràng và đầy đủ về mua bán doanh nghiệp. Các quy định này phải khuyến khích những giao dịch hợp pháp và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của hiện tượng này, phải tạo ra một hành lang pháp lý để định hướng và hướng dẫn các bên tuân thủ pháp luật. Mua bán doanh nghiệp cần được các nhà lập pháp và hoạch định chiến lược qua tâm đúng mức.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 89)