Hoạt động mua bán công ty ở Việt Nam đang trong giai đoạn hình thành nhưng những dự báo về tình hình kinh tế và xu hướng vấn động phát triển của hoạt động này cho thấy chỉ một vài năm tới đây, mua bán công ty sẽ trở thành một hình thức đầu tư được ưa chuộng. Tuy nhiên, hiện nay khung pháp lý về mua bán công ty của pháp luật Việt Nam còn rất đơn giản, các quy định pháp luật chủ yếu đưa ra khái niệm về hoạt động mua bán công ty nhưng các khái niệm này chưa có sự thống nhất, pháp luật thiếu hẳn các quy định về hướng dẫn các bước thực hiện, các vấn đề
28
liên quan và hệ quá pháp lý sau khi tiến hành. Các quy định lại nằm “ rải rác” tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau: Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật chứng khoán, Luật cạnh tranh.
(i) Bộ Luật Dân sự (BLDS): BLDS 2005 không quy định về việc mua bán
pháp nhân mà chỉ quy định các hành vi mang tính chất hệ quả của hành vi mua bán pháp nhân đó là quy định về hợp nhất pháp nhân (điều 94) và sáp nhập pháp nhân (điều 95).
Một khía cạnh pháp lý rất quan trọng, nếu muốn hình thành thị trường mua bán công ty tại Việt Nam, trước hết phải xác định công ty là một loại hàng hóa, một loại tài sản trên thị trường. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (điều 163, BLDS 2005). Tài sản được chia làm 2 loại bất động sản và động sản trong đó: (i) Bất động sản là đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó; các tài sản khác gắn liền với đất đai; các tài sản khác theo quy định của pháp luật; (ii) Động sản là tài sản không phải là bất động sản. Như vậy pháp luật dân sự Việt Nam không quy định công ty là một loại tài sản bất động sản hay động sản và chưa nhìn nhận công ty dưới dạng thức một loại tài sản. Tuy nhiên, nếu phân tích kĩ có thể thấy công ty chứa đựng những nội dung mang tính chất tài sản: dây chuyền sản xuất công nghệ, máy móc trang thiết bị đó là động sản; nhà xưởng, đất đai là bất động sản; cổ phiếu là giấy tờ có giá; quyền quản trị công ty là một hình thức của quyền tài sản, từ góc độ này có thể thấy công ty là đối tượng của hợp đồng mua bán, có thể cho thuê, cầm cố hay thế chấp. Trên thế giới, pháp luật Pháp coi công ty là một loại động sản (điều 529, Bộ luật Dân sự Pháp sửa đổi bổ sung năm 2005), pháp luật Nga coi công ty là một loại bất động sản (điều 132, Bộ luật dân sự Nga được sửa đổi bổ sung năm 2001).
(ii) Luật Doanh nghiệp(LDN): LDN 2005, văn bản có hiệu lực hiện nay quy
định các vấn đề pháp lý về doanh nghiệp tại Việt Nam, chưa đưa ra khái niệm thế nào là hoạt động mua bán công ty, mà chỉ đưa ra khái niệm “bán doanh nghiệp tư nhân” (điều 145, LDN) với hình thức đơn giản như việc bán tài sản thông thường của chủ
29
doanh nghiệp tư nhân và các quy định về hợp nhất công ty (điều 152, LDN), sáp nhập công ty (điều 153, LDN) như những hình thức tổ chức lại hoạt động của công ty. Tuy nhiên, LDN đã có những quy định tạo cơ sở cho hoạt động mua bán công ty như quy định quyền bán các tài sản có giá trị trên 50% tài sản của công ty khi có sự đồng ý của 75% số cổ phần có quyền biểu quyết dự họp , quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông, đảm bảo quyền chủ sở hữu công ty cho người góp vốn, quy định cụ thể về mức biểu quyết thông qua quyết định của công ty.
(iii) Luật Đầu tư (LĐT): LĐT 2005 đã quy định hình thức đầu tư thực hiện
việc sáp nhập và mua lại công ty là một hình thức đầu tư trực tiếp (khoản 6, điều 21, LĐT) và mua cổ phần vốn góp tham gia quản lý công ty cũng là một hình thức đầu tư trực tiếp (khoản 5, điều 21, LĐT). LĐT cho phép NĐT được quyền sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo những điều kiện được quy định tại các văn bản pháp luật khác (điều 25, LĐT). Tuy nhiên, Luật đầu tư không quy định cách thức tiến hành cụ thể của hoạt động mua bán công ty mà để một văn bản khác quy định cụ thể, dự án đầu tư mua bán công ty sẽ phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư hay thẩm tra đầu tư như các dự án thông thường khác.
Xét từ khía cạnh LDN 2005 và LĐT 2005, các văn bản này điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua bán công ty tại Việt Nam tuy nhiên không văn bản nào chứa đựng những quy định rõ ràng dẫn đến một khoảng trống pháp lý rất lớn liên quan tới hoạt động này.
(iv) Luật Cạnh tranh (LCT): LCT 2004 quy định các hoạt động hợp nhất, sáp
nhập, mua lại công ty là các hình thức tập trung kinh tế (điều 16, điều 17, LCT). Đây là văn bản quy định rõ ràng nhất về việc tiến hành mua bán công ty tại Việt Nam. Tuy nhiên do nhìn nhận hoạt động này dưới khía cạnh kiểm soát tập trung kinh tế nên chưa bộc lộ cụ thể những đặc điểm pháp lý của hoạt động này. Việc kiểm soát của Cục quản lý cạnh tranh cũng chỉ diễn ra khi xuất hiện những giao dịch rơi vào ngưỡng cạnh tranh phải khai báo hoặc bị cấm.
(v) Luật chứng khoán (LCK): LCK 2006 điều chỉnh hoạt động giao dịch chứng khoán (chủ yếu là cổ phiếu) của các công ty đại chúng, mặc dù không liên
30
quan nhiều đến hoạt động mua bán công ty, tuy nhiên trong tương lai gần, nhiều công ty đại chúng sẽ bị “thôn tính” thông qua con đường mua bán cổ phần tự do hoặc mua dần trên thị trường chứng khoán. Vì vậy, Luật chứng khoán có một số quy định nhằm điều tiết hoạt động này: (i) “Tổ chức, cá nhân trở thành cổ đông lớn của công ty đại chúng (sở hữu trực tiếp 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty đại chúng) phải báo cáo công ty đại chúng, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán nơi cổ phiếu của công ty đại chúng đó được niêm yết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày trở thành cổ đông lớn.” (Điều 29, LCK) Quy định này sẽ tạo điều kiện cho các cổ đông công ty sớm phát hiện mục đích thôn tính công ty của một nhà đầu tư. (ii) Quy định về chào mua công khai theo đó các tổ chức, cá nhân chào mua công khai số cổ phiếu biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến Ủy ban chứng khoán Nhà nước (điều 32, LCK), đây là ngưỡng thứ hai đối với các NĐT có ý định thôn tính công ty theo hình thức mua dần cổ phần. (iii) Quy định về “Sau khi thực hiện chào mua công khai, đối tượng chào mua nắm giữ từ 80% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải mua tiếp trong thời hạn ba mươi ngày số cổ phiếu cùng loại do các cổ đông còn lại nắm giữ theo giá chào mua đã công bố, nếu các cổ đông này có yêu cầu.” quy định này vừa bảo vệ cho cổ đông thiểu số vì khi một chủ thể đã nắm tới 80% tổng số cổ phần (theo LDN chỉ cần hơn 75%) thì coi như họ đã nắm toàn bộ công ty vừa tạo ra một cơ chế cho nhà NĐT đầu tư tiến hành thôn tính công ty đại chúng. Tuy nhiên Luật chứng khoán chưa có quy định ngược lại trong trường hợp này đó là quy định bắt buộc bán khi một NĐT nắm giữ trên 80% cổ phần muốn mua.
Các quy định liên quan đến hoạt động mua bán công ty còn được xuất hiện tại một số văn bản khác như Luật tổ chức tín dụng 2010, Nghị định 109/2008/NĐ- CP hướng dẫn về giao bán khoán doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, Nghị định 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn thi hành LDN 2005.
Tiểu kết: Từ các phân tích trên có thể thấy, hiện nay pháp luật Việt Nam thiếu một khung pháp lý hoàn thiện để điều chỉnh hoạt động mua bán công ty, việc hoạt
31
động mua bán công ty được quy định rời rạc tại nhiều văn bản khác nhau và không có sự thống nhất tạo ra một khoảng trống pháp lý rất lớn điều chỉnh hoạt động này. Trong khi đó, với quá trình phát triển kinh tế mạnh mẽ, quá trình hội nhập sâu rộng vào đời sống thương mại quốc tế, mua bán công ty sẽ sớm trở thành một kênh đầu tư có quy mô lớn, một hình thức đầu tư trực tiếp được nhiều NĐT ưa chuộng. Nhu cầu điều chỉnh hoạt động mua bán công ty ở Việt Nam là thực sự cần thiết.