Pháp luật Singapore

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84)

Trước khi Luật công ty của Singapore có hiệu lực (ngày 15/6/2005), các giao dịch thường được gọi là “sáp nhập” thực chất là công ty B mua lại tài sản của công ty A nhờ đó công ty B phát hành cổ phiếu của công ty mình cho công ty A. Hay công ty A và công ty B có thể cùng góp tài sản để lập thành công ty C và công ty C sẽ phát hành cổ phiếu cho hai công ty trên. Mặc dù về tài sản là chung trong một công ty nhưng về tư cách pháp nhân thì công ty A, công ty B và công ty C (nếu phù hợp) vẫn là ba công ty riêng biệt. Sau khi luật công ty ra đời, Singapore đặt ra những quy định chặt chẽ hơn đối với hình thức hợp nhất (sáp nhập) công ty. Sau khi hợp nhất hai hay nhiều công ty thì có thể hình thành một công ty hợp nhất hoặc là hình thành một công ty mới. Tuy nhiên, phải tuân theo những ràng buộc sau:

- Các điều khoản hợp nhất công ty phải được sự thông qua của các công ty thành viên tham gia hợp nhất.

- Kế hoạch hợp nhất phải được thông báo cho các chủ nợ của các công ty tham gia hợp nhất.

- Kế hoạch hợp nhất phải được thông báo trên một tờ báo tiếng Trung Quốc và một tờ báo tiếng Anh.

Mua lại các công ty ở Singapore cũng giống như các nước khác có thể thông qua hình thức mua lại cổ phiếu hoặc mua lại tài sản. Một số nhà đầu tư ưa thích đầu tư dưới hình thức mua lại tài sản hơn là mua cổ phiếu vì mua lại tài sản cho phép họ tránh được nợ của công ty cũ và chọn lọc được những phần tốt nhất của công ty.

Khi bên bán có nguy cơ bị giải thể, điều này có ảnh hưởng đến giá trị của tài sản. Quá trình giải thể bắt đầu khi đệ trình kiến nghị xin giải thể. Tòa án cần có thời gian phán quyết và bên bán có thể phải tiếp tục hoạt động cho đến khi tòa án đưa ra quyết định. Nếu Tòa án chấp nhận đề nghị giải thể, Tòa án sẽ ra quyết định, cử một người thanh lý tài sản công ty, bán tài sản, thanh toán cho các chủ nợ và trả lại số tài sản còn lại cho các cổ đông. Giao dịch với công ty vào thời điểm này được chia ra ba loại:

Thứ nhất, thương vụ diễn ra trước khi công ty giải thể. Hợp đồng mua bán tài

81

vụ đó nhằm để tránh việc thanh lý tài sản. Theo luật phá sản Singapore, một giao dịch trước khi bên bán bị phá sản sẽ bị vô hiệu nếu:

- Bên bán bị đánh giá thấp hơn so với giá trị thực hoặc bên bán dành nhiều ưu đãi hơn cho một chủ nợ của công ty

- Giao dịch đó diễn ra trước thông báo phá sản

- Tại thời điểm đó bên bán không có khả năng trả nợ hay lâm vào tình trạng không thanh toán được nợ do giao dịch chuyển nhượng đó hay do sự thiên vị (đã nêu ở trên) tạo ra.

Thứ hai, thương vụ đó diễn ra trong thời gian chờ tòa án phán quyết. Nếu sự

thay đổi tài sản diễn ra sau khi đã tuyên bố phá sản thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực, trừ khi tòa án cho phép. Khi tòa án chấp thuận đề nghị phá sản thì quyết định của toà án sẽ có hiệu lực tính từ ngày đệ trình kiến nghị đó. Điều này có nghĩa là bất kỳ thương vụ nào diễn ra trong thời gian đệ trình kiến nghị sẽ không có giá trị pháp lý trừ khi tòa án công nhận. Những tài sản được bán đi sau khi đệ trình kiến nghị sẽ có nguy cơ bị thanh lý.

Thứ ba, thương vụ diễn ra sau khi tòa án ra quyết định phá sản. Trong tình

huống này thì thương vụ với công ty đó sẽ không có hiệu lực. Nếu nhà đầu tư muốn mua tài sản của công ty bị phá sản thì cần phải thực hiện giao dịch với người đứng ra thanh lý công ty đó.

Singapore là mô ̣t trong bốn con rồng của Châu Á , dù quốc gia chỉ rộng hơn 600 km2 nhưng nền kinh tế phát triển không thua kém các nước phát triển cũ nào . Nghiên cứu pháp luâ ̣t M &A của Sinhgapore , chúng ta học hỏi được nhiều kinh nghiê ̣m từ cách thức quản lý Nhà nước của ho ̣ đối với hoa ̣t đô ̣ng này.

Một phần của tài liệu Pháp luật về mua bán công ty cổ phần ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)