Từ khi Luật Đất đai năm 2003 có hiệu lực thi hành cho đến nay

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 32)

hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh “công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, nền kinh tế đang chuyển dịch từ kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ, Đảng và Nhà nước quán triệt quan điểm “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý”, theo đó, quyền sử dụng đất được Nhà nước công nhận là một hàng hóa đặc biệt và là tài sản lớn của mỗi cá nhân, tổ chức. Nhà nước quản lý đất đai thông qua các công cụ kinh tế, hành chính, pháp luật nhằm sử dụng hợp lý và hiệu quả tài nguyên đất, bảo vệ quyền và lợi ích cho người sử dụng đất, bình ổn xã hội và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, Luật Đất đai năm 1993 bộc lộ nhiều hạn chế trong quá trình triển khai, không còn phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của nền kinh tế - xã hội.

Đáp ứng những đòi hỏi và nhu cầu thực tế đó Luâ ̣t đấ t đai năm 2003 (được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2003, có hiệu lực từ ngày 01/7/2004) tạo nên khuôn khổ pháp lý thay đổi nhận thức trong quan hệ giữa nhà nước, các cơ quan quản lý nhà nước và người sử dụng đất. Sự thay đổi trong quan hệ hành chính cai trị chuyển sang cung cấp dịch vụ phục vụ nhân dân là bước chuyển trong yêu cầu về cải cách hành chính. Công khai hoá các thủ tục hành chính và minh bạch hoá các công việc phải làm chính là công việc mà nhiều địa phương đang triển khai. Qua đó, sẽ giúp người dân tiếp cận thủ tục hành chính với thời gian và chi phí thấp nhất. Trong đó, đăng ký quyền sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý nhà nước về đất đai được quan tâm hang đầu, đây là nghĩa vụ, trách nhiệm của từng chủ sử dụng và cơ quan nhà nước làm nhiệm vụ quản lý đất đai, hoạt động này đươ ̣c tiến hành thống nhất ta ̣i mô ̣t cơ quan là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuô ̣c ngành tà i nguyên môi trường . Điều 46, Luật Đất đai 2003 quy định cụ thể các trường hợp phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất. Tiếp đó, ngày 19/10/2004, Chính phủ ban hành Nghị định 181/2004/NĐ-CP về thi hành Luật Đất đai quy

định rõ các trường hợp đăng ký quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất cũng như người chịu trách nhiệm đăng ký quyền sử dụng đất. Như vậy, sự ra đời của Luật Đất đai 2003 phần nào đáp ứng yêu cầu đơn giản hóa thủ tục hành chính, thống nhất việc quản lý đất đai và tài sản gắn liền với đất, không phụ thuộc loại đất, mục đích sử dụng đất, tạo thuận lợi cho hoạt động quản lý của Nhà nước cũng như cho người sử dụng đất.

Tóm lại, hoạt động đăng ký đất đai đã được thiết lập và hoạt động từ rất sớm cùng vớ i sự phát triển của xã hô ̣i , qua các giai đoa ̣n li ̣ch sử và các chế đô ̣ xã hội và nhà nước khác nhau hoạt động đăng ký đất đai có sự phát triển và kế thừa xã các nhà nước cũ . Nhưng do hoàn cảnh chiến tranh , sự thay đổi chế đô ̣ sở hữu hoa ̣t đô ̣ng đăng ký đất đai không thể kế thừa những hồ sơ cũ . Đất đai thuô ̣c sở hữu toàn dân , do Nhà nước thống nhất quản lí nhằm đảm bảo sử dụng đất một cách đầy đủ , hơ ̣p lý , tiết kiê ̣m và có hiê ̣u quả cao nhất. Nhà nước muốn nắm chắc , quản chặt toàn bộ được vốn đất đai trên phạm vi toàn quốc cũng như sử dụng đất vừa tiết kiê ̣m , vừa hợp lí, vừa có hiê ̣u quả cao thì phải nắm chắc các thông tin về tình hình đất đai như số liệu, diê ̣n tích phản ánh thực trạng đất đai , tên chủ sử dụng , hình thể , kích thước, hạng đất , mục đích sử dụng , thời ha ̣n sử dụng và những ràng buô ̣c trong quá trình sử dụng đất, những biến đổi trong quá trình sử dụn g; những thông tin về đất chưa giao quyền sử dụng ... Từ viê ̣c nắm đầy đủ các thông tin về đất đai mà còn phân tích rõ ràng các mối liên quan với nhu cầu của đời sống xã hội theo thời gian khác nhau để đánh giá hiệu quả s ử dụng đất, để phản ánh chính sách pháp luật có thực thi hay không từ đó có thể kịp thời điều chỉnh , bổ sung chính sách pháp luật cho phù hợp . Vì thế công tác đăng ký quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhâ ̣n quyền s ử dụng đất là nhiệm vụ quan trọng để Nhà nước có thể thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về đất đai .

Chương 2

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Pháp luật về đăng ký quyền sử dụng đất ở Việt Nam. ThS. Luật (Trang 32)