3.2.2.1. Tuyên truyền và tập hợp hóa các quy định pháp luật
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho pháp luật được thi hành. Thực tế đã chứng minh tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có luật pháp cũng chưa đủ, điều quan trọng là pháp luật của nhà nước phải đi vào cuộc sống, phải trở thành hoạt động tự giác của mỗi người trong xã hội.
Tuyên truyền, giáo dục pháp luật có tác dụng lớn đối với hoạt động quản lý của nhà nước và thực hiện quyền cơ bản của công dân nói chung và quyền tự do kinh doanh nói riêng. Tuy nhiên, các thông tin được đưa đến người dân và các thương nhân nên được tập hợp dưới dạng đơn giản, đầy đủ và dễ hiểu. Thông thường việc chuyển đổi hình thức công ty được quy định ở nhiều đạo luật khác nhau, do đó việc tiếp cận có thể bị hạn chế. Vì vậy đòi hỏi các cơ quan tuyên truyền phải tập hợp chúng trong một văn bản dưới hình thức dễ tiếp cận nhất.
3.2.2.2. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức có ý nghĩa quan trọng, góp phần đảm bảo cho việc thực thi pháp luật, chủ trương chính sách của nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Về mặt pháp lý, đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, được xác định là một trong bốn nội dung cải cách, trong chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010. Đào tạo, bồ dưỡng cán bộ công chức đã được Chính phủ cụ thể hóa bằng Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 5 tháng 3 năm 2010.
Đội ngũ cán bộ, công chức giải quyết công việc trong lĩnh vực này phải được trang bị kiến thức pháp luật, không chỉ riêng pháp luật về Doanh nghiệp
63
mà cả kiến thức pháp luật pháp luật dân sự theo nghĩa rộng. Thực tế cho thấy, nếu không có kiến thức về luật dân sự thì khó có thể xử lý được hoặc xử lý không đúng những trường hợp có liên quan.