Đối với trường hợp phá sản

Một phần của tài liệu Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 54)

49

Kể từ ngày nhận được quyết định mở thủ tục phá sản, nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện các hoạt động sau đây:

Cất giấu, tẩu tán tài sản;

Thanh toán nợ không có bảo đảm; Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp.

Các quy định bảo vệ người thứ ba, trong Luật Phá sản được quy định việc thực hiện chặt chẽ hơn, nhưng về kỹ thuật lập pháp thì cần điều chỉnh để tránh việc hiểu lầm. Cụ thể, tại Điều 43 Luật Phá sản năm 2004 quy định:

Các giao dịch sau đây của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản được thực hiện trong khoảng thời gian ba tháng trước ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bị coi là vô hiệu:

Tặng cho động sản và bất động sản cho người khác;

Thanh toán hợp đồng song vụ trong đó phần nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã rõ ràng là lớn hơn phần nghĩa vụ của bên kia;

Thanh toán các khoản nợ chưa đến hạn;

Thực hiện việc thế chấp, cầm cố tài sản đối với các khoản nợ;

Các giao dịch khác với mục đích tẩu tán tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Quy định này bao trùm cả quy định tại Điều 31 và về mặt pháp lý chế tài áp dụng đối với cả hai trường hợp là như nhau, đều là giải quyết hợp đồng vô hiệu. Tuy nhiên, nếu hiểu rằng các điều cấm quy định tại Điều 31 không

50

thuộc đối tượng được áp dụng thủ tục quy định tại Điều 43 thì vấn đề lại trở nên phức tạp và quyền lợi của người thứ ba có nguy cơ không được bảo vệ.

Mặc dù được quy định chặt chẽ hơn so với trường hợp giải thể về vấn đề xác định chủ thể có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu:

Trong quá trình Tòa án tiến hành thủ tục phá sản, chủ nợ không có bảo đảm, Tổ quản lý, thanh lý tài sản có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố các giao dịch của doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 1 Ðiều 43 của Luật này là vô hiệu.

Tuy nhiên, nếu không xác định và quy định một thủ tục đặc biệt cho việc giải quyết yêu cầu tuyên vô hiệu trong quá trình giải quyết phá sản thì hiệu quả điều chỉnh cũng không cao.

Một phần của tài liệu Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 54)