Chấm dứt doanh nghiệp bởi giải thể

Một phần của tài liệu Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 28)

Một doanh nghiệp, từ khi ra đời cho đến khi chấm dứt hoạt động, luôn có mối quan hệ với Nhà nước. Quan hệ mang tính tất yếu này thuộc phạm vi quản lý Nhà nước về Doanh nghiệp nhằm bảo vệ lợi ích chung cộng đồng, quyền và lợi ích hợp pháp của chính công ty và người thứ ba. Để đảm bảo mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể, mục đích quản lý Nhà nước, mục đích điều chỉnh của pháp luật, Nhà nước quy định thủ tục, điều kiện ...chấm dứt doanh nghiệp.

Giải thể doanh nghiệp là sự kiện pháp lý làm chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp chấm dứt các quyền và nghĩa vụ; người thứ ba chấm dứt quyền yêu cầu đối với doanh nghiệp. Xuất phát từ quyền được bảo hộ của người thứ ba về tài sản. Pháp luật các nước thường quy định điều kiện về thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ. Có thể nói đây là điều kiện tiên quyết để cho phép hoặc bắt buộc một doanh nghiệp giải thể. Bởi lẽ, nếu không giải quyết được vấn đề này thì quyền lợi của người thứ ba bị xâm phạm. Vậy, cần quy định cụ thể điều kiện này như thế nào? Ở Việt Nam, LDN 2005 quy định tại Khoản 2 Điều 157. “Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”. Tác giả cho rằng, quy định này chưa chặt chẽ và dễ bị lợi dụng để trục lợi. Nhận định này được luận giải rằng sự sai biệt rất lớn giữa cụm từ “bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ” và “thanh toán hết các khoản nợ”. Thực tế cho thấy, nhiều Doanh nghiệp mà tài sản có và thực tế hiện hữu có giá trị sổ sách

23

lớn gấp nhiều lần nợ phải trả. Nếu chiểu theo điều kiện luật định thì điều kiện giải thể là hoàn toàn phù hợp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp này không thể thanh toán hết được các khoản nợ. Và, nếu cho phép giải thể trong trường hợp này thì rủi ro đối với người thứ ba là rất cao. Xét về góc độ hiệu quả điều chỉnh của pháp luật thì đương nhiên là không thể chấp nhận. Hơn nữa, điều này còn có thể tạo điều kiện cho việc trục lợi và làm ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.

Cho đến nay, pháp luật các nước thường tôn trọng quyền tự do ý chí của doanh nghiệp trong việc quyết định giải thể. Mặc khác, pháp luật cũng quy định bắt buộc doanh nghiệp phải giải thể khi xảy ra các sự kiện pháp lý nhất định. Tuy nhiên, với điều kiện tiên quyết về nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, nên khó có chế tài buộc doanh nghiệp phải giải thể. Vấn đề này có thể luận giải trên cơ sở luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành như sau:

Tại Điều 157 Luật Doanh nghiệp 2005 quy định bốn trường hợp giải thể doanh nghiệp. Trong đó, có hai trường hợp quy định mang tính bắt buộc rõ ràng, nhưng thực tế việc áp dụng là không khả thi. Cụ thể:

Đối với trường hợp không đủ thành viên tối thiểu: Thực tiễn áp dụng chưa thấy có trường hợp nào bị bắt buộc giải thể. Nếu bị bắt buộc thì việc vô hiệu hoá cũng khá đơn giản bằng cách không ban hành quyết định giải thể hoặc tạo ra trường hợp không thanh toán được các khoản nợ.

Trường hợp bị thu hồi đăng ký kinh doanh: Trường hợp này Luật quy định khá cứng rắn về thủ tục tại Khoản 6 Điều 158 LDN 2005:

Trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải giải thể trong thời hạn sáu tháng, kể từ ngày bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Trình tự và thủ tục giải thể được thực hiện theo quy định tại Điều này.

24

Sau thời hạn sáu tháng quy định tại khoản này mà cơ quan đăng ký kinh doanh không nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó coi như đã được giải thể và cơ quan đăng ký kinh doanh xoá tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh. Trong trường hợp này, người đại diện theo pháp luật, các thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, các thành viên Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần, các thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác chưa thanh toán.

Mặc dù vậy, việc bắt buộc giải thể là quá khó khăn nếu doanh nghiệp không thể thanh toán được các khoản nợ. Hơn nữa, Đối với Công ty TNHH, Công ty Cổ phần, trách nhiệm của thành viên và cổ đông chỉ trong phạm vi số vốn góp. Khi họ đã góp đủ vốn thì họ không còn phải chịu trách nhiệm về tài sản. Do vậy, không thể buộc họ phải chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp này.

Về thủ tục: Pháp luật các nước cũng như Việt Nam đều quy định thủ tục giải thể bắt buộc phải có quyết định của chủ sở hữu doanh nghiệp. Như vậy, trong mọi trường hợp, việc giải thể phải do doanh nghiệp chủ động quyết định. Nếu có trường hợp quy định giải thể bị động thì vẫn phải đảm bảo điều kiện thanh toán, mà điều kiện này có thể nói là hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của doanh nghiệp.

Hậu quả pháp lý của việc giải thể là chấm dứt tư cách pháp nhân và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thực tế. Theo đó, các quyền yêu cầu và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với người thứ ba được chấm dứt.

25

Một phần của tài liệu Chấm dứt doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)