* Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng bộ từ tỉnh tới cơ sở, có như vậy Đảng bộ và chính quyền mới có thể từng bước chăm lo, tuyên truyền, giáo dục, giác ngộ xã hội chủ nghĩa cho công nhân, nông dân, trí thức… để họ có thể nhận thức và thực hiện đúng đường lối cách mạng của Đảng, pháp luật và chính sách của Nhà nước trên mọi hoạt động xã hội. Muốn vậy:
- Phải đẩy mạnh học tập chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện nghiêm túc Cương lĩnh, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Đổi mới việc nghiên cứu, quán triệt nghị quyết đại hội, nghị quyết, chỉ thị của Trung ương và nghị quyết đại hội đảng bộ các cấp.
- Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chính trị - tư tưởng. Đảm bảo tính lãnh đạo, tính chiến đấu, tính giáo dục, thuyết phục của công tác tư tưởng, góp phần chống suy thoái đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng, của đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên dư luận, bản tin thông báo nội bộ, đảm bảo định hướng tư tưởng kịp thời. Chú ý nắm bắt diễn biến tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đảng viên và nhân dân, kịp thời uốn nắn những biểu hiện lệch lạc, đấu tranh làm thất bại âm mưu “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và phần tử cơ hội.
- Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ đảng viên theo quy định của Trung ương; đẩy mạnh sưu tầm, biên soạn, xuất bản lịch sử Đảng bộ các cấp, nhất là cơ sở, đồng thời thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ.
- Tăng cường công tác phát triển Đảng, chú ý bồi dưỡng kết nạp vào Đảng những người ưu tú trong công nhân, nông dân, trí thức.
Trong hoạt động các Đảng bộ và chính quyền đặc biệt là cấp cơ sở phát huy hết vai trò lãnh đạo, không được bao biện, lấn quyền. Nông dân gắn bó trực tiếp với Đảng chủ yếu là qua các cấp uỷ đảng và đảng viên nông thôn, gần gũi, gắn bó và cùng tham gia các hoạt động rất cụ thể trong đời sống hàng ngày. Chỉ có qua các hoạt động chung cán bộ, đảng viên mới thể hiện được vai trò lãnh đạo của mình, đồng thời mới thực sự gần gũi, động viên nông dân tham gia đóng góp ý kiến xây dựng Đảng, giám sát hoạt động của cán bộ, đảng viên. Qua đó, Đảng bộ xã, huyện, tỉnh mới quản lý được đảng viên, có điều kiện lựa chọn những đảng viên có phẩm chất, năng lực, đồng thời thâu nạp được những quần chúng tiên tiến vào Đảng.
Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực của hội đông nhân dân; đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động giám sát theo luật định. Tăng cường chất vấn và trả lời chất vấn, giải quyết kịp thời những kiến nghị của cử tri, đảm bảo hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân.
Tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của tổ chức và cán bộ các sở, ban, ngành, đơn vị hành chính các cấp theo hướng tinh giảm gọn nhẹ về bộ máy, nâng cao hiệu suất thi hành công vụ của đội ngũ công chức, viên chức. Tăng cường phân cấp quản lý hành chính, giao quyền chủ động và trách nhiệm cho chính quyền cấp dưới, gắn với công tác kiểm tra giám sát của cấp trên.
* Tiếp tục đẩy mạnh việc triển khai Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở (ở xã, thôn, các doanh nghiệp, các cơ quan khoa học, các tổ chức chính trị - xã hội…) tạo sự đồng thuận, gắn kết với nhau.
Xây dựng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua đó tăng cường điều kiện củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội.
Coi trọng thực hiện dân chủ ở cơ sở, vì khi đi vào cuộc sống quy chế dân chủ tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; đấu tranh có hiệu quả với những biểu hiện vi phạm dân chủ và tiêu cực. Thực tế cho thấy, ở nơi nào chưa phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân, kẻ xấu lợi dụng những thiếu sót, sơ hở… gây trở ngại cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
* Tạo điểu kiện thuận lợi cho các tổ chức, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc các cấp, đoàn thể nhân dân, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Công đoàn,… phát huy sức mạnh đoàn kết, trở thành tổ chức rộng rãi và vững mạnh, có khả
năng tham gia cào việc quản lý chính quyền, hợp tác xã, giáo dục công nhân, nông dân, trí thức đoàn kết giúp đỡ nhau trong sản xuất và đời sống, tham gia giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng, đấu tranh chống những biểu hiện tiêu cực.
* Phải thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, phân tích đúng đắn những thành tựu, tồn tại và hạn chế để từ đó đưa ra đường lối, chính sách, giải pháp cụ thể để tăng cường liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức và qua đó cũng thực hiện tốt những mục tiêu, phương hướng mà Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đề ra.