Nội dung kinh tế của liên minh

Một phần của tài liệu Liên minh giữa công nhân và tri thức ở tỉnh Nam Định trong thời kỳ hội nhập Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 26)

Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản nhất, quyết định nhất, là cơ sở vật chất - kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ hội nhập và trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ cách mạng chuyển trọng tâm sang lĩnh vực kinh tế cho nên, nội dung kinh tế mà thực chất là kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội được lấy làm trọng tâm. Việc kết hợp các lợi ích kinh tế được xác định bởi các nhu cầu kinh tế của các chủ thể lợi ích và các điều kiện thực hiện nó. Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta trong thời kỳ hội nhập thể hiện ở các điểm sau:

- Xuất phát từ thực trạng, tiềm năng kinh tế của nước ta để xác định cấu kinh tế hợp lý trong đó phải tính đến những nhu cầu về kinh tế của công nhân, nông dân, trí thức và của toàn xã hội trong các điều kiện, thời gian cụ thể. Cơ cấu kinh tế chung của cả nước là công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, đây là điều kiện, môi trường để các giai tầng hoạt động và phát triển liên minh.

- Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dười nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu,… trong cả sản xuất, lưu thông, phân phối giữa công nhân với nông dân và trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các dịch vụ khác. Cụ thể:

Quan hệ giữa công nhân với nông dân: là hai giai cấp cơ bản sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho xã hội, liên minh kinh tế giữa hai giai cấp thể hiện trong hai khu vực công nghiệp (công nhân) và nông nghiệp (nông dân). Công nhân cung cấp máy móc, công cụ lao động, thuốc trừ sâu, năng lượng, phân bón, xây dựng hệ thống giao thông thuỷ lợi phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm - nhu cầu tối thiểu, cơ bản của con người, cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cung cấp lao động phục vụ công nghiệp và các lĩnh vực hoạt động khác của xã hội, nông dân, nông thôn là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công nghiệp.

Quan hệ giữa công nhân và trí thức: công nhân cung cấp hàng tiêu dùng cho cuộc sống hàng ngày, điều kiện vật chất, vốn, phương tiện kỹ thuật và bổ sung nhân lực cho trí thức. Công nhân các ngành sản xuất công nghiệp là nơi áp dụng những thành quả nghiên cứu của trí thức và cũng là nơi đặt ra những vấn đề cho người trí thức giải quyết. Sản xuất phát triển, đời sống của người trí thức cũng được nâng lên; trí thức nghiên cứu đưa ra những phát minh, giải pháp giúp cho công nhân phát triển sản cuất, tạo ra nhiều của cải xã hội, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người công nhân.

Quan hệ giữa trí thức với nông dân: trí thức quan hệ với nông dân qua tổ chức khuyến nông từ trung ương tới địa phương. Thông qua tổ chức khuyến nông, trí thức cung cấp thông tin, truyền bá tri thức và đào tạo tay nghề cho nông dân, giúp họ có thêm khả năng tự giải quyết các vấn đề trong sản xuất và đời sống; nông dân cung cấp lương thực thực phẩm cho trí thức, nông dân với ngành sản xuất nông nghiệp luôn đặt ra những vấn đề mà chỉ có người trí thức mới giải quyết được, bổ sung nhân lực cho trí thức.

- Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước. Nhà nước vừa với tư cách là người đại diện cho xã hội vừa là người đại diện cho giai cấp công nhân, do vậy, liên minh kinh tế còn thể hiện ở quan hệ giữa Nhà nước với nông dân, Nhà nước với công nhân, Nhà nước với trí thức.

Quan hệ giữa Nhà nước với nông dân: Nhà nước đại diện cho lợi ích xã hội, có quan hệ dân chủ, bình đẳng cùng có lợi với nông dân, vừa là người có vai trò, trách nhiệm định hướng và điều tiết hợp lý các hoạt động, quan hệ lợi ích thông qua luật pháp, chính sách… Trong quan hệ với Nhà nước, nông dân quan tâm thường xuyên đến luật, chính sách và khả năng của Nhà nước có liên quan đến lợi ích, nghĩa vụ và nhu cầu của họ trong sản xuất và đời sống.

Quan hệ Nhà nước với trí thức: Nhà nước đưa ra chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đồng thời đưa ra những chính sách lớn vừa tạo điều kiện động viên, khuyến khích đội ngũ trí thức phát huy tài năng, vừa đổi mới cơ chế tổ chức, quản lý, lãnh đạo trí thức để hướng trí thức vào mục tiêu ổn định và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; trí thức thực hiện nhiệm vụ cung cấp và xây dựng những luận cứ khoa học cho đường lối cách mạng ở nước ta và những quyết định lớn về chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước. Đồng thời, trí thức là lực lượng nghiên cứu thực tế đề xuất những giải pháp và trực tiếp tham gia vào việc ổn định chính trị,

kinh tế, xã hội theo hướng văn minh, hiện đại, đào tạo những người lao động mới, nâng cao dân trí…

Quan hệ giữa Nhà nước với công nhân: với tư cách là chủ thể lợi ích đại diện cho xã hội, Nhà nước đưa ra những chính sách, giải pháp nhằm phát triển đội ngũ công nhân, khuyến khích công nhân thi đua sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho xã hội; đưa ra những chính sách để thống nhất lợi ích giữa công nhân với nông dân và trí thức.

Có thể nói, Nhà nước là cầu nối giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; kết hợp hài hoà các lợi ích của các giai tầng để kích thích nền kinh tế phát triển, qua đó vai trò của Nhà nước cũng được nâng cao hơn.

Một phần của tài liệu Liên minh giữa công nhân và tri thức ở tỉnh Nam Định trong thời kỳ hội nhập Luận văn ThS. Chủ nghĩa xã hội khoa học (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)