Định những năm qua
Trên cơ sở tiêu chí đã nêu ở phần 2.2.1, qua nghiên cứu tài liệu và thực tế ở tỉnh Nam Định, khối liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức ở tỉnh Nam Định những năm qua đã đạt được thành tựu to lớn, thể hiện ở những nội dung sau:
2.2.2.1. Về việc thực hiện nội dung chính trị của liên minh
Do nhận thức được tầm quan trọng của liên minh chính trị giữa công nhân với nông dân và trí thức, Đảng bộ tỉnh Nam Định đã không ngừng phát huy, tăng cường, củng cố khối liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức. Chính trị trên địa bàn ổn định, giải quyết nhanh những đơn thư khiếu tố của dân. Mặc dù trong tỉnh có một số nơi trở thành “điểm nóng” nhưng tỉnh đã tập trung chỉ đạo giải quyết từ cơ sở, kiềm chế và từng bước ổn định tình hình an ninh nông thôn.
Trước những biến động phức tạp của tình hình quốc tế, khu vực và những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình đổi mới, thực hiện cơ chế thị thị trường, các cấp uỷ đảng đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, chú trọng tuyên truyền, giáo dục, bối dưỡng nâng cao phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Thông qua việc quán triệt, học tập và triển khai các nghị quyết Đại hội Đảng khoá VIII, IX, X; các nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, IX, X; các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo sự chuyển biến tích cực về tư tưởng, nhận thức trong cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Thực hiện Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương bảy (khoá VIII), Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã chỉ đạo xây dựng đề án tiến hành sắp xếp một bước bộ máy Đảng, chính quyền, đoàn thể cho phù hợp. Đã giải thể 4 ban của Đảng và thành lập 2 đảng bộ khối trực thuộc tỉnh: Đảng bộ Khối dân chính
đảng tỉnh, Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh. Thành lập 8 đảng đoàn, 26 ban cán sự đảng ở các đoàn thể chính trị, cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh.
Tổ chức học tập, quán triệt, sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của Tỉnh uỷ đã có nhiều đổi mới, thiết thực, hiệu quả. Đã hoàn thành quán triệt, triển khai các nghị quyết Hội nghị Trung ương 6, Trung ương 7, Nghị quyết số 11 của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và Nghị quyết số 23 trong thời kỳ mới. Công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị được đảm bảo theo kế hoạch và quy định của Trung ương. Đã tổ chức tập huấn đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị về các chương trình công tác đảng cho bí thư chi bộ và cấp uỷ cơ sở, chương trình lý luận chính trị cho lớp đảng viên mới. Các trung tâm bồi dưỡng chính trị toàn tỉnh đã mở được 269 lớp, thực hiện 10 loại chương trình giảng dạy cho tổng số 28.379 học viên và 31 lớp bồi dưỡng đảng viên mới với 2.618 học viên. Đến nay, toàn Đảng bộ đã có 67,42% đảng viên có trình độ sơ cấp lý luận chính trị, 20,87% đảng viên có trình độ trung cấp và 9,55% trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị.
Các cấp uỷ đảng đã tập trung chỉ đạo xây dựng các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, củng cố những cơ sở đảng yếu kém; tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ, thực hiện tự phê bình và phê bình, phân loại đánh giá cán bộ đảng viên và tổ chức đảng theo quy định. Số cơ sở đảng đạt trong sạch vững mạnh 79,3%, hoàn thành tốt nhiệm vụ 11,53%, hoàn thành nhiệm vụ 7,59%, yếu kém 1,58%; đảng viên đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ là 89,9% (trong đó hoàn thành xuất sắc là 14,7%), đủ tư cách hoàn thành nhiệm vụ là 9,7%, vi phạm tư cách, không hoàn thành nhiệm vụ là 0,4%.
Như vậy, Đảng bộ tỉnh đã giữ được vai trò lãnh đạo, phát huy được tinh thần đoàn kết của nhân dân trong tỉnh vào việc đấu tranh bảo vệ an ninh chính
trị trong tỉnh, lòng tin của nhân dân vào Đảng và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày một tăng.
Chính quyền từ tỉnh tới cơ sở luôn được củng cố, tăng cường, phát huy có hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân, dân chủ ngày được mở rộng. Thực hiện nghị quyết 30/NQTW của Bộ Chính trị và Nghị đ ịnh 29/CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở… đã tập trung được trí tuệ, khơi dậy và phát huy những sáng kiến của công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân khác trong tỉnh vào phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị.
2.2.2.2. Về việc thực hiện nôi dung kinh tế của liên minh
* Xét trong quan hệ giữa chính quyền tỉnh đóng vai trò trung gian trong việc kết hợp các lợi ích với công nhân, nông dân, trí thức.
+ Đối với nông dân và lĩnh vực nông nghiệp: Trên cơ sở đặc điểm địa lý của tỉnh, chính quyền tỉnh đã quy hoạch các cùng kinh tế nông nghiệp với sự đa dạng về ngành nghề nhằm khai thác được tiềm năng thế mạnh của mình:
- Quy hoạch cụm công nghiệp nông thôn như: cụm công nghiệp Xuân Tiến, Xuân Hùng, Xuân Bắc, thị trấn Xuân Trường (Huyện Xuân Trường); cụm công nghiệp Tống Xá, Yên Ninh (Ý Yên), cụm công nghiệp Nam Giang, Nam Toàn (Nam Trực), Cụm công nghiệp Thịnh Long (Hải Hậu).
- Khôi phục và phát triển các làng thủ công nghiệp truyền thống: đến nay Nam Định có hơn 80 làng nghề đang hoạt động, đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp phát triển kinh tế địa phương, nhiều làng, xã giàu lên nhanh nhờ phát triển làng nghề, đời sống của nông dân được cải thiện một bước căn bản, không ngừng tăng thu nhập và từng bước tham gia vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Một số làng nghề “ăn nên, làm ra” thời mở cửa như: Làng nghề đúc đồng Tống Xá, làng nghề sơn mài Yên Tiến, làng nghề đồ gỗ La Xuyên xã Yên Ninh (huyện
Ý Yên); làng nghề dệt khăn xuất khẩu ở thôn Liên Tỉnh - xã Nam Hồng, làng nghề rèn Vân Chàng, làng nghề Vị Khê (huyện Nam Trực)…
- Hình thành vùng đặc sản lúa, tập trung chủ yếu ở các huyện phía nam. Đến năm 2008, có 4 vùng đặc sản lúa bao gồm tám thơm, nếp… đã được canh tác, tập trung ở các xã Trực Cường, Trực Hùng, Trực Thái, Trực Thắng (huyện Trực Ninh); Xuân Đài (huyện Xuân Trường) và nhiều xã khác ở huyện Nghĩa Hưng, Hải Hậu;
Vùng lúa xuất khẩu trên 10 tiểu vùng, tập trung ở nhiều xã thuộc Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Ý Yên, Nam Trực, Giao Thuỷ, Vụ Bản;
Vùng vụ đông tập trung ở Ý Yên, Vụ Bản, Nam Trực, Giao Thuỷ; Vùng đất hai vụ lúa ở vùng cao tập trung ở Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thuỷ, Nghĩa Hưng;
Vùng lúa - màu tập trung chủ yếu ở Vụ Bản, Ý Yên, Nam Trực;
Vùng sản xuất lúa giống mới (đặc sản và sản lượng cao) tập trung ở các xã phía nam huyện Trực Ninh.
- Vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các thị trấn, thị tứ và ngoại thành Nam Định, vùng ven đê, bãi bồi. Địa bàn các huyện chăn nuôi tập trung bao gồm Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Vụ Bản, Xuân trường; Vùng chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt tập trung ở vùng ven đê, ven biển và vùng đồng màu…
- Vùng cây công nghiệp: bởi đặc điểm thổ nhưỡng nên cây công nghiệp có mặt ở hầu hết các xã. Vùng chuyên canh cây công nghiệp xen vụ trong những năm qua như sau: cây đay diện tích trồng là 200ha tập trung chủ yếu ở huyện Mỹ Lộc, Xuân Trường, Nghĩa Hưng, Trực Ninh; lạc diện tích trồng là 1200ha tập trung chủ yếu ở 3 huyện: Ý Yên, Nam Trực, Vụ Bản; mía có diện tích là 80ha tập trung chủ yếu ở Hải Hậu; đậu tương diện tích trồng là 1000ha, tập trung chủ yếu ở hai huyện Nam Trực và Hải Hậu.
- Vùng nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản ở các huyện ven biển như Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Nam Định có bờ biển dài 72 km, có 4 cửa sông lớn như Cửa Ba Lạt, cửa Sò, của Lạch Giang và cửa sông Đáy, có cảng và các bến cá thuận lợi cho việc ra khơi đánh bắt hải sản. Đây cũng là nơi có những bãi cát mịn thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển kết hợp với phát triển du lịch biển. Vùng đất ngập mặn ven biển đã tạo nên khu bảo tồn quốc gia Xuân Thuỷ - nơi tạo nên vùng sinh thái lý tưởng cho các chuyến du lịch biển. Vùng ngập mặn ven biển có diện tích 22.5 nghìn ha, trong đó có 8.5 nghìn ha có khả năng xây dựng các công trình nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cua, ngao, cá… có giá trị kinh tế cao cho nông dân vung ven biển. Trên cơ sở tiềm năng như vậy từ năm 1997 đến nay Đảng và Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương đã đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng đội đánh bắt xa bờ, đóng mới tàu với công suất 300- 450 CV/chiếc… nhờ đó mà sản lượng đánh bắt đạt trên 30 nghìn tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 8 triệu USD, đời sống của nông dân vùng biển nhờ đó tăng lên nhanh.
Kết quả: giá trị sản xuất nông nghiệp toàn ngành từ năm 1997 đến năm 2008 đạt khá cao, năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp từ năm 1997- 2008
Đơn vị tính: triệu đồng
Năm Giá trị sản xuất
1997 2.982.287 1998 3.016.077 1999 3.639.652 2000 3.745.128 2001 3.931.259 2002 4.327.726 2003 4.596.423 2004 5.394.136 2005 5.544.384 2006 6.836.749 2007 8.485.635 2008 12.564.769
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2009), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
+ Đối với công nhân và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, dịch vụ:
Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đã xãc định phát triển công nghiệp là tiền đề quan trọng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế tỉnh Nam Định, do vậy, tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến phát triển đội ngũ công nhân và quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, các cụm công nghịêp. Có chính sách mời gọi đầu tư vào tỉnh với cơ chế chính sách thông thoáng nhất về sử dụng đất, về thuế và tài chính, về lao động và đào tạo nghề thì ưu tiên tiếp nhận lao động đã qua đào tạo, hỗ trợ 500.000đ/người đối với công nhân cần đào tạo lại, lao động thuộc những hộ có đất bị thu hồi để lập khu công nghiệp được hỗ trợ 1 triệu
đồng/người nhằm đào tạo chuyển làm nghề khác. Đến nay, chính quyền tỉnh đã quy hoạch xây dựng được các khu công nghiệp và cụm công nghiệp như:
Khu công nghiệp Hoà Xá, khu công nghiệp Mỹ Trung, khu công nghịêp Bảo Minh, khu công nghịêp Ý Yên I…
Cụm công nghiệp Xuân Tiến, Xuân Hùng, Xuân Bắc, thị trấn Xuân Trường huyện Xuân Trường; cụm công nghiệp Tống Xã, Yên Ninh huyện Ý Yên; cụm công nghiệp Nam Giang huyện Nam Trực, cụm công nghiệp Thịnh Long huyện Hải Hậu…
Các điểm công nghịêp, xây dựng được bố trí, phân bố chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ hoặc làng nghề thủ công truyền thống. Các điểm tiểu vùng này thường nằm cạnh trục giao thông chính của tỉnh, huyện và nó kết nối trực tiếp với vùng kinh tế trọng điểm của thành phố tạo nên hệ thống công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương khá hoàn chỉnh. Hệ thống này kết hợp với mạng lưới thương nghiệp mới đã tạo nên các trung tâm kinh tế của các huyện, xã, liên huyện - xã.
Tỉnh còn xác định vùng trọng điểm công nghiệp, bao gồm: ngành cơ khí, luyện kim, đúc tập trung ở các địa phương thuộc xã Cộng Hoà (Vụ Bản), thị trấn Lâm (Ý Yên), Nam Giang, Nam Thanh (Nam Trực), Xuân Tiến (Xuân Trường); ngành vật liệu xây dựng tập trung ở Nghĩa An, Nam Toàn (Nam Trực), ở Xuân Thanh, Xuân Hồng (Xuân Trường), Nghĩa Đồng (Nghĩa Hưng); chế biến thực phẩm và đồ uống ở Thành phố Nam Định, Xuân Trường, Hải Hậu.
Kết quả là ngành công nghiệp, xây dựng liên tục tăng trưởng cao: năm 1997- 2000 tăng bình quân 11,1%/năm, năm 2001- 2005 tăng bình quân 20,4%, năm 2008 tăng 23,5%. Năm 2008, 25/25 ngành sản xuất đều tăng trưởng so với năm trước, một số ngành có mức độ tăng trưởng khá là sản xuất trang phục, sản xuất vật liệu xây dựng 29%, sản xuất kim loại 25%, chế biến thực phẩm 22%, sản xuất xe có động cơ 20%, công nghiệp dệt 17%... Khu
công nghiệp Hoà Xá đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 16 dự án, tổng số dự án được cấp phép đầu tư là 132 dự án, tổng số vốn đăng ký là 6.120 tỷ đồng và 127,8 triệu USD. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.500 tỷ đồng, tăng 32% so với cùng kỳ và tạo việc làm cho 26.000 lao động;
Các ngành dịch vụ tăng trưởng 8,3%/năm (2001- 2005). Cơ sở hạ tầng du lịch bước đầu được quan tâm đầu tư, dịch vụ vận tải phát triển nhanh, bưu chính viễn thông được mở rộng, 100% xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hoá…
+ Đối với đội ngũ trí thức:
Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã thấy được vai trò của đội ngũ trí thức, khẳng định trong mọi thời đại, trí thức luôn là nền tảng tiến bộ xã hội, đội ngũ trí thức là lực lượng nòng cốt sáng tạo và truyền bá tri thức. Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của cách mạng mạng khoa học và công nghệ, đội ngũ trí thức trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng, tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia trong chiến lược phát triển. Cùng với mục tiêu chung của cả nước, mục tiêu của Nam Định là “Thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá, trọng tâm là công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn. Đẩy nhanh quá trình đô thị hoá, phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ; tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp. Phấn đấu tăng trưởng kinh tế nhanh, phát triển bền vững gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái. Từng bước tăng cường kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại…” [35, tr.48-49]đòi hỏi phát huy đến mức cao nhất mọi nguồn lực, tiềm năng trí tuệ của nhân dân toàn tỉnh, đặc biệt là năng lực sáng tạo của đội ngũ trí thức trong tỉnh.
Với vai trò của đội ngũ trí thức trong phát triển kinh tế - xã hội và các lĩnh vực khác như vậy, Đảng bộ và Chính quyền tỉnh đã có sự quan tâm đến việc đào tạo, nâng cao chất lượng của đội ngũ trí thức của tỉnh về chuyên môn nghiệp vụ và tuyên truyền nâng cao trình độ lý luận Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh. Hàng năm tỉnh đã dành ngân sách tỉnh cho nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ; có chính sách hỗ trợ người đi học cao học là 20 triệu đồng/người, nghiên cứu sinh 30 triệu đồng/người.
* Quan hệ giữa công nhân với nông dân và trí thức
- Giữa công nhân với lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và nông dân với lĩnh vực nông nghịêp đã có sự liên minh chặt chẽ với nhau thể hiện qua những thành quả:
Hệ thống điện nông thôn đảm bảo nhu cầu thiết yếu cho sản xuất và sinh hoạt. Đến năm 2006 lưới điện quốc gia đã phủ kín thôn, xóm và hộ gia đình, toàn tỉnh có 100% số xã, 100% số thôn và 100% số hộ nông thôn sử dụng điện; hệ thống đường giao thông nông thôn được nâng cấp, xây dựng mới đáp ứng nhu cầu đi lại và lưu thông hàng hoá trong các xã, các huyện và các tỉnh. Đến nay đã cải tạo và nâng cấp làm mới đường xã, thôn, xóm được hơn 16.000km, xây dựng mới và sửa chữa được hàng chục cầu nhỏ, hàng trăm cống các loại với chiều dài 1.000m.