Hệ thống các cấp học Số trƣờng
Trường mầm non 257
Trường tiểu học 292
Trường trung học cơ sở 245
Trường trung học phổ thông 53
Trường trung học chuyên nghiệp 5
Trường cao đẳng và đại học 7
Đào tạo công nhân kỹ thuật 5
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2009), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
Ngoài lực lượng giáo dục và đào tạo, một bộ phận trí thức hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạt động trong các cơ quan, phòng ban, đoàn thể như: quản lý nhà nước và an ninh xã hội, hoạt động khoa học và công nghệ, y tế, văn hoá thể thao, hoạt động đoàn thể và hiệp hội xã hội chiếm 60% (năm 2008)… đã có đóng góp tích cực vào bảo vệ an ninh quốc phong, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.
Tuy nhiên, đời sống của đội ngũ trí thức chưa cao, trình độ chuyên môn cần phải nâng cao hơn nữa để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho tỉnh và cho đất nước.
2.2. Quá trình thực hiện liên minh giữa công - nông - trí thức ở tỉnh Nam Định những năm qua Nam Định những năm qua
2.2.1. Tiêu chí để đánh giá liên minh giữa công - nông - trí thức ở tỉnh Nam Định tỉnh Nam Định
Trong chương một, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn để khẳng định liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức. Vận dụng những kiến thức trong chương một vào nghiên cứu thực tế liên minh giữa
công nhân với nông dân và trí thức ở tỉnh Nam Định, tác giả đưa ra các tiêu chí cụ thể để đánh giá việc thực hiện liên minh như sau:
Thứ nhất, vai trò lãnh đạo của Đảng bộ các cấp từ tỉnh, huyện, xã đến cơ sở có được giữ vững, củng cố và tăng cường không; uy tín của các cán bộ đảng viên có được nâng cao trong các tầng lớp nhân dân không. Nếu Đảng bộ từ tỉnh tới cơ sở không giữ được vai trò tiên phong thì có nghĩa là đảng bộ đó mất uy tín, công nhân mất đi sự tin tưởng của nông dân, trí thức, liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức bị hạn chế hoặc khó có thể củng cố được. Khi Đảng giữ được vai trò lãnh đạo thì đời sống chính trị - xã hội cũng như đời sống của người dân mới ổn định, niềm tin vào Đảng, vào công nhân ngày càng vững chắc, nông dân, trí thức tin tưởng trao đổi sáng kiến, mong muốn… tạo ra sự đồng cảm, tin tưởng lẫn nhau.
Thứ hai, Chính quyền được củng cố, hoạt động có hiệu quả, phục vụ tốt nhu cầu, lợi ích của các tầng lớp nhân dân, uy tín của chính quyền trong nhân dân ngày càng tăng, dân chủ ngày càng mở rộng.
Chính quyền là do nhân dân bầu ra, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân, hoạt động của chính quyền là do nhân dân, vì nhân dân, lấy lợi ích của nhân dân là mục tiêu hoạt động của mình. Nếu chính quyền của dân không phát huy được hiệu lực, hiệu quả, không phục vụ tốt nhu cầu lợi ích của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh thì điều đó chứng tỏ liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức không được tăng cường, củng cố.
Dân chủ là mục tiêu và động lực của cách mạng Việt Nam. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định chế độ ta là chế độ dân chủ, nhân dân là người làm chủ mọi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước. Việc xây dựng và thực hiện cho được quyền làm chủ của nhân dân luôn luôn là vấn đề sống còn của chế độ xã hội chủ nghĩa và là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo. Trong thời kỳ đổi mới, hội nhập hiện nay, Đảng ta xác định cùng với đổi mới kinh tế là đổi mới chính trị mà mục tiêu của đổi mới chính
trị là xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ không chỉ được coi là mục tiêu, mà còn là động lực của toàn bộ công cuộc đổi mới. Việc thực hiện mục tiêu xã hội công bằng, dân chủ, văn minh đòi hỏi phải thực hiện dân chủ trong xã hội.
Dân chủ ngày càng được mở rộng, niềm tin của nhân dân vào đảng bộ, chính quyền được khôi phục và củng cố; trí tuệ, sáng kiến của công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh được khơi dậy, phát huy tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, chính trị - xã hội ổn định, an ninh quốc phòng, an toàn xã hội được bảo đảm và có tạo điều kiện và môi trường cho kinh tế - xã hộ, văn hoá… phát triển hay không.
Thứ tư, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đặc biệt là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn diễn ra có đúng hướng không. Vì công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn góp phần củng cố liên minh công - nông - trí thức, nền tảng vững chắc của khối Đại đoàn kết dân tộc ta để thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Vấn đề nông nghiệp, nông thôn trước và sau nội chiến, nhất là thời kỳ “Chính sách kinh tế mới” (NEP) thái độ của V.I.Lênin rất rõ ràng “Chính sách kinh tế thời chiến” mà sự kéo dài của nó sau nội chiến đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến liên minh công nhân - nông dân, do đó không thiết lập được quan hệ kinh tế thoả đáng giữa công nhân và nông dân. Vì vậy, trong quá trình khôi phục và phát triển kinh tế V.I.Lênin đã cho rằng phải bắt đầu từ nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Và V.I.Lênin đã chuyển từ “chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới”.
Vấn đề nông dân ở một nước nông nghiệp như nước ta, đặc biệt là tỉnh Nam Định với đa số làm nông nghiệp thì nông dân đóng vai trò rất quan trọng đối với việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của nông dân đối với cách mạng, Người yêu cầu giai cấp công nhân phải có thái độ đúng đắn với nông dân, quan tâm đến nông dân, lấy liên minh công nhân - nông dân làm nền tảng cho cách mạng để xây dựng vững chắc xã hội mới. Liên minh trên cơ sở kinh tế mới vững chắc mà điều này đã được Người khẳng định trong Hội nghị Bộ Chính trị bàn về công nghiệp, ngày 21 tháng 3 năm 1962: Phải nói nông nghiệp, còn nhẹ quá! Công nghiệp nặng phải có, nhưng 8 năm thiếu gang thép ta vẫn xoay xở được; còn mất mùa một năm thì chúng ta méo mặt, mất mùa thì gang thép cũng không làm được. Như vậy, phải chú ý nông nghiệp rất nhiều.
Ngày nay, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn ở tỉnh xét về mặt xã hội đó là sự thiết lập mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn, thực hiện liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Bởi giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức là lực lượng vừa phát minh chế tạo công cụ, máy móc, vừa chuyển giao công nghệ cho nông dân trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, làm cho nông nghiệp, nông thôn ngày càng phát triển mạnh mẽ. Trên cơ sở đó nông nghiệp, nông thôn có điều kiện và khả năng cung cấp vốn, nguyên liệu, thị trường và thực phẩm nhanh chóng, kịp thời với số lượng nhiều hơn, chất lượng tốt hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú không chỉ nông dân mà còn cả công nhân và trí thức, của mọi thành viên trong xã hội.
Thực tế ở một số nước cho thấy, trong khi xây dựng đất nước do chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa thành thị và nông thôn nên mặc dù đạt được một số thành quả nhưng nông nghiệp vẫn còn nghèo nàn, lạc hậu dẫn đến mất ổn định về chính trị - xã hội, thất nghiệp gia tăng, số trẻ em suy dinh dưỡng ngày càng nhiều, trong đó chủ yếu là ở nông thôn.
Quan điểm của Đảng ta là đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nhằm tránh những bất cập như một số nước, từ đó từng bước nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá góp phần rút ngắn về khoảng cách về sự lạc hậu giữa các vùng, các miền, giữa nông thôn và thành thị tạo điều kiện vật chất cho khối liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức được vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Thứ năm, có giải quyết hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa công nhân với nông dân và trí thức; quan hệ giữa chính quyền với công nhân, chính quyền với nông dân và chính quyền với trí thức ngày một tốt hơn, hiệu quả hơn, tạo ra sự gắn bó chặt chẽ để cùng phát triển ổn định, bền vững hay không? Đời sống vất chất và tinh thần của công nhân, nông dân, trí thức và nhân dân có được nâng lên hay không? Hiệu quả của việc thực hiện chính sách giải quyết việc làm, y tế, giáo dục như thế nào?
Mục đích của liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức là nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân họ, do vậy kết quả của việc thực hiện liên minh phải được thể hiện bằng chính đời sống vật chất của công nhân, nông dân, trí thức.
Quá trình xây dựng đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới với sự cạnh tranh rất gay gắt đòi hỏi phải có một đội ngũ công nhân có trình độ học vấn, tay nghề và sức khoẻ mới có thế để đáp ứng quá trình đó, điều này đòi hỏi phải có sự liên minh chặt chẽ giữa công nhân với nông dân và trí thức, trong đó đặc biệt nổi lên vai trò của người trí thức trong lĩnh vực giáo dục, y tế.
Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế là hiện tượng người dân thất nghiệp, vậy thì trong quá trình thực hiện liên minh, hiệu quả của việc giải quyết việc làm cho người nông dân, công nhân, trí thức như thế nào cũng là tiêu chí để đánh giá việc thực hiện liên minh đó.