Tiếp tục triển khải thhực hiện Luật Giáo dục sửa đổi, đảm bảo quy mô trường lớp, tập trung nâng cao chất lượng dạy và học. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển linh tế - xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá công tác giáo dục - đào tạo, xây dựng xã hội học tập, nâng cao hiệu quả của các trung tâm giáo dục cộng đồng.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Phấn đấu không để dịch bệch phát triển lây lan trên diện rộng. Tiếp tục sắp xếp và đầu tư trang thiết bị hiện đại cho các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chyên môn cho đội ngũ y, bác sĩ; nâng cao y đức, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân. Thực hiện tốt việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách… Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động y tế, đồng thời phải quản lý tốt các hoạt động y, dược ngoài công lập.
Nâng cao hiệu quả hoạt động khoa học; phát triển văn hoá - nghệ thuật, góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất - kỹ thuật, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, phát thanh - truyền hình; phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng.
Đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm: khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển để giải quyết nhiều việc làm, tạo điều kiện chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; đẩy mạnh việc đào tạo nghề đề xuất khẩu lao động có chất lượng cao.
Thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo. Mở rộng các loại hình bảo hiểm, đảm bảo quyền lợi của người lao động, chính sách người có công, gia đình khó khăn hoạn nan, người cơ nhỡ.
KẾT LUẬN
Liên minh giữa công nhân với nông dân và các tầng lớp lao động (trí thức) là vấn đề có tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa và đã được C.Mác - Ph.Ăngghen tổng kết qua thực tiễn đấu tranh của giai cấp công nhân nhiều nước và sau này V.I.Lênin còn nhấn mạnh đó là nguyên tắc cao nhất của chuyên chính vô sản. Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng nguyên tắc này một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam, coi “công - nông là gốc cách mạng” và “trí thức là vốn quý của dân tộc”. Liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức là nền tảng quyết định sự thắng lợi của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
Ngày nay với sự toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế thế giới, lôi cuốn các nước tham gia vào quá trình đó, Việt Nam cũng vậy. Để thực hiện thành công công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế đem lai hiệu quả cao đòi hỏi phải tăng cường, củng cố hơn nữa khối liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đường lối, chính sách để tăng cường, củng cố khối liên minh này. Tuy nhiên, chúng ta cần phải nghiên cứu thực trạng liên minh ở từng địa phương từ đó có chính sách phù hợp để tăng cường liên minh trên phạm vi cả nước cũng như từng địa phương, hướng vào việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Qua nghiên cứu thực trạng liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức ở tỉnh Nam Định những năm qua, tôi thấy có những thành tựu nổi bật như: An ninh chính trị ổn đinh, chính quyền được củng cố phát huy được hiệu lực, hiệu quả; vai trò của Đảng được giữ vững, niềm tin vào Đảng và chính quyền được nâng lên; kinh tế phát triển với tốc độ khá cao, quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá mà trọng tâm là công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn đạt được những thành công đáng kể (cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ, các ngành nghề thủ công nghiệp truyền thống được khôi phục và phát triển…), đời sống của công nhân, nông dân, trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động khác được nâng lên; có chính sách khuyến khích người dân phát triển sản xuất, nâng cao trình độ dân trí, ngành giáo dục và đào tạo nhiều năm là đơn vị xuất sắc của cả nước.
Có được những thành tựu trên là do Đảng bộ và chính quyền tỉnh vận dụng sáng tạo những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tế tỉnh; không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo, xây dựng chỉnh đốn Đảng; giải quyết đúng đắn, hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa công nhân với nông dân và trí thức; có chính sách phù hợp để giải quyết những vấn đề xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được trong việc tăng cường liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức, còn tồn tại một số han chế cần giải quyết như: ở một số địa phương có hiện tượng vi phạm quyền dân chủ của công nhân, nông dân, trí thức; quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn diễn ra chậm; đời sống của một bộ phận công nhân, nông dân, trí thức còn thấp; số người trong độ tuổi lao động không có việc làm chưa được giải quyết; chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân chưa tốt.
Nguyên nhân của những hạn chế này là do còn có một số chủ trương giải pháp chưa sát với thực tế; kỷ cương trong đảng ở một số nơi chưa nghiêm, một số cơ sở đảng chưa phát huy được vai trò; nhu cầu của công nhân, nông dân, trí thức chưa giải quyết kịp thời; công nhân, nông dân, trí thức chưa thấy hết tầm quan trọng của việc tăng cường, củng cố liên minh.
Để phát huy ưu điểm, khắc phục hạn chế trong việc tăng cường, củng cố liên minh giữa công nhân với nông dân và trí thức ở tỉnh Nam Định, cần phải: Đảng bộ và chính quyền từ tỉnh tới cơ sở phải không ngừng nâng cao
vai trò, năng lực và uy tín lãnh đạo; tiếp tục cải cách hành chính và thực thi dân chủ ở cơ sở; tạo điều kiện cho các tổ chức đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội nông dân, Hội phụ nữ… phát huy vai trò đoàn kết; tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn; xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn gắn với phát triển đô thị; tiếp tục triển khai thực hiện Luật Giáo dục sửa đổi, đảm bảo quy mô trường lớp, tập trung nâng cao chất lượng dạy và học; đẩy mạnh công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh chương trình giải quyết việc làm; thực hiện tốt chương trình xoá đói, giảm nghèo; tiếp tục đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của báo chí, phát thanh- truyền hình; phát triển phong trào thể dục thể thao quần chúng…
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Đức Bách (Chủ nhiệm đề tài khoa học cấp Bộ) (2000), Những căn cứ lý luận và thực tiễn cấp thiết để thực hiện tốt liên minh công nông trí thức ở nước ta hiện nay, Hà Nội.
2. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH TW Đảng khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2002), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2006), Chuyên đề nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (dùng cho cán bộ chủ chốt và báo cáo viên), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương (2007), Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Khánh Bật (2001), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nông dân, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
7. 70 năm Đảng Công sản Việt Nam (2001), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc (1970),Nxb. Sự thật, Hà Nội.
9. Công ty cổ phần Thông tin kinh tế đối ngoại (2005), Nam Định thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
10. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (1998), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 1997, Nxb Thống kê, Hà Nội.
11. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (1999), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 1998, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
12. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2000), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 1999, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
13. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2001), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2000, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
14. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2002), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2001, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
15. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2003), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2002, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
16. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2004), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2003, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
17. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2005), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2004, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
18. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2006), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.
19. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2007), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2006,Nxb. Thống kê, Hà Nội.
20. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2008), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2007, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
21. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2009), Niên giám thống kê tỉnh Nam Định 2008, Nxb. Thống kê, Hà Nội.
22. Cục Thống kê tỉnh Nam Định (2008), Thực trạng nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản tỉnh Nam Định qua kết quả tổng điều tra năm 2006,
Nxb. Thống kê, Hà Nội.
23. Phạm Tất Dong (Chủ biên - 2001), Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong CNH, HĐH, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 24. Nguyễn Quang Du (2002), “Tăng cường khối liên minh giữa giai cấp
công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức trong thời kỳ đổi mới”, Tạp chí Lý luận chính trị, (2).
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
28. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Nghị quyết cảu Bộ Chính trị về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Đảng Cộng sản Việt Nam - Ban Chấp hành Trung ương - Ban chỉ đạo tổng kết lý luận (2005), Báo cáo tổng kết một số vấn đề lý luận - thực tiễn qua 20 năm đổi mới (1986- 2006), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành
Trung ương khoá IX, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
31. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh uỷ Nam Định (11/1997), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XV.
34. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh uỷ Nam Định (2/2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI.
35. Đảng Cộng sản Việt Nam - Tỉnh uỷ Nam Định (3/2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVII.
36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 8, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 10, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Hồ Chí Minh về liên minh công - nông (1977), Nxb. Sự thật, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh về chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (1998), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
40. Đỗ Quang Hưng (Chủ biên - 1999), Bác Hồ với giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam, Nxb. Lao động, Hà Nội.
41. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học (chương trình cao cấp), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
42. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên - 2004), Trí thức với Đảng. Đảng với trí thức trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước, Nxb. Thông tấn, Hà Nội.
43. Phan Thanh Khôi (Chủ biên - 2006), Hoạt động khuyến nông Việt Nam. Ý nghĩa chính trị - xã hội, Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội.
44. Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định (2003), Lịch sử phong trào công nhân viên chức - lao động và công đoàn tỉnh Nam Định 1929 - 2003, Nxb. Lao động, Hà Nội.
45. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 46. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 38, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 47. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 40, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva. 48. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 42, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva.
49. Cao Văn Lượng (Chủ biên - 2001), Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và sự phát triển giai cấp công nhân, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
50. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 22, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
51. C.Mác và Ph.Ăngghen (1981), Tuyển tập, tập 2, Nxb. Sự thật, Hà Nội. 52. Phạm Công Nhất, Phan Thanh Khôi (Đồng chủ biên - 2008), Một số
chuyên đề về những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tập 3, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Vũ Hữu Ngoạn (Chủ biên - 2001), Tìm hiểu một số khái niệm trong văn kiện Đại hội IX của Đảng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Trọng Phúc (Chủ biên - 1998), Góp phần tìm hiểu lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Tạp chí Lý luận chính trị (2002), (2). 56. Tạp chí Giáo dục lý luận (2/1998), (3). 57. Tạp chí Cộng sản (1998), (23).
58. Tỉnh uỷ - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2003),
Địa chí Nam Định, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
59. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam - Công đoàn xây dựng Việt Nam (2003), Văn kiện Đại hội X Công đoàn xây dựng Việt Nam (nhiệm kỳ 2003 - 2008), Nxb. Lao động, Hà Nội.
60. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1998), Những bài giáo dục chính trị cơ bản trong công nhân lao động, Nxb. Lao động, Hà Nội.
61. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (1999), Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb. Lao động, Hà Nội.
62. Tổng Liên Đoàn Lao đồng Việt Nam - Liên đoàn Lao động tỉnh Nam Định (tháng 3 năm 2008): Báo cáo của Ban Chấp hành Liên đoàn lao động tỉnh Nam Định tại Đại hội công đoàn tỉnh lần thứ XV. Nhiệm kỳ 2008 - 2013.
63. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (2009), Công đoàn Việt Nam 80 năm trên con đường lớn (1929-2009), Nxb. Lao động, Hà Nội.
64. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2002), Chủ nghĩa xã hội tương lai của dân tộc, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội.
65. Nguyễn Viết Vượng (chủ biên), Giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb. Lao động, Hà Nội.