Xuất phát từ đặc điểm tình hình của công ty, Công ty Cổ phần mía đường Nông Cống có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như sau:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của công ty có nhiệm vụ thông qua định hướng phát triển của công ty.
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Hội đồng quản trị và Ban giám đốc nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điều hành công ty.
Chủ tịch Hội đồng quả trị (ông Trần Đình Trung): Là người đại diện theo pháp luật của Công ty là người đại diện chịu trách nhiệm về mặt Pháp luật nhà nước đối với mọi hoạt động của Công ty.
Ban lãnh đạo điều hành Công ty: Gồm Tổng Giám đốc và 03 Phó tổng giám đốc điều hành chung toàn Công ty.
Tổng giám đốc (ông Ngô Văn Long): Chịu trách nhiệm điều hành mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh của Công ty; Chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao.
Tổng giám đốc điều hành về công tác quản lý đầu tư vùng nguyên liệu mía, xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu; Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT và Pháp luật về lĩnh vực được giao.
Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật (ông Phạm Văn Tuấn): Giúp Tổng giám đốc điều hành về công tác tổ chức sản xuất tại nhà máy chế biến sản phẩm chính và các xưởng SX sản phẩm phụ; Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng giám đốc và Hội đồng quản trị công ty. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc, HĐQT và Pháp luật về lĩnh vực được giao.
Phòng ban: (5 phòng): Các phòng ban chức năng và nhà máy sản xuất thực hiện công việc được phân công và chịu sự điều hành trực tiếp của Ban tổng giám đốc. Cụ thể:
Phòng Kế hoạch - Cung tiêu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng giám đốc về việc quản lý vật tư - nguyên vật liệu, mua sắm, nhập xuất vật tư, Đầu tư xây dựng cơ bản Nhà máy và tổ chức tiêu thụ sản phẩm.
Phòng Tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về việc quản lý Tài chính - Kế toán và tổ chức hoạch toán kế toán của toàn bộ Công ty.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về quản lý tổ chức nhân sự, tổ chức và điều hành mọi hoạt động tổ chức, hành chính của Công ty.
Phòng Kỹ thuật: Có nhiệm vụ quản lý về kỹ thuật, máy móc thiết bị.
Phòng nguyên liệu: Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về công tác nguyên liệu, tổ chức điều hành việc trồng chăm sóc, thu mua mía đến từng hộ nông dân trồng mía. Quản lý, điều hành các Trạm nguyên liệu và Nông trường Lê Đình Chinh.
Phân xưởng: (3 phân xưởng): Mỗi nhà máy, phân xưởng sản xuất một hoặc một nhóm sản phẩm:
Nhà máy chế biến Đường: Sản xuất chế biến sản phẩm Đường; Phân xưởng nước TNTK : Sản xuất các sản phẩm nước TNTK; Phân xưởng SX phân vi sinh: Sản xuất các sản phẩm phân bón;
Đơn vị phụ thuộc: Trung tâm NC-KN giống mía: Nghiên cứu trồng, phục tráng,
GVHD: Th.s Võ Thị Minh
tạo ra các giống có năng suất tốt.
Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Phó TGĐ Nguyên liệu ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC BAN KIỂM SOÁT SOÁT Phòng TC - HC Phó TGĐ Nội chính Phó TGĐ Kỹ thuật Ban QLDA đầu tư Phòng Kỹ thuật - KCS Nhà máy chế biến Đường Phòng KH - CT Phòng TC - KT Phòng Nguyên liệu Xưởng SX phân bón Xưởng SX nước TNTK Tổ Bơm – Tổ Lò hơi – Tổ Ly tâm – Tổ Làm sạch – Tổ Cẩu – Trung tâm NC-KN Giống mía ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT SOÁT
Quan hệ điều hành Quan hệ giám sát Quan hệ phối hợp Quan hệ điều hành Quan hệ giám sát Quan hệ phối hợp
Phòng kế toán
Bộ máy kế toán của Công ty gồm có 7 người, từng người được phân công nhiệm vụ cụ thể và chịu trách nhiệm về từng phần hành công việc được phân công.
Sơ đồ 3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán
-
Kế toán trưởng (Lê Thanh Sơn) : Chịu trách nhiệm tổ chức chỉ đạo công tác kế toán trong công ty, kiểm tra, hướng dẫn công việc của nhân viên kế toán, chịu trách nhiệm trước công ty và nhà nước về các thông tin kinh tế do kế toán cung cấp. Kế toán phần vốn chủ sở hữu, kế toán thuế và các khoản phải nộp nhà nước, lập báo cáo quyết toán thuế và các nghĩa vụ phải nộp nhà nước.
Phó phòng – Kế toán tổng hợp : Theo dõi, phản ánh kịp thời tình hình biến động tăng giảm TSCĐ của Công ty, trích khấu hao tài sản cố định, tập hợp chi phí và
Sinh viên: Đỗ Thị Hương – MSSV: 11015923 – Lớp: DHKT7BTH Trang 45
Kế toán đầu tư vùng nguyên liệu mía KẾ TOÁN TRƯỞNG Phó phòng Kế toán tổng hợp Kế toán TSCĐ, đầu tư XDCB. Kế toán giá thành Kế toán vật tư, NVL đầu vào, công nợ phải trả Kế toán tiền lương. Kế toán bán hàng Thủ quỹ, kiêm giao dịch ngân hàng Kế toánngân hàng, Kế toán vốn bằng tiền Quan hệ điều hành Quan hệ phối hợp Quan hệ điều hành Quan hệ phối hợp
GVHD: Th.s Võ Thị Minh
tính giá thành của từng loại sản phẩm. Lập báo cáo tài chính của toàn công ty theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước và của công ty.
Kế toán đầu tư vùng nguyên liệu mía : Phản ánh kịp thời tình hình đầu tư vốn cho nông dân trồng mía trong vùng, thanh toán tiền mía cho dân sau vụ thu hoạch và thu hồi nợ đầu tư.
Kế toán vật tư, nguyên vật liệu đầu vào, công nợ phải trả : Phản ánh kịp thời tình hình biến động trong kỳ các loại vật tư, hàng hóa, tính toán phân bổ chính xác giá mua, tính giá vốn hàng xuất của nguyên vật liệu xuất kho. Lập báo cáo về hàng tồn kho của nguyên vật liệu đầu vào. Theo dõi thanh toán công nợ phải trả cho khách hàng, nhà cung cấp nguyên vật liệu.
Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội, Kế toán bán hàng và công nợ phải thu: Tính toán chính xác, thanh toán kịp thời các khoản tiền lương cho người lao động. Tính toán và phân bổ một cách hợp lý chi phí về tiền lương. Tính và trích các khoản bảo hiểm nộp theo lương, cung cấp thông tin về lao động tiền lương cho các nhà quản lý. Theo dõi, phản ánh kịp thời tình hình bán hàng, xuất hóa đơn bán hàng, tính và phản ánh kịp thời giá vốn hàng bán,theo dõi ghi chép phản ánh kịp thời đầy đủ, chính xác và chi tiết các khoản nợ phải thu đến từng đối tượng khách hàng.
Kế toán tiền mặt, tiền gửi và công nợ : Có nhiệm vụ kiểm tra chứng từ liên quan đến thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các chứng từ tạm ứng. Cập nhật kịp thời chứng từ (các giấy báo có, báo nợ) của ngân hàng, theo dõi số dư tài khoản tại các ngân hàng, các khế ước vay, thời hạn vay và đáo nợ với các ngân hàng và lãi phải trả của từng khế ước vay.
Thủ quỹ: Là người giữ tiền mặt của công ty, căn cứ vào chứng từ thu chi của Kế toán thanh toán chuyển qua để thi hành. Trực tiếp giao dịch với ngân hàng giúp kế toán vốn bằng tiền.