Biện pháp 5: Tự học, tự nghiên cứu

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 39)

6. Tiến trình tổ chức và thực hiện nghiên cứu

3.2.5.Biện pháp 5: Tự học, tự nghiên cứu

a. Mục đích, ý nghĩa

Việc học ở bậc đại học yêu cầu sinh viên với phương pháp học chủ yếu là tự học và tự nghiên cứu, người học phải biết cách tự sắp xếp lịch học, môn học sao cho phù hợp với bản thân, bên cạnh đó với hệ thống đào tạo theo tín chỉ mới, yêu cầu người học phải có tính chủ động rất cao, không phụ thuộc nhiều vào giáo viên như trước đây, tính tự giác cao độ, quyết tâm đạt được mục tiêu đề ra.

Tự học là mục tiêu cơ bản của quá trình dạy học. Bồi dưỡng năng lực tự học là phương cách tốt nhất để tạo ra động lực mạnh mẽ cho quá trình học tập. Tự học giúp cho mọi người có thể chủ động học tập suốt đời, học tập để khẳng định năng lực phẩm chất và để cống hiến. Tự học giúp con người thích ứng với mọi biến cố của sự phát triển kinh tế - xã hội. Bằng con đường tự học mỗi cá nhân sẽ không cảm thấy bị lạc hậu so với thời cuộc, thích ứng và bắt nhịp nhanh với những tình huống mới lạ mà cuộc sống hiện đại mang đến, kể cả những thách thức to lớn từ môi trường nghề nghiệp. Nó khơi dậy năng lực tiềm tàng, tạo ra động lực nội sinh to lớn cho người học.

Để đáp ứng yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục và đào tạo ngày càng khắt khe, sinh viên cần có hướng đổi mới phương pháp học tập. Tự học được xuất phát từ chính nhu cầu muốn học hỏi, muốn gia tăng sự hiểu biết để làm việc và sống tốt hơn của mỗi người, là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học.

Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc tự học có những điểm chung, thống nhất về cách thức cũng như phương pháp. Đó là những vấn đề được xác định:

- Xây dựng động cơ học tập

+ Các động cơ hứng thú nhận thức

+ Các động cơ trách nhiệm trong học tập - Xây dựng kế hoạch học tập

- Tự mình nắm vững nội dung tri thức + Tiếp cận thông tin

+ Xử lí thông tin

+ Vận dụng tri thức, thông tin + Trao đổi, phổ biến thông tin - Tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập

c. Cách thức thực hiện

Hoạt động tự học là hoạt động do SV tự nghiên cứu không có sự định hướng trực tiếp của GV, cụ thể SV cần:

1. Xây dựng kế hoạch tự học, cụ thể hóa nhiệm vụ học tập của mình

Đây chính là quá trình lập kế hoạch học tập, là quá trình lập học cách học, mỗi cá nhân phải tính toán cách thức và thời gian để hoàn thành các công việc.

Kế hoạch tự học có thể lập cho từng học kỳ, từng tháng hay từng tuần phù hợp với từng nội dung cụ thể trong một học phần. Để sinh viên có thể lập được kế hoạch học tập cho những hoạt động cụ thể thì giảng viên phải cung cấp một bảng kế hoạch giảng dạy cụ thể cho mỗi học phần. Sinh viên dựa vào đó để định ra các công việc mình sẽ làm trong thời gian bao lâu và làm như thế nào. Việc đặt kế hoạch cần chú ý cả những kế hoạch hoạt động trên lớp và cả những hoạt động của sinh viên ngoài lớp hướng dẫn đặt kế hoạch cho hoạt động học tập.

2. Chọn lọc, sử dụng vốn kiến thức cũ để học kiến thức mới

Khi học các kiến thức mới cần phải tái hiện những kiến thức cũ có liên quan để làm sáng tỏ các kiến thức mới.

Kiến thức cũ có thể là những tình huống giáo dục đã nhận biết được hay bộ môn liên ngành khác. Dùng kiến thức này để chứng minh cho các kiến thức mới đang lĩnh hội. Như đối với học cơ sở chủ nghĩa Mác – Lê nin cần có kiến thức lịch sử, học cơ sở văn hóa việt nam thì vận dụng kiến thức thực tế…..

- Dùng kiến thức có trước kết hợp với các kiến thức mới tiếp theo để hình thành những vấn đề nghiên cứu và giải quyết những vấn đề đó.

3. Tự tổ chức hoạt động học tập, lựa chọn phương pháp và phương tiện học tập của mình

Lập danh sách các môn học cơ sở, những môn lý luận, sắp xếp môn học theo học trình… từ đó có định hướng cho hoạt động học tập của mình, sắp xếp khoảng thời gian hợp lý với từng môn, từng học phần để chọn phương pháp tối ưu áp dụng, có thể là học theo nhóm hoặc học cá nhân như học cơ sở văn hóa, tâm lý học, tiếng anh có thể học tập nhóm, còn tư tưởng hồ chí minh hay chủ nghĩa Mác - Lenin lại học cá nhân hiệu quả hơn.

Quá trình tự học được tiến hành bằng nhiều phương tiện khác nhau, đặc biệt là các phương tiện công nghệ thông tin sẽ tạo điều kiện cho quá trình tự học và tạo nên chất lượng tự học cao.

4. Tự kiểm tra, đánh giá và qua đó tự điều chỉnh tiến trình học tập của mình

Quá trình học tập diễn ra tới một thời điểm nhất định cần kiểm tra và điều chỉnh phù hợp với hoạt động học tập từng học phần. Tự phân tích kết quả của hoạt động tự học, trên cơ sở đó cải tiến phương pháp học tập cho riêng mình.

Chú ý:

Bên cạnh quá trình tự học cho SV, đặc biệt SV đào tạo theo tín chỉ, thì vai trò của giảng viên cũng rất cần thiết:

- Giáo dục cho sinh viên xác định động cơ học tập một cách đúng đắn. - Xem tự học như là một tiêu chí hàng đầu trong quá trình đào tạo.

- Tăng cường các hình thức dạy học nhóm, trao đổi thảo luận, nêu lên chính kiến của mình...

- Tự học được thực hiện cả trên lớp và ngoài giờ lên lớp có hoặc không có sự hướng dẫn của giảng viên.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 39)