6. Tiến trình tổ chức và thực hiện nghiên cứu
2.5. Đánh giá chung
Thông qua việc phân tích thực trạng kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất của các khóa, có thể nhận thấy rằng: kết quả học tập của những sinh viên này chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, bao gồm: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
+ Sinh viên chưa có phương pháp học tập hiệu quả cho nên kết quả học tập chưa cao, khả năng tự học tự nghiên cứu của sinh viên còn hạn chế.
+ Chưa biết cách sắp xếp thời gian một cách hợp l khoa học giữa các công việc như: học tập, vui chơi, giải trí,…thường thì sinh viên năm thứ nhất tâm lý còn ham chơi chưa coi trọng việc học trên giảng đường.
+ Tâm lý chủ quan sau khi đã đỗ Đại học, coi việc học trên đại học là đơn giản.
+ Sinh viên chưa xác định được mục đích, động cơ học tập; coi việc đi học chỉ là để lấy được tấm bằng cử nhân mà không quan tâm đến việc lĩnh hội kiến thức khoa học để phục vụ cho thực tiễn công việc sau này.
- Khách quan:
+ Do lần đầu tiên xa nhà, thiếu đi sự kiểm soát của gia đình và việc tiếp xúc với môi trường xã hội hoàn toàn mới khiến sinh viên dễ lơ là việc học mà chạy theo các cuộc vui, điều này phản ánh rất rõ ở việc có một số sinh viên nghỉ học, thậm chí bỏ học.
+ Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, để duy trì được việc học, không ít sinh viên phải đi làm thêm để kiếm tiền đóng học phụ giúp gia đình. Điều này cũng ảnh hưởng đến phần nào kết quả học tập.
+ Học viện chưa có nhiều những cuộc hội thảo về giáo dục kĩ năng sống và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên, nếu có cũng chỉ là dùng lại quy mô nhỏ, chưa thực sự phổ biến đối với tất cả sinh viên Học viện
+ Chương trình học trên Đại học hoàn toàn khác với THPT, khiến không ít sinh viên bỡ ngỡ khi mới bước chân vào cánh cửa ĐH. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của SV năm thứ nhất.
Chương 3
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP NĂM THỨ NHẤT CỦA