Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 29)

6. Tiến trình tổ chức và thực hiện nghiên cứu

3.2.1.Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch học tập cho bản thân

a. Mục đích, ý nghĩa

Mục đích:

- Giúp cá nhân tập trung vào những mục tiêu học tập đã đề ra từ đầu năm học; - Tạo khả năng đạt được các mục tiêu đó một cách nhanh chóng và đạt kết quả

- Giúp cá nhân chủ động trong việc tiếp cận tri thức mới, để từ đó có những phương pháp học tập tích cực, hiệu quả;

- Giúp người học định hình được ý nghĩa, vai trò của việc học tập, để từ đó có hướng phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của bản thân.

Ý nghĩa:

- Lập kế hoạch học tập hợp lý sẽ giúp người học chủ động được thời gian của bản thân: Việc lên kế hoạch giúp người học biết được những việc cần làm trong một ngày, một tháng, một năm để từ đó cá nhân có thể tập trung vào những công việc cần ưu tiên;

- Không chỉ có thế, việc xây dựng kế hoạch học tập tốt sẽ giúp cho bản thân chúng ta luôn có tư duy sáng tạo, chủ động trong mọi tình thế;

- Việc xây dựng một kế hoạch học tập phù hợp sẽ giúp cá nhân học tập đạt hiệu quả cao hơn. Do người học có thể bố trí thời gian phù hợp để đầu tư cho mỗi môn học. Đồng thời, khi xây dựng được mục tiêu cho môn học người học biết mình nên bắt đầu từ đâu, hướng đi như thế nào, phải làm gì, chuẩn bị gì cho mỗi môn. Việc này, sẽ giúp cá nhân nhận định, đánh giá được kết quả của mình và có thể sửa đổi nhằm tạo nên một kết quả học tập tốt nhất.

b. Nội dung

Lập kế hoạch học học tập là việc xây kế hoạch cho những hoạt động cụ thể nhằm thực hiện được các nhiệm vụ mà mục tiêu đề ra.

Hiện nay, đa số sinh viên thực hiện các nhiệm vụ học tập còn mang tính tùy tiện, gặp đâu học đó, chưa hình dung được toàn bộ công việc mình đang và sẽ làm như thế nào. Trong khi đó một khối lượng công việc lớn mà sinh viên phải hoàn thành lại chỉ thực hiện trong một thời gian hạn chế. Vì vậy người học cần phải lập kế hoạch học tập để sử dụng thời gian một cách tiết kiệm và hiệu quả, bằng cách phân phối công việc một cách khoa học, đặc biệt chú ý đến thời gian tự học.

Mỗi cá nhân khi xây dựng kế hoạch học tập cụ thể cần phải hiểu rõ mục tiêu và tính toán những bước đi thích hợp. Khi lập kế hoạch cần phải suy nghĩ về những gì sẽ làm, chuẩn bị tốt nhất để đạt được hiệu quả học tập cao và phải đặt

câu hỏi là tại sao chúng ta phải làm như thế. Mỗi cá nhân phải tính toán cách thức và thời gian để hoàn thành các công việc.

c. Cách thực hiện

Bước 1: Xác định điểm mạnh, điểm yếu của bản thân

Sinh viên cần phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân để xác định mục tiêu cũng như lựa chọn những biện pháp học tập thích hợp, tránh việc đề ra mục tiêu quá lớn trong khi bản thân không đủ sức thực hiện được.

Sinh viên có thể xác định điểm mạnh, điểm yếu của mình thông qua những khía cạnh như:

- Năng lực của bản thân. - Điều kiện gia đình. - Sức khỏe của bản thân …

Bước 2: Xây dựng mục tiêu cho của bản thân

Trên cơ sở xác định và phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sinh viên tiến hành xây dựng mục tiêu cho bản thân mình.

Sinh viên nên xây dựng mục tiêu cho từng kì hoặc có thể là từng năm học, từ đó đặt ra mục tiêu cho từng môn học cụ thể trong kì học đó.

Mục tiêu đặt ra nên cụ thể, rõ ràng và mang tính vừa sức với bản thân.

Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu

Sinh viên có thể xây dựng kế hoạch theo các bước sau: - Xác định những công việc cần thực hiện trong kế hoạch

Để đạt được mục tiêu đã đặt ra sinh viên cần vạch ra những công việc, hoạt động cụ thể cho kế hoạch của mình. Từ đó tổ chức thực hiện những công việc đó theo đúng kế hoạch và dự định của bản thân.

- Xác định thời gian thực hiện các công việc

Khi đã xác định được những công việc cụ thể cần thực hiện trong bản kế hoạch, sinh viên cần lựa chọn thời điểm để tiến hành thực hiện. Ở bước này sinh viên nên đưa ra rõ thời điểm bắt đầu cũng như khoảng thời gian để thực hiện mỗi công việc. Việc xác định và phân bổ thời gian một cách hợp lý sẽ giúp cho kế hoạch của bản thân được thực hiện một cách tốt nhất.

- Biện pháp thực hiện công việc

Làm thế nào để hoàn thành những công việc mà mình đặt ra và hoàn thành công việc đó một cách nhanh nhất với kết quả tốt nhất? Sinh viên nên căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân cũng như trong trường đồng thời có thể tham khảo ý kiến của sinh viên khóa trên cũng như giảng viên để tìm ra những cách thức tiến hành công việc mà mình đã đề ra trong kế hoạch

- Xác định kết quả cần đạt của từng công việc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bản thân sinh viên cần đặt ra những mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong kế hoạch. Những mục tiêu này sẽ vừa là nhiệm vụ để cho bản thân thực hiện đồng thời cũng vừa là động lực để cho bản thân sinh viên phấn đấu để hoàn thành mục tiêu chung của bản kế hoạch.

- Xác định và phân bổ nguồn lực thực hiện công việc

Ở đây sinh viên sẽ xác định những nguồn lực, điều kiện cần có cả về mặt tiền bạc, vật chất cũng như cả thời gian lẫn tinh thần để thực hiện công việc đồng thời cần phải có những sự phân bổ hợp lý những nguồn lực trên cho từng công việc cụ thể.

- Xác định rào cản của công việc

Trong tiến trình thực hiện kế hoạch của bản thân không phải lúc nào sinh viên cũng suôn sẻ, đôi lúc sẽ có những cản trở, rào cản gây ra những khó khăn trong khi thực hiện kế hoạch. Việc xác định các rào cản sẽ giúp sinh viên chủ động hơn trong việc tìm giải pháp để khác phục nhờ đó mà những công việc sẽ đạt được kết quả tốt hơn.

Bước 4: Kiểm tra, điều chỉnh kế hoạch

Đây là một công việc rất quan trọng trong quá trình thực hiện kế hoạch. Khi kết thúc xong một học kì học hay một năm học thì sinh viên nên kiểm tra lại kết quả mà mình đạt được, xem chúng có đáp ứng được những mục tiêu mà mình đã đề ra trong kế hoạch hay không. Nếu đáp ứng được thì tiếp tục công việc học tập trong các kì học và năm học tiếp theo, nếu chưa đáp ứng thì phải tìm ra biện pháp thực hiện hiệu quả hơn.

3.2.2. Biện pháp 2: Chuẩn bị tài liệu, giáo trình, sách tham khảo phù hợp với nội dung học tập

Giáo trình, sách tham khảo liên quan đến giáo trình có tầm quan trọng như thế nào trong việc học của sinh viên? Việc sử dụng giáo trình trong quá trình học đem lại những thuận lợi và bất lợi như thế nào? Lựa chọn một cuốn giáo trình cần tuân theo những tiêu chí gì?

a. Mục đích, ý nghĩa

Lựa chọn giáo trình là một trong những khâu quan trọng nhất mà bạn phải làm. Bạn có thể lựa chọn, có thể lựa chọn ngày nghỉ, lớp học hay phòng học, nhưng hoàn toàn không thể lựa chọn giáo trình, sách tham khảo cho mình. Khi đó, bạn phải phụ thuộc vào đặc điểm môn học, giảng viên chính của môn học họ sẽ là người mà giúp bạn định hình được hướng đi và những loại giáo trình, những cuốn sách tham khảo nào phù hợp với nhu cầu của bạn, phù hợp với trình độ của bạn.

b. Nội dung

Quá trình học tập ở đại học không phải chỉ bắt đầu ở giảng đường khi SV nghe thầy giáo giảng bài hoặc trao đổi, tranh luận với các bạn đồng học. Quá trình này chỉ thật sự bắt đầu khi SV chuẩn bị một cách tích cực các điều kiện cần thiết để tiếp cận môn học như: đọc trước giáo trình, tìm tài liệu có liên quan.

Sự chuẩn bị tư liệu này SV có thể chủ động tự đặt trước cho mình một số câu hỏi liên quan đến nội dung sẽ được đặt trên lớp, thậm chí có thể tự tạo cho

mình một cái “khung tri thức” để trên cơ sở đó có thể tiếp nhận bài học một cách có hệ thống.

c. Cách thực hiện

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, khoa học phát triển như vũ bão từng giây từng phút đều có những kết quả và tiến bộ mới, các giáo trình hiện hành đôi khi không đủ đáp ứng nhu cầu tra cứu và học hỏi của sinh viên. Rất nhiều sinh viên Học viện Quản lý giáo dục nói chung và sinh viên năm thứ nhất đã tìm đến tài liệu tham khảo ngoài giáo trình để mở rộng kiến thức. Nhằm định hướng cho sinh viên, chúng tôi nêu lên một vài kinh nghiệm giúp sinh viên có một cái nhìn toàn cảnh, để từ đó lựa chọn được cho mình những tài liệu tham khảo tốt nhất, phù hợp nhất.

Để lựa chọn được những tài liệu phù hợp, nhóm nghiên cứu đề ra những bước sau

Bước 1 :Xác định đúng nội dung và mục tiêu môn học.

Đây là bước đinh hướng của một môn học muốn học tốt một môn học nào đó, nếu xác định tốt bước này thì sẽ đảm bảo cho quá trình chiếm lĩnh tri thức về môn học đó một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

- Xác định nội dung của môn học (cụ thể là mỗi bài học SV cần xác định rõ yêu cầu,, mục đích của môn học) để từ đó lựa chọn những cuốn tài liệu liên quan đến moonn học sao cho phù hợp với nội dung.

- Mục tiêu môn học ( kết quả dự kiến của môn học) đó là việc xác định các kết quả học tập, những nhận thức nhất định về kĩ năng, thái độ của mỗi SV về môn học đó, cũng như nhận thức và vận dụng đúng đắn và sáng tạo những kiến thức lý thuyết vào thực tế.

Bước 2: Tìm kiếm tài liệu.

- Trước khi tìm tài liệu thì sinh viên cần phải tham khảo các nguồn để tìm tài liệu:

+ Sinh viên tham khảo ý kiến của các giảng viên trực tiếp giảng dạy bộ môn (sinh viên có thể nhận đề cương môn học hoặc tập bài giảng từ giảng viên).

+ Tham khảo kinh nghiệm của các sinh viên khóa trước đã học qua môn học đó. Để mỗi sinh viên có thể tự mình hiểu rõ hơn về bản chất của từng môn học thì việc tham khảo kinh nghiệm

- Tìm kiếm tài liệu trên thư viện, trên các nguồn internet và các nguồn khác.

Bước 3: Kiểm chứng tài liệu.

- Sau khi tìm được các tài liệu có thể trao đổi với các sinh viên khác, các thầy cô trực tiếp giảng dạy môn học để xác định các tài liệu đã tìm được có giúp ích cho môn học không.

3.2.3. Biện pháp 3: Lập bản đồ tư duy a. Mục đích và ý nghĩa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mục đích:

+ Người học sử dụng bản đồ tư duy để có thể ghi nhớ những nội dung chính của một bài học hay một môn học, từ đó có thể bao quát toàn bộ kiến thức đã được học.

+ Để liên kết các ý trong một bài học, làm cơ sở cho việc nghiên cứu một vấn đề, đảm bảo tính xuyên suốt của các nội dung.

+ Để người học có thể tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu một bài học hay môn học. - Ý nghĩa:

+ Bản đồ tư duy là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào não, rồi đưa thông tin ra ngoài não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả.

+ Sử dụng thành thạo bản đồ tư duy trong học tập sẽ giúp sinh viên học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy.

b. Nội dung

- Hiện nay, một số sinh viên năm thứ nhất học tập chăm chỉ nhưng vẫn gặp khó khăn trong học tập, nhất là những môn đại cương như: Những nguyên lý cơ bản của CN Mác – Lê nin, Lô-gic học đại cương, Pháp luật đại cương, Tâm lý học đại cương,… là những môn nặng về lý thuyết, khó học, phải học thuộc nhiều và “khó hiểu”, thường được sinh viên cho là nhàm chán. Những sinh viên này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn những sinh viên này này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình.

- Bản đồ tư duy là một phương pháp lưu trữ, sắp xếp thông tin và xác định thông tin theo thứ tự ưu tiên (thường là trên giấy) bằng cách sử dụng từ khóa và hình ảnh là chủ yếu. Bản đồ tư duy thể hiện ra bên ngoài cách thức mà bộ não hoạt động. Kĩ thuật tạo ra bản đồ tư duy được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Quá trình hình thành trí nhớ trong não người là sự hình thành các đường liên hệ thần kinh tạm thời giữa các vùng chức năng (các trung khu thần kinh) của vỏ não.Càng hình thành được nhiều đường liên hệ và mối liên hệ càng thường xuyên thì trí nhớ càng bền vững. Việc sử dụng các từ khóa, chữ số, màu sắc và hình ảnh trong bản đồ tư duy sẽ đem lại một công dụng rất lớn vì đã huy động cả bán cầu não trái và phải cùng hoạt động. Sự kết hợp này sẽ tăng cường sự liên kết giữa hai bán cầu não, và kết quả là tăng cường trí tuệ và tính sáng tạo của cá nhân.

c. Cách tiến hành

- Bước 1: Vẽ trung tâm: Trung tâm bản đồ là nội dung chính cần thể hiện. (Nên dùng một hình ảnh hay một bức tranh để thể hiện cho ý tưởng trung tâm thay vì chỉ có một dòng chữ. Ngoài ra nên dùng màu sắc để vẽ).

- Bước 2: Tạo các nhánh của bản đồ và nối với trung tâm: Từ trung tâm chúng ta tỏa ra các nhánh chính (nhánh cấp 1), là những ý lớn của nội dung. Từ mỗi nội dung lại tỏa ra các nhánh cấp 2, 3…

+ Luôn dùng hình ảnh, màu sắc để nhấn mạnh các nội dung quan trọng.

+ Vẽ nhiều đường cong hơn đường thẳng vì chẳng có gì mang lại sự buồn tẻ cho não hơn các đường thẳng.

+ Có thể vẽ bằng các hình tượng khác nhau mà vẫn thể hiện được các mối quan hệ, không nhất thiết theo các đường nối.

- Bước 3: Trình bày ý tưởng và nội dung bản đồ tư duy đã vẽ. Người học có thể sử dụng BĐTD để:

+ Chuẩn bị bài mới;

+ Củng cố kiến thức đã học; + Ghi nhớ kiến thức để vận dụng;

+ Liên kết kiến thức trong các nội dung tích hợp.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao kết quả học tập của sinh viên năm thứ nhất khoa Quản lý – Học viện Quản lý Giáo dục (Trang 29)