6. Tiến trình tổ chức và thực hiện nghiên cứu
3.2.4. Biện pháp 4: Tổ chức học tập theo nhóm
a. Mục đích, ý nghĩa
Hiện nay, phương pháp học theo hướng tăng cường tính chủ động, tự giác, tích cực, tự làm việc, tự tìm tòi, khám phá chân lý khoa học ngày càng được đề cao và có vị trí vô cùng quan trọng. Học tập theo phương pháp học nhóm sẽ giúp người học cải thiện được những kỹ năng mềm và bổ sung được những kiến thức quan trọng cho bài giảng, lĩnh hội tri thức và hỗ trợ nhau thật tốt. Có câu: “Cho dù nội dung môn học như thế nào thì sinh viên làm việc theo từng nhóm nhỏ cũng có khuynh hướng học được nhiều hơn những gì được dạy và nhớ lâu hơn so với các hình thức dạy học khác” (Theo Barbara Gross, Tools for Teaching). Học tập theo nhóm không những đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp học tập mà còn có ý nghĩa đối với việc tự học của mỗi cá nhân.
Sinh viên năm thứ nhất nên áp dụng phương pháp học tập theo nhóm vì: - Việc học theo nhóm sẽ giúp tăng cường tinh thần đồng đội, cải thiện quan hệ tương hỗ giữa các thành viên trong nhóm. Đồng thời nó cũng giúp tạo nên tính gắn kết cần thiết trong một cộng đồng nhằm hướng tới những mục tiêu chung đã được đề ra. Khi giải quyết những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình làm việc nhóm sẽ giúp kích thích tính tự giác và sự sáng tạo của từng cá nhân
- Giúp cho các thành viên hiểu và nhớ kiến thức lâu hơn
-Tạo những kỹ năng mềm vô cùng cần thiết cho quá trình làm việc sau này như: kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tổ
chức hay kỹ năng giải quyết xung đột… Chúng ta sẽ biết được cách thức làm việc khoa học trong môi trường tập thể để đạt được hiệu quả cao nhất.
b. Nội dung
Quá trình học tập ở bậc đại học, cao đẳng là quá trình tự học, tự nghiên cứu. Kiến thức trên giảng đường được thầy cô truyền đạt chỉ mang tính chất lý thuyết, thực tế muốn hiểu được và ứng dụng được thì người học phải có khả năng tư duy tự tìm tòi. Việc học ở nhà đôi khi không đạt hiệu quả như mong muốn vì có những kiến thức khó cần được giải đáp, việc tự học ở nhà có thể dẫn đến hiểu sai vấn đề. Học tập theo nhóm sẽ giúp sinh viên tìm ra đáp án khi giải bài tập khó và sửa sai cho nhau. Học tập theo nhóm rất phù hợp và hiệu quả với điều kiện học tập hiện nay. Mỗi sinh viên đều không thể học tập bằng phương pháp “học vẹt” thay vào đó những buổi học tập theo nhóm trong sự cởi mở, thân thiện sẽ giúp sinh viên năm thứ nhất tăng cường khả năng giao tiếp, hùng biện, xử lý tình huống cũng như thể hiện và bảo vệ quan điểm của mình. Học tập theo nhóm sẽ giúp chúng ta nhìn nhận được kiến thức từ nhiều phương diện.
Học tập theo nhóm là một hình thức hợp tác nâng cao chất lượng của sinh viên, các sinh viên giao lưu với nhau và tổng hợp lại những kiến thức đầy đủ và toàn diện nhất. Theo cách này, sinh viên năm thứ nhất có cơ hội được tự đặt câu hỏi, nghe thảo luận và đưa ra câu trả lời hợp lý nhất. Hoạt động nhóm sẽ giúp thúc đẩy sự tích cực suy nghĩ của cá nhân, tạo sự gắn kết trong cộng đồng nhỏ. Trong khi làm việc nhóm sẽ xảy ra những xung đột, từ đó rèn luyện cho sinh viên những kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, thuyết phục người nghe.
Khi hoạt động nhóm, các thành viên còn có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm cá nhân, hướng dẫn các thành viên khác. Việc học nhóm luôn trong một không khí thoải mái, giúp sinh viên hứng thú với kiến thức hơn.
c. Cách thực hiện
- Giáo viên, lớp trưởng phân chia nhóm theo danh sách hoặc các thành viên tự nhận nhóm của mình (có rất nhiều tiêu chí để thành lập nhóm khác nhau,
không nên áp dụng 1 tiêu chí cho toàn bộ năm học, số lượng học sinh từ 4-6 người để đạt hiệu quả).
- Mỗi nhóm cử ra một nhóm trưởng và một thư kí.
- Cả nhóm tiến hành thảo luận: trình bày mục đích chung của chủ đề cần thảo luận, phạm vi thảo luận và thảo luận các vấn đề đặt ra.
- Vai trò của nhóm trưởng: Dẫn dắt buổi thảo luận, khuyến khích mọi thành viên trong nhóm tham gia thảo luận, tránh tranh cãi cá nhân và đảm bảo việc thảo luận đi đúng hướng bằng cách đưa ra những câu hỏi đã chuẩn bị kỹ (do giáo viên định hướng).
- Vai trò của thư kí: ghi lại các ý kiến được phát biểu.
- Sau khi buổi thảo luận kết thúc thì trưởng nhóm tổng kết lại toàn bộ vấn đề đã được thông qua trong cả buổi.