Định nghĩa

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG LẠCH HUYỆN - HẢI PHÒNG (Trang 34)

6. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

2.1.2. Định nghĩa

Cảng là một tập hợp các hạng mục công trình và thiết bịđể đảm bảo cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa giữa các phương thức vận tải đường thủy, sắt và bộ.

Nhiệm vụ chính của cảng là vận chuyển hoàng hóa và hành khách giữ vận tải thủy và vận tải trên bộ. Cảng cũng là đầu mối giao thông, là nơi giao cắt của các loại hình vận tải khác nhau: Biển, sông, đường sắt, đường ô tô và đường ống. Ngoài chức năng cảng là nơi đậu tầu, hoạt động của cảng cần phải làm sao để tăng khả

năng xép dỡ hàng hóa và giảo phóng nhanh các loại phương tiện vận tải tham gia vào quá trình xếp dỡ hàng hóa.

Để thực hiện những yêu cầu đó, các bến được trang bị máy móc xếp dỡ, vận chuyển hiện đại có năng suất cao như cần cẩu (cần dàn, cẩu cổng trên ray, hoặc cẩu di động trên bánh lốp, bánh xích); xe nâng, toa xe tự đổ, băng chuyển…. và các thiết bị chuyên dụng khác.

Do các phương tiện giao thông không thểđến và rời cảng đồng thời hoặc do một số nguyên nhân khác nên trong phạm vi cảng luôn luôn giữ một khối lượng hàng rất lớn, chờ các thao tác tiếp theo. Để bảo quản hàng hóa an toàn trong cảng bố trí các loại kho có mai che cho hàng bách hóa tổng hợp, kho lạnh cho các loại hàng yêu cầu chế độ bảo quản ở nhiệt độ thấp, si lô cho hàng hạt, bể chứa đối với hàng lỏng, bãi chứa hàng container và hàng rời….

Đểđảm bảo cho tàu neo đậu, quay trở và tác nghiệp an toàn cảng cần có: Đủ diện tích khu nước với tổ hợp công trình bến, thiết bị neo và bỗ xếp hàng hóa từ tàu lên bờvào ngược lại.

Các bến nối để tàu neo đậu chờ vào bến hoặc thực hiện phương thức bốc xếp sang mạn ởvũng ngoài hoặc vũng trong được bảo vệkín sóng gió trong điều kiện tự nhiên hoặc bởi các công trình chắn sóng nhân tạo.

Diện tích khu đất của cảng là nơi hoạt động của các phương tiện giao thông, bảo quản hàng hóa, bố trí các công trình nhà làm việc và sinh hoạt; có mạng lưới hệ thống giao thông nội bộ nối với mạng lưới giao thông chính của cảng; có mạng công trình kĩ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và phòng cháy, trạm cứu hỏa….;

Ngoài ta, trong cảng còn có xưởng sửa chữa thiết bị máy móc và bộ phận duy tu bảo dưỡng công trình cảng; có công trình nâng, sửa chữa tàu và đội tàu dịch vụ của cảng….

Khái niệm cảng biển, cầu cảng, bến cảng theo quy định của bộ luật Hàng Hải, Nghị định 71/2006/NĐ-CP.

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắt đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất của cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luống cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng, bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡhàng hóa, đón, trả khác hàng và thực hiện các dịch vụ khác.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG LẠCH HUYỆN - HẢI PHÒNG (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)