Khái niệm về cảng biển

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG LẠCH HUYỆN - HẢI PHÒNG (Trang 33)

6. NỘI DUNG CỦA LUẬN VĂN

2.1. Khái niệm về cảng biển

2.1.1. Vai trò của cảng biển

Hệ thống cảng biển là kết cấu hạ tầng tuy không trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng và tích lũy lớn nhưng được xác định là bộ phận cơ bản, quan trọng hàng đầu có vai trò quyết định trong việc liên kết và thúc đẩy kinh tế - xã hội không chỉ của vùng biển, ven biển mà còn của các vùng khác trong cảnước.

Sự hình thành, phát triển hệ thống cảng biển gần với mạng lưới giao thông ven biển là cơ sở tiền đề quan trọng hàng đầu để hình thành, phát triển các đô thị, khu công nghiệp chế xuất và cung ứng tàu biển.

Hệ thống cảng biển Việt Nam là một bộ phận của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải không chỉ nhằm đáp ứng tốt các yêu cầu về bốc xếp, bảo quản, tiếp chuyển hàng hóa, hành khách đi đến cảng phát sinh từ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong nước mà còn có vai trò là động lực thúc đẩu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế thế giới của các vùng, miền địa phương ven biển và cảnước; là cơ sở vươn ra biển xa, phát triển kinh tế hàng hải và dịch vụ hàng hải trở thành mũi nhọn hàng đầu trong các ngành kinh tế biển, đồng thời góp phần đắc lực vào việc củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia về duyên hải và lãnh hải.

Cảng biển là một bộ phận quan trong không thể thiếu trong chu trình hoạt động của khu công nghiệp, khu chế xuất nói riêng và hoạt động kinh tế của vùng hấp dẫn nói chung nên cảng biển đang là mối quan tâm lớn của các nhà quản lí, các nhà đầu tư. Bởi vì sức cạnh trang của hàng hóa trên thị trường quốc tế trong thời gian hiện nay phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải, nhập nguyên liệu thô và xuất sẩn phẩm hàng các tàu biển lớn sẽ giảm đáng kể chi phí vận tải và dẫn đến tăng hiệu quảđầu tư.

Theo quan điểm truyền thống cảng biển là đầu mối giao thông, là nơi thực hiện các thao tác xếp dỡ hàng hóa từ phương thức vận tải biển sang các phương thức vận tải khác và ngược lại. Do đó, có thể nói vai trò cơ bản của cảng là xếp dỡ

hàng hóa, hỗ trợ cho công tác xuất nhập khẩu với tư cách là một bộ phận cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia. Chính vì vậy, hậu phương của cảng rất hạn chế.

Theo quan điểm hiện đại, ngoài vai trò xếp dỡ hàng hóa (vai trò cơ bản) cảng còn thực hiện hoạt động trung chuyển đơn giản và Logisties tạo giá trị gia tăng với khu hậu phương cảng tương đối rộng lớn.

Trong tương lai cảng biển sẽ có khu hậu phương đủ lớn để phục vụ cho tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp. Như vậy ngoài vai trò cơ bản là chuyền tải đơn giản và Logisties tạo giá trị gia tăng cảng biển còn có vai trò của chuỗi kinh doanh. Lúc đó, hoạt động của cảng gắn liền với họa động của khu kinh tế mở, khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu chế xuất….

Hình 2.1 Mô hình phát triển cảng biển tương lai

2.1.2. Định nghĩa

Cảng là một tập hợp các hạng mục công trình và thiết bịđể đảm bảo cho tàu neo đậu và xếp dỡ hàng hóa giữa các phương thức vận tải đường thủy, sắt và bộ.

Nhiệm vụ chính của cảng là vận chuyển hoàng hóa và hành khách giữ vận tải thủy và vận tải trên bộ. Cảng cũng là đầu mối giao thông, là nơi giao cắt của các loại hình vận tải khác nhau: Biển, sông, đường sắt, đường ô tô và đường ống. Ngoài chức năng cảng là nơi đậu tầu, hoạt động của cảng cần phải làm sao để tăng khả

năng xép dỡ hàng hóa và giảo phóng nhanh các loại phương tiện vận tải tham gia vào quá trình xếp dỡ hàng hóa.

Để thực hiện những yêu cầu đó, các bến được trang bị máy móc xếp dỡ, vận chuyển hiện đại có năng suất cao như cần cẩu (cần dàn, cẩu cổng trên ray, hoặc cẩu di động trên bánh lốp, bánh xích); xe nâng, toa xe tự đổ, băng chuyển…. và các thiết bị chuyên dụng khác.

Do các phương tiện giao thông không thểđến và rời cảng đồng thời hoặc do một số nguyên nhân khác nên trong phạm vi cảng luôn luôn giữ một khối lượng hàng rất lớn, chờ các thao tác tiếp theo. Để bảo quản hàng hóa an toàn trong cảng bố trí các loại kho có mai che cho hàng bách hóa tổng hợp, kho lạnh cho các loại hàng yêu cầu chế độ bảo quản ở nhiệt độ thấp, si lô cho hàng hạt, bể chứa đối với hàng lỏng, bãi chứa hàng container và hàng rời….

Đểđảm bảo cho tàu neo đậu, quay trở và tác nghiệp an toàn cảng cần có: Đủ diện tích khu nước với tổ hợp công trình bến, thiết bị neo và bỗ xếp hàng hóa từ tàu lên bờvào ngược lại.

Các bến nối để tàu neo đậu chờ vào bến hoặc thực hiện phương thức bốc xếp sang mạn ởvũng ngoài hoặc vũng trong được bảo vệkín sóng gió trong điều kiện tự nhiên hoặc bởi các công trình chắn sóng nhân tạo.

Diện tích khu đất của cảng là nơi hoạt động của các phương tiện giao thông, bảo quản hàng hóa, bố trí các công trình nhà làm việc và sinh hoạt; có mạng lưới hệ thống giao thông nội bộ nối với mạng lưới giao thông chính của cảng; có mạng công trình kĩ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc và phòng cháy, trạm cứu hỏa….;

Ngoài ta, trong cảng còn có xưởng sửa chữa thiết bị máy móc và bộ phận duy tu bảo dưỡng công trình cảng; có công trình nâng, sửa chữa tàu và đội tàu dịch vụ của cảng….

Khái niệm cảng biển, cầu cảng, bến cảng theo quy định của bộ luật Hàng Hải, Nghị định 71/2006/NĐ-CP.

Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắt đặt trang thiết bị cho tàu biển ra, vào hoạt động để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ khác. Vùng đất của cảng là vùng đất được giới hạn để xây dựng cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, các công trình phụ trợ khác và lắp đặt trang thiết bị. Vùng nước cảng là vùng nước được giới hạn để thiết lập vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở tàu, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu tránh bão, vùng đón trả hoa tiêu, vùng kiểm dịch, vùng để xây dựng luống cảng biển và các công trình phụ trợ khác.

Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng, bến cảng có một hoặc nhiều cầu cảng. Bến cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, luồng và các công trình phụ trợ khác. Cầu cảng là kết cấu cố định thuộc bến cảng, được sử dụng cho tàu biển neo đậu, bốc dỡhàng hóa, đón, trả khác hàng và thực hiện các dịch vụ khác.

2.2. Giới thiệu vềmột số cảng biển trên thế giới và việt nam2.2.1. Một số cảng trên thế giới 2.2.1. Một số cảng trên thế giới

Trên thế giới có rất nhiều cảng biển với nhiều mục đích sử dụng khác nhau như: Cảng phục vụ cho mục đích thương mại, cảng phục vụđóng tàu, cảng phục vụ cho khai thác dàu, cảng phục vụ cho du lịch, cảng cá, cảng phục vụ cho kinh tế lấn biển. Sau đây là một số cảng nổi tiếng trên thế giới:

2.2.1.1. Cảng gần bờ, cảng sông

Cảng Los Angesles - Mỹ

Cảng Los Angeles còn gọi là cảng Quốc tế Los Angeles là một tổ hợp cảng nằm dọc 69 km chiều dài của bờ sông. Cảng nằm trên vịnh San Pedro ở San Pedro, cách trung tâm thành phố Los Angeles khoảng 32 km về phía Nam. Cảng Los Angeles giáp với cảng Long Beach, với sốlượng người làm việc tại đây lên tới hơn 16.000 người, và là cảng bận rộn nhất ở Hoa Kỳ. Lượng hàng qua cảng vượt 100 triệu tấn/năm, độ sâu trong bể cảng là 13,7m và ngoài bể cảng là 15,6m.

Hình 2.2 Hình ảnh cảng Los Ageles từ trên cao

(Nguồn: Google ảnh)

Cảng Thượng Hải - Trung Quốc

Nằm trên cửa sông Dương Tử thuộc thành phố Thượng Hải, cảng có diện tích 3,94 km2 là một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh nhất trên thế giới.

Hình 2.3 Cảng Thượng Hải tại cửa sông Dương Tử

Cảng bao gồm 125 bến tàu với tổng chiều dài cảng biển là 20 km có thể phục vụ hơn 2.000 tàu container mỗi tháng, chiếm khoảng 1/4 tổng lượng giao thương quốc tế của Trung Quốc.

Cảng Rotterdam - Hà Lan

Cảng Rotterdam là cảng lớn nhất ở châu Âu thuộc thành phố Rotterdam nằm ở phía Nam Hà Lan nằm trên diện tích 105 km vuông, cảng Rotterdam hiện trải dài trên một khoảng cách 40 km. Nó bao gồm khu cảng lịch sử trung tâm thành phố, bao gồm Delfshaven; phức hợp Maashaven / Rijnhaven / Feijenoord; Các bến cảng xung quang Waalhaven;Eemhaven, Botlek, Europoort, nằm dọc theo Calandkanaal Nieuwe Waterweg và Scheur (hai địa danh sau là sự tiếp tục của Nieuwe Maas) và Maasvlakte khu vực khai hoang, đổ vào Biển Bắc. Tại cảng Rotterdam có cầu tàu tiếp nhận hàng rời chở quặng sắt Berge Stah lớn nhất thế giới với độ sâu trước bến là 24m. Lượng hàng hóa thông qua cảng Rotterdam đạt trên 400 triệu tấn/năm.

Hình 2.4 Cảng Rotterdam - Hà Lan

(Nguồn: Google ảnh)

2.2.1.2. Cảng chuyển tiếp giữa gần bờ tới xa bờ, cảng đảo

Do không đảm bảo độ sâu cần thiết đối với các cảng ven bờ. Nằm trong kế hoạch mở rộng cảng Thượng Hải, một cảng nước sâu mới nằm trên biển phía đông Trung Quốc đã được xây dựng cách đất liền 30 km để đạt được độ sâu cần thiết có thể tiếp nhận tàu container lớn nhất hiện tại và dự kiến trong tương lai.

Cảng nước sâu Dương Sơncó độ sâu thiết kế -15m, kết nối với đất liền thông qua một cây cầu dài 32,5 km. Hiện nay đã đưa giai đoạn I vào khai thác với tổng chiều dài tuyến bến là 1800m. Vào năm 2020, cảng Dương Sơn sẽ có 30 cầu cảng nước sâu với khảnăng thông qua là 13 triệu TEU/năm.

Hình 2.5 Cảng nước sâu Yangshan nhìn từ trên cao

(Nguồn: Google ảnh)

Cảng PuSan - Hàn Quốc

Nằm ở phái nam của bán đảo Triều Tiên, cảng Pusan là cảng cửa ngõ liên kết với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Cảng có lịch sửtrên 120 năm. Cảng Pusan là cảng nước sâu tự nhiên bao gồm các khu cảng phía Bắc, phía Nam khu cảng Gamchun và khu cảng Tadaepo. Độsâu khu nước của cảng là từ 5m đến 14m, Cảng xếp dỡ khoảng 45% lượng hàng hóa xuất khẩu và 95% lượng container thông qua của cả Hàn Quốc. Tổng khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu được xếp dỡ qua cảng năm 2006 là 229 triệu tấn.

Hình 2.6 Bến đón tàu cảng Busan

(Nguồn: Google ảnh)

Hình 2.7 Cảng Busan nhìn từ trên cao

(Nguồn: Google ảnh)

Cảng trung chuyển container quốc tế Singapore

Nằm ở phía Nam của bán đảo Malay, cách khoảng 30 km về phía Tây Nam cảng Johor của Malaysia, cảng Singapore cung cấp kết nối tới hơn 600 cảng ở 123 quốc gia.

Đây là cảng có sở hữu chung lớn nhất và là trung tâm chuyển tải container nhộn nhịp nhất trên thế giới.

Trong năm 2009, cảng đã bốc xếp 25,86 triệu TEUs và 471,4 triệu tấn hàng hóa; đón 1 triệu hành khách.

Tổng cộng có 130.575 tàu thuyền đến cảng.

Cảng Singapore gồm 4 khu cảng: Tanjong Pagar, Keppel, Brani và Pasir Panjang. Độsâu nước trước bến từ 14,6m đến 16m, được trang bị các loại cẩu dàn chuyên dụng xếp dỡ2 container 40’ đồng thời.

Hình 2.8 Tổng mặt bằng khu bến Tanjong Pagar

(Nguồn: Google earth)

Cảng Kobe - Nhật Bản

Cảng Kobe nằm dọc theo phía bờ bắc của vịnh, còn hậu phương trực tiếp phía tây và phía bắc có vùng đồi Takatiri và Rokko. Cảng Kobe hiện tại làm hàng với 253 bến để neo đâu hàng năm 90.000 chiếc tàu, trong đó 10.000 tàu là tàu vượt đại dương. Công xuất cảng đạt 160 đến 170 triêu tấn/năm, trong đó 2/3 là hàng nội địa, 1/3 là hàng vượt đại dương. Tỷ lệ giữa hàng hóa nhập và xuất tại Kobe là 2/3, trong đó container chiếm 60%.

Cảng Kobe ngoài các bến nhô, bến liền bờ phủ kín đường mép bờ với đất liền, cảng Kobe còn các cảng đảo nhân tạo. Nổi tiếng nhất là hai cảng đảo nhân tạo

Port Island và Rokko Island. Trên các đảo là các khu công nghiệp: Lọc dầu, phân bón, hóa chất, sản xuất muối… Hình 2.9 Tổng mặt bằng cảng Kobe (Nguồn: Google ảnh) Cảng Jeddah Ả Rập - Xê út Hình 2.10 Tổng mặt bằng cảng Jaddah (Nguồn: Google ảnh)

Jeddah có tọa độ tại 2128N/39,10E của Ả Rập - Xê út, có nhiều tên gọi: Djidda, Dschidda, Dscheddah. Đó là cảng biển lớn nhất đất nước Ả Rập - Xê út bên bờ biển đỏ, đạt 15 triệu tấn/năm.

Cảng Jeddah được quy hoạch với nhiều bến nhô như những bán đảo tự nhiên nhô ra biển. Hiện nay sử dụng 37 bến. Các bến container hiện đại bốc dỡ 650.000 TEU/năm. Nhiệm vụ trọng tâm của Jeddah là xuất khẩu dầu.

2.2.1.3. Cảng xa bờ

Cảng dầu ở Kazakhstan

Hình 2.11 Mặt bằng cảng dầu ở Kazakhtan

(Nguồn: Google ảnh)

Cảng được xây dựng vào năm 2001 như là một phần của sự phát triển để phục vụ như thăm dò và sản xuất lắp đặt trong khu vực Đông Kashagan ở phía bắc biển Caspi.

Cảng nằm 85km từ Atyrau, có khảnăng xử lý 450.000 thùng dầu mỗi ngày. Cảng được nối với đất liền với ba đường ống dẫn.

Hình 2.12 Dự án cảng ở Venice

(Nguồn: https://www.port.venice.it)

Tại Rome, ngày 23 Tháng 9 năm 2010, Paolo Costa trình bày một dự án cảng nước sâu cách bờ khoảng 14km trong Adriatic, nơi đáy biển có độ sâu tự nhiên 20m. Đây sẽ là cảng biển đầu tiên ởĐịa Trung Hải.

Hệ thống đê chắn sóng dài 3,5 km sẽ tạo ra khu nước cần thiết cho cảng Tàu chở dầu và tàu container sẽ cập bến bên trong hệ thống đê chắn. Nhờ một hệ thống hoàn toàn tự động, thời gian cần thiết để chuyển container từ tàu sà lan và ngược lại sẽ vào khoảng hai phút cho mỗi container.

Các container sẽ được chuyển giao cho sà lan với công suất 112 TEU hoặc nhiều hơn. Sau đó các xà lan sẽ thực hiện chuyển các container vào cảng nội địa.

Sẽ có hai bến cho tàu chở dầu, được thiết kế để quản lý công suất tối đa 7 triệu tấn dầu thô và tiếp nhận tàu trên 150.000 tấn, dỡ trực tiếp vào một đường ống dưới nước liên kết với nhà máy lọc dầu ở Porto Marghera và Mantua . Nếu điều này xảy ra một chỉ thị của Luật 1994 đặc biệt cho Venice cấm các tàu chở dầu từ vào đầm phá.

Cảng dầu ở sân bay quốc tế Kansai

Sân bay Kansai được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích 511 ha. Hòn đảo nằm trên vịnh Osaka cách đất liền 5 km. Cảng dầu được bố trí tại mép ngoài của sân bay phục vụ cho vận chuyển dầu.

Hình 2.13 Sân bay quốc tế Kansai

(Nguồn: Google ảnh)

Dự án cảng biển trong tương lai ở Mỹ

Hình 2.14 Dự án cảng trong tương lai ở Mỹ

2.2.2. Cảng biển ở việt nam

Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện tại có: 17 cảng biển loại I; 23 cảng biển loại II; 9 cảng biển loại III (cảng dầu khí ngoài khơi) (Theo Quyết định số 16/2008/QĐ - TTg ngày 28/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về “Công bố danh mục cảng biển Việt Nam”). Tổng cộng có 166 bếncảng các loại

Theo vùng lãnh thổ, hệ thống cảng biểnViệt Nam phân thành 6 nhóm : Nhóm 1: Từ Quảng Ninh đến Ninh Bình (Nhóm cảng phía Bắc).

Nhóm 2: Từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh (Nhóm cảng Bắc Trung Bộ).

Nhóm 3: Từ Quảng Bình đến Quãng Ngãi (Nhóm cảng Trung Trung Bộ). Nhóm 4: TừBình Định đến Bình Thuận (Nhóm cảng Nam Trung Bộ).

Nhóm 5: Đông Nam Bộ (Nhóm cảng TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU QUY HOẠCH MẶT BẰNG CẢNG LẠCH HUYỆN - HẢI PHÒNG (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)