Xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên trong giai đoạn mớ

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái (Trang 75)

thuận lợi cho sự phát triển của thanh niên trong giai đoạn mới

Con người luôn là chủ thể tích cực cải tạo và thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đồng thời con người cũng là sản phẩm của chính sự vận động phát triển của xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung thì nhân tố con người, trong đó có thanh niên phải được xem là lực lượng quyết định nhất. Nhìn nhận và đánh giá đúng vị trí của thanh niên trong xã hội vẫn chưa đủ, điều cơ bản là còn phải biết tạo ra môi trường xã hội để phát huy tính tích cực của thanh niên, giúp họ định hướng con đường phát triển của chính mình.

Sự nghiệp đổi mới toàn diện nền kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay là cơ hội tốt nhất, môi trường thuận lợi nhất để thanh niên ta tự rèn luyện, tự khẳng định vai trò, vị trí của mình.

Môi trường kinh tế - xã hội được coi là trong sạch, lành mạnh là điều kiện để con người vươn lên làm chủ tự nhiên, xã hội và bản thân. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng lối sống thanh niên hiện nay, cần chú ý giải quyết tốt các vấn đề sau:

2.3.1.1. Coi trọng việc giải quyết công ăn việc làm cho thanh niên.

Có thể nói, lao động trẻ đang là một nguồn lực quan trọng, một nguồn "tài nguyên" đầy tiềm năng trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Một trong những hạn chế của lao động trẻ hiện nay là tâm lý chọn ngành nghề đào tạo còn chưa thực tế, thích có bằng cấp hơn là làm chủ các kỹ năng chuyên môn nghề nghiệp mà thị trường lao động đang có nhu cầu, tỷ lệ thanh niên sau khi tốt nghiệp các trường đào tạo trở về tham gia xây dựng địa phương còn thấp. Chất lượng lao động của lao động trẻ tuy có nhiều chuyển biến, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thất nghiệp, thiếu việc làm trong thanh niên, mất cân đối lao động có trình độ chuyên môn giữa các nghề trong nền kinh tế quốc dân. Một bộ phận thanh niên do không có việc làm đã rơi vào các tệ nạn xã hội. Những hạn chế trên có phần do cơ chế, chính sách hướng dẫn, khuyến khích thanh niên, mặt khác có phần do chủ quan trong tư duy nhận thức của một bộ phận thanh niên còn ngại khổ, ngại khó.

Vì vậy giải quyết việc làm cho thanh niên vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là vấn đề lâu dài của xã hội. Vấn đề việc làm đang là vấn đề nóng bỏng đối với hầu hết các quốc gia nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam. Chính sách giải quyết việc làm lần đầu tiên ở nước ta đã được Nhà nước ban hành với những quan điểm, chủ trương, phương hướng và biện pháp hoàn toàn đổi mới phù hợp với cơ chế thị trường, đánh dấu một bước phát triển về mặt lý luận trong lĩnh vực việc làm và đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống. Quan điểm cơ bản là phải cố gắng đến mức tối đa để có

chính sách giải quyết việc làm thỏa đáng cho người lao động hiện nay. Điều đáng nói là tỷ lệ thanh niên trong cơ cấu dân cư hàng năm hiện nay ở nước ta vẫn tăng lên. Nếu như năm 1995 là 29,2% thì năm 2000 là 30,1% và năm 2005 là 30,6%. Tỷ lệ thanh niên trong lực lượng lao động xã hội cũng khá cao. Năm 1995 là 54,9%, năm 2000 là 54,3% và năm 2005 là 51,6%) (Đề tài KX.04.09 - Kết quả điều tra xã hội học).

Một mặt có lực lượng lao động trẻ đông là một thế mạnh, cơ sở cho phát triển kinh tế, xã hội, song mặt khác, lực lượng lao động cũng tạo ra sức ép ghê gớm không chỉ cho vấn đề lao động, việc làm mà còn ảnh hưởng đến chất lượng thanh niên do không đủ những điều kiện kinh tế - xã hội, cơ sở vật chất - văn hóa cho việc giáo dục và học tập của thanh niên. Chính vì vậy, muốn có lực lượng thanh niên xứng đáng với vai trò rường cột, chủ tương lai của đất nước thì không thể xem nhẹ vấn đề giải quyết việc làm.

Bởi vậy, vấn đề đặt ra là nhà nước ta nói chung và tỉnh Yên Bái nói riêng phải có cơ chế và biện pháp kiểm soát được thị trường lao động để bảo vệ những người đang có việc làm, làm giảm và khống chế tỷ lệ thất nghiệp, không dẫn đến "điểm nóng" gây nguy hiểm cho nền kinh tế - xã hội, đặc biệt ở khu vực thành phố, thị xã. Đây là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước (từ Trung ương đến cơ sở) của các tổ chức xã hội và của toàn dân. Để giải quyết tốt việc làm cho lao động xã hội phải dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ nền sản xuất hàng hóa nhiều thành phần với hình thức tổ chức kinh doanh đa dạng, phong phú đan xen vào nhau làm cho thị trường lao động trở nên sôi động, linh hoạt. Chỉ trong điều kiện đó thì sức lao động mới được giải quyết một cách triệt để, người lao động mới có cơ hội tự tạo việc làm cho chính mình và thu hút được lao động xã hội. Vấn đề tự do hóa lao động là quan điểm cơ bản để hoàn thành chính sách việc làm

trong điều kiện mới. Quan điểm này phải được thể chế hóa thành pháp luật để bảo đảm cho người lao động được tự do hành nghề, lập hội nghề nghiệp, liên doanh, liên kết, hợp tác và tự do thuê mướn lao động trên cơ sở pháp luật, có sự hướng dẫn của Nhà nước. Nhà nước bảo vệ, khuyến khích các chủ doanh nghiệp, kể cả các chủ tư nhân, gia đình và mọi người làm giàu hợp pháp, xóa bỏ sự trói buộc người lao động nhằm phát huy cao nhất yếu tố con người với khả năng sáng tạo không có giới hạn của mình trong việc tự tạo việc làm và phát triển việc làm mới.

Chính sách việc làm là một trong những chính sách cơ bản nhất trong hệ thống chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách này gắn chặt với chính sách phát triển kinh tế hay nói cách khác là phát triển nguồn nhân lực. Đây là hướng cơ bản nhất mở ra khả năng to lớn giải quyết việc làm cho người lao động, đồng thời với hướng này chính sách việc làm phải hướng vào tiếp tục giải phóng tiềm năng lao động cho thanh niên ở thành thị, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề, lao động thôi việc từ khu vực nhà nước, các đối tượng tệ nạn xã hội. Khuyến khích các lĩnh vực, ngành nghề và hình thức có thể thu hút được nhiều lao động đặc biệt khuyến khích những người có vốn, có kỹ thuật công nghệ, có trình độ quản lý... đầu tư vào sản xuất kinh doanh để thu hút lao động xã hội.

Trong giải pháp kinh tế, ngoài giải pháp về việc làm cần chú ý và coi trọng khuyến khích kinh tế hộ gia đình, kinh tế tự nhiên, kinh tế trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ... Đây chính là lĩnh vực đang có khả năng thu hút nhiều lao động nhất hiện nay cũng như các năm tới. Nó phù hợp với điều kiện ở một tỉnh miền núi đất rộng, người thưa, kinh tế đang phát triển như Yên Bái. Nhưng vấn đề đặt ra là giải quyết việc làm cho thanh niên Yên Bái hiện nay phải theo một chương trình, dự án cụ thể có mục đích, có

vốn đầu tư. Dự án giải quyết việc làm này phải lồng ghép với chương trình phát triển kinh tế của tỉnh, của Nhà nước. Ví dụ: mô hình kinh tế trang trại, các công trình giao thông liên xã đã thu hút một lực lượng đông đảo thanh niên đặc biệt là thanh niên nông thôn tham gia. Hiện nay ở Yên Bái có trên 9.000 trang trại, gần 90% trang trại gia đình, số còn lại là các trang trại tư bản tư nhân và hợp tác xã. Trong số đó có 406 trang trại thanh niên thu hút 2130 lao động là thanh niên. Mô hình này đã góp phần vào việc làm thay đổi môi sinh, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, đưa độ che phủ lên 50% trên phạm vi toàn tỉnh. Chắc chắn trong tương lai những thuận lợi về tự nhiên và tiềm năng kinh tế sẽ được khai thác ngày một hợp lý hơn.

Các công trình thanh niên ở Yên Bái là một nét mới, biểu hiện sự vận dụng sáng tạo phong trào thanh niên tình nguyện trong điều kiện cụ thể của tỉnh. Năm 2003 đã có 129 công trình đạt gá trị 2,87 tỷ đồng thu hút được 19620 lao động là thanh niên tham gia 15 .

Thành công trong hoạt động của các công trường là đã tham gia phát triển kinh tế xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng các xã vùng cao đặc biệt khó khăn giúp đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao dân trí, cải tạo dân sinh, xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, cần phải huy động sức mạnh toàn xã hội trong việc dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, coi dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên là một nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt cần phát huy những ngành nghề truyền thống của địa phương như dệt thổ cẩm, làm chổi chít, đệm bông lau, làm tranh đá, đồ gỗ, mây tre đan.

Năm 2003 Số thanh niên được dạy nghề: 672.

Số thanh niên được tư vấn giới thiệu việc làm: 801 người

Số lượng này còn quá nhỏ so với số lượng thanh niên chưa có việc làm ở Yên Bái hiện nay.

2.3.1.2. Đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo

Kinh tế thị trường cho phép cạnh tranh, xu hướng chạy theo lợi nhuận khuyến khích làm giàu chính đáng bằng chính sức lao động của mình. Nó giải phóng lực lượng sản xuất làm cho nền kinh tế phát triển năng động nhịp nhàng hơn, góp phần đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, vươn lên hòa nhập vào cộng đồng thế giới. Song bản thân kinh tế thị trường cũng có những mặt trái đưa đến sự phân hóa giàu nghèo trong một bộ phận dân cư. Đây cũng là nguyên nhân sinh ra tệ nạn xã hội. Vì vậy việc xóa đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội trong điều kiện đất nước đang tiếp tục công cuộc đổi mới phải gắn với mục tiêu phát triển. Nhà nước trong khi ra sức tạo điều kiện để khuyến khích người làm giàu chính đáng, có một bộ phận dân cư ngày càng giàu có là hợp quy luật, cần thiết cho sự phát triển và tiến bộ chung, góp phần nâng cao đời sống của toàn xã hội, còn phải có chính sách đặc biệt để trợ giúp người đói nghèo.

Mục tiêu của tỉnh xác định trong Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái lần thứ 15 (2001-2005) là: "Phấn đấu đưa tỉnh Yên Bái ra khỏi đói nghèo, trở thành một tỉnh phát triển của khu vực miền núi... Phấn đấu đến năm 2010, tỷ trọng nông lâm - nghiệp 20%, công nghiệp dịch vụ 80%, xóa nạn đói giáp hạt, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo, tăng số giàu lên 30%, giảm số hộ nghèo xuống 50% so với hiện nay" 42 .

Thực tế trong những năm qua, tỉnh Yên Bái đã quan tâm giải quyết nhiều đến công tác xóa đói giảm nghèo ở nhiều đối tượng trên địa bàn toàn tỉnh với sự trợ giúp của Nhà nước và nỗ lực của đồng bào các dân tộc. Tỉnh đã đầu tư 65 tỷ đồng vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng, chương trình 135 của Chính phủ đầu tư 9,6 tỷ đồng cho 24 xã vùng cao đặc biệt khó khăn,

15870 lượt hộ được vay 36 tỷ đồng theo dự án để phát triển sản xuất, tổng số vốn vay hộ nghèo đạt 73,2 tỷ đồng. Nhờ sự cố gắng của toàn Đảng, toàn dân, tỷ lệ đói nghèo của tỉnh đã giảm xuống 17% (giảm 3% so với năm 2000) 26 .

Tuy nhiên, bên cạnh những cái được đó, chúng ta còn thấy có những tồn tại cần sớm khắc phục trong đó có các vấn đề lao động, việc làm, công tác xóa đói giảm nghèo còn nhiều bức xúc. Đời sống của một bộ phận nhân dân ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn. Địa bàn của tỉnh rộng, đường xá giao thông đi lại và các điều kiện phục vụ cho công tác thanh tra, kiểm tra, triển khai công tác xóa đói giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn. Số vốn dự án đề ra được chuyển tới người đói nghèo để tổ chức tăng gia sản xuất nhưng người đói nghèo lại đem chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày. Bởi vậy chỉ trong một thời gian ngắn là hết vốn, không có vốn quay vòng, tái sản xuất, kết cục không giảm được hộ nghèo. Có thể nói thực tế này là bài học cho các nhà nghiên cứu tạo vốn, duy trì và sử dụng vốn để phát triển kinh tế một cách có hiệu quả.

Để khắc phục nhược điểm đó, chúng ta cần tập trung giáo dục, đề cao trách nhiệm của mỗi công dân trong việc tự giải quyết khó khăn về đời sống của bản thân mình, gia đình mình, đồng thời chương trình xóa đói giảm nghèo phải tập trung vào một số nội dung cụ thể có tính cấp bách.

Thứ nhất, tỉnh phải có các chương trình, dự án trợ giúp hộ nghèo, vùng nghèo về vốn, kỹ thuật, công nghệ trên cơ sở thanh tra, kiểm tra chu đáo đảm bảo trợ giúp đúng đối tượng, đúng mục đích. Đồng thời, làm cho hộ nghèo, người nghèo, vùng nghèo thấy được mục đích, yêu cầu của việc trợ giúp, biết cách sử dụng đồng vốn trong công việc làm ăn để họ tự vươn lên đảm bảo cuộc sống cho bản thân, cho gia đình, không cần sự cứu tế của xã hội.

Thứ hai, tỉnh phải có một số chính sách cụ thể khuyến khích và trợ giúp người nghèo đi vào sản xuất kinh doanh như vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi, đồng thời đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng trọng điểm có đất đai, khí hậu tốt... Xem xét miễn giảm một số khoản phí và lệ phí về giáo dục, y tế, lập quỹ dự phòng của địa phương để vay hoặc mượn trong các trường hợp gặp rủi ro (thiên tai, mất mùa, hỏa hoạn, tai nạn...) thay cho các cứu trợ đột xuất.

Thứ ba, phát triển các hội trợ giúp hoặc bảo trợ người nghèo, phát huy vai trò của các tổ chức xã hội (phụ nữ, đoàn thanh niên, công đoàn, hội nông dân, hội cựu chiến binh...); cùng các chương trình xóa đói giảm nghèo, dành các dự án viện trợ nhân đạo vào mục tiêu này.

Như vậy, để xóa đói giảm nghèo trong các hộ gia đình nói chung, thanh niên nói riêng đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều lực lượng xã hội tham gia, đồng thời phải gắn kết chặt chẽ với chương trình phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Cần hướng dẫn và tổ chức tham gia tích cực vào các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát huy tinh thần tự lực, tự cường, cần cù trong lao động sản xuất, sắp xếp lại lao động trong mỗi hộ gia đình một cách hợp lý, đẩy mạnh việc cải tạo vườn tạp để trồng cây có giá trị kinh tế cao: cây ăn quả, cây quế, cây lấy gỗ... Tận dụng ao, hồ để nuôi trồng thủy sản: cá, tôm... Phát triển ngành nghề thủ công truyền thống ở địa phương để thanh niên nông thôn kết hợp sản xuất nông nghiệp với sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống trong lúc nông nhàn như dệt thổ cẩm, làm chổi chít, đệm bông lau, mây tre đan, chạm gỗ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vận động thanh niên thực hiện phong trào góp vốn giúp nhau làm kinh tế, hiện nay phong trào này đã phát triển nhưng triển khai chưa rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh. Số thanh niên tham gia góp vốn là 1279 người

với tổng số tiền là 1200 triệu đồng. Nếu mô hình này được nhân rộng thành hoạt động trong thanh niên nông thôn sẽ giúp cho thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo tại quê hương của chính họ.

Có thể nói, chỉ có giải pháp kinh tế (giải quyết việc làm, xóa đói

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái (Trang 75)