Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái (Trang 46)

Nằm ở vị trí địa lý 210

18' - 22017' vĩ Bắc, 1030

56' - 105006' kinh Đông, trải dọc theo đôi bờ sông Hồng, Yên Bái là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực chuyển tiếp giữa miền Tây Bắc và trung du Bắc bộ, phía Đông Bắc giáp 2 tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía Đông Nam giáp tỉnh Lao Cai.

Tỉnh có diện tích tự nhiên là 6.882,922 km2

gồm thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, 2 huyện vùng cao (Mù Cang Chải, Trạm Tấu), 3 huyện có nhiều xã vùng cao (Lục Yên, Văn Yên, Văn Chấn), 2 huyện vùng thấp (Yên Bình, Trấn Yên). Toàn tỉnh có 180 xã, phường, thị trấn, trong đó có 70 xã vùng đặc biệt khó khăn. Địa hình Yên Bái có thể chia ra như sau:

- Vùng thấp: Nằm ở tả ngạn là lưu vực sông Hồng, lưu vực sông Chảy mang nhiều đặc điểm của vùng trung du do các đỉnh núi phẳng, nằm sàn sàn như bát úp chạy dài liên tiếp tạo ra các thung lũng bằng phẳng và cánh đồng chạy dọc theo triền sông.

- Vùng cao: gồm địa hình nằm ở hữu ngạn sông Hồng và cao nguyên nằm giữa sông Hồng và sông Đà, có nhiều dãy núi cao chạy liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nhìn xa như bức tường thành che kín cả bầu trời phía Tây tạo nên khung cảnh khá hùng vĩ, đồ sộ.

Những đặc điểm về địa hình đã khiến cho Yên Bái có các loại rừng: Nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới trên núi cao. Tuy nhiên các loại rừng kể trên hiện nay chỉ còn lại trong các khu vực núi thuộc huyện Văn Yên, Lục Yên, Trạm Tấu, Mù Cang Chải do tốc độ khai thác cao (có năm 40.000

m3/năm), diện tích rừng hiện nay bị thu hẹp gần tới mức giới hạn để bảo vệ sự cân bằng sinh thái.

Vào thời điểm này, toàn tỉnh chỉ còn 158.721 ha rừng, trong đó 123.188 ha rừng tự nhiên trữ lượng 11,9 triệu m3, 35.533 ha rừng trồng cho trữ lượng 0,9 triệu m3

và 61 triệu cây (tre, nứa, vầu), so với năm 1978 giảm 183.456 ha, bình quân mỗi năm giảm 13.139 ha. Nơi có nhiều rừng nhất là huyện Văn Yên và còn ít nhất là huyện Yên Bình (tốc độ giảm là 1,5% năm).

Đặc trưng của khí hậu Yên Bái là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nắng lắm, mưa nhiều, nền nhiệt cao. Nhiệt độ trung bình ít biến động trong năm (18-240C) cao nhất 370

C-390C, thấp nhất 20

C-40C. Gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam. Mưa nhiều nhưng phân bố không đều, lượng mưa trung bình 1.800-2000mm/năm, cao nhất tới 2204mm/năm, thấp thấp là 1.106 mm/năm. Một số vùng khí hậu vào tiết xuân thường có mưa dầm triền miên.

Bên cạnh nền độ ẩm cao trên phần lớn lãnh thổ, Yên Bái còn có một số vùng cho cây trồng phát triển, cây ăn quả và cây lương thực ngắn ngày quay vòng nhanh, các ngành khai thác và chế biến gặp nhiều thuận lợi, các ngành du lịch và giao thông có thể hoạt động quanh năm. Khí hậu mát ở vùng cao cho phép trồng được cây dược liệu và chăn nuôi gia súc có sừng (bò, dê, hươu).

Bên cạnh những thuận lợi kể trên, địa phương cũng chịu nhiều hậu quả do đặc điểm của thời tiết gây ra. Mùa đông, nhiều đợt gió buốt lạnh tràn về gây ra sương muối. Đầu mùa hè, những đợt gió tây nóng tràn sang gây tổn hại đến sức khỏe con người, súc vật và cây trồng. Thuận lợi và bất lợi của khí hậu, thời tiết trong tỉnh diễn ra có tính quy luật khách quan, con người chưa đủ khả năng chế ngự và thay đổi các điều kiện tự nhiên. Chỉ có thể lợi dụng tối đa các thuận lợi và hạn chế mức độ thiệt hại do các điều

kiện bất lợi, nhất là thiên tai nhằm bố trí có hiệu quả nhất kế hoạch sản xuất và tổ chức đời sống trên địa bàn.

Nguồn nước của hệ thống hồ, đầm ở Yên Bái là rất lớn. Riêng hồ Thác Bà có diện tích 23.400 ha góp phần lớn vào việc bảo vệ và cải tạo môi trường và phát triển ngành thủy sản của địa phương. Hồ Thác Bà còn là nguồn thủy năng lớn với nhà máy thủy điện Thác Bà công suất 108.000kw.

Mật độ sông ngòi dày đặc, lòng sông có độ dốc cao và lắm thác nghềnh, mỗi khi mưa lớn thường gây lũ đột ngột là những khó khăn và trở ngại của địa phương.

Tài nguyên, khoáng sản phong phú là một thế mạnh của Yên Bái. "Về kim loại quý hiếm có mỏ vàng ở Xuân Ái (Văn Yên), Kiên Thành (Trấn Yên), mỏ bạc ở Tú Lệ (Văn Chấn). Cùng các mỏ đá quý phân bố trên diện rộng hàng chục km2

ở một số xã thuộc 2 huyện Lục Yên và Yên Bình.

Kim loại màu có mỏ đồng ở Châu Quế, Phong Dụ (Văn Yên), chì và kẽm ở Tân Lập (Lục Yên), Tú Lệ (Văn Chấn) trữ lượng hàng triệu tấn. Các mỏ sắt ở My (Văn Chấn), Hưng Khánh (Trấn Yên), Đại Phác (Văn Yên) trữ lượng hàng trăm triệu tấn.

Khoáng sản phi kim loại có pirit ở Tân Tĩnh, Đồng Hanh (Lục Yên), cao lanh ở Ngòi Hóp, Minh Bảo, đá thạch anh dùng cho công nghiệp gốm sứ tìm thấy ở Trấn Yên trữ lượng vài chục ngàn tấn. Vật liệu xây dựng có thể khai thác với số lượng lớn là đá vôi ở Đồng Khê (Văn Chấn), Mông Sơn (Yên Bình), đất sét ở Bái Dương, Tuy Lộc, Đại Minh (Trấn Yên, Yên Bình), cát sỏi thuộc dòng sông Hồng, sông Chảy" 29, tr.36 . Toàn tỉnh Yên Bái có 66.629,4 ha đất nông nghiệp chiếm 9,7% diện tích đất tự nhiên, 258.742 ha đất đang có rừng tự nhiên và rừng trồng, 28.492 ha đất chuyên dùng, 3.697 ha thổ cư, 330.670 ha đất chưa sử dụng và 18.804 ha mặt nước

và nuôi trồng thủy sản. Như vậy, diện tích đất canh tác so với tổng diện tích quỹ đất là quá thấp. Tuy nhiên, lưu ý đến đặc thù cấu trúc của địa hình lãnh thổ (đồng bằng cũng chỉ chiếm một tỷ lệ tương tự, còn lại 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi) mới nhận thấy diện tích đất canh tác được tận dụng gần tối đa, không còn hướng mở rộng diện tích trồng lúa nước. Ngoài biện pháp thâm canh tăng vụ, phương hướng trọng tâm của Yên Bái là chuyển mạnh sang kinh tế trang trại và vườn đồi gia đình.

Dân cư:

Khi tái lập tỉnh (1991) Yên Bái có 604.162 người trong đó có 109.283 người sống ở khu vực thành thị chia ra như sau:

Bảng 1: Dân số các huyện, thị xã (31-12-1990) " 50

Số loại

Đơn vị (người) Dân số

Trong đó dân cư thành thị (người) Mật độ dân số (người/km2 ) Thị xã Yên Bái 73.479 60.223 1.204 Yên Bình 87.933 13.647 126 Trấn Yên 86.359 125 Văn Yên 91.354 8.593 67 Văn Chấn 142.445 22.611 114 Lục Yên 77.631 4.209 96 Trạm Tấn 15.568 21 Mù Cang chải 29.373 25

Năm 1995 huyện Văn Chấn tách ra thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Năm 2002, thị xã Yên Bái được nâng cấp thành thành phố Yên Bái, nên đơn vị hành chính của tỉnh có sự thay đổi.

Bảng 2: Số đơn vị hành chính, diện tích, dân số tỉnh Yên Bái tính đến 31/12/2002" 5,21 Số xã Số phườn g, thị trấn Diện tích km2 Dân số TB 2002 (người) Mật độ dân số người/k m2 Thành thị Nông thôn Tổng số 159 21 6.882.9 710.633 103 133.887 571.746

Một phần của tài liệu Vấn đề xây dựng lối sống cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay ở tỉnh Yên Bái (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)