Thành phố Yên Bái 4 7 58.020 76.374 1.316 64.239 12.135 Thị xã Nghĩa Lộ - 4 10.935 18.263 1.670 18.263 0 Huyện Lục Yên 23 1 806.948 100.834 125 6.851 93.983
Huyện Văn Yên 26 1 1.388.8
40 109.748 79 9.851 99.897 109.748 79 9.851 99.897 Huyện Mù C Chải 13 1 1.199.3 30 41.407 35 2.008 39.399 Huyện Trấn Yên 28 1 690.741 95.886 139 5.562 90.324 Huyện Yên Bình 23 2 762.180 101.718 133 14.346 87.372 Huyện Văn Chấn 31 3 1.223.9 06 145.208 119 15.806 129.402 Huyện Trạm Tấn 11 1 742.022 21.195 29 1.961 19.234
So sánh số liệu qua hai bảng trên ta thấy được tốc độ tăng dân số của tỉnh là tương đối cao, mỗi năm tăng gần 900 người, trong khi đó mật độ dân số giữa các vùng còn chênh lệch khá lớn. Sự phân bố dân cư không đều giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng cao với vùng thấp có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh. Mặt khác, chúng ta cũng thấy được tốc độ đô thị hóa của tỉnh cũng được biểu hiện rõ nét. Dân cư đã có sự tập trung ở những vùng trọng điểm kinh tế (các khu đô thị, các vùng lương thực, thực phẩm...).
Hiện tại, cộng đồng dân cư Yên Bái có 12 dân tộc có số dân trên 500 người và 18 thành phần dân tộc có số dân dưới 500 người đang chung lưng đấu cật để xây dựng quê hương làng bản. Họ gồm các dân tộc có công khai thiên lập địa ở mảnh đất này như người Kinh, Mường, Tày, Thái, Dao, H'mông hoặc mới định cư một vài trăm năm nay, thậm chí chỉ vài chục năm như Giáy, Nùng, Sán Chay. Người Việt (còn gọi là người Kinh) chiếm 54% dân số toàn tỉnh tập trung sống ở các huyện vùng thấp và vùng đồng
bằng: các thị tứ, thị xã, thành phố và những khu vực giao thông thuận tiện. Họ làm nghề buôn bán, thợ thủ công, làm ruộng, công nhân viên chức trong các xí nghiệp, cơ quan nhà nước.
Tiếp theo là các dân tộc Tày, Thái, Mường,... sống tập trung ở các huyện vùng thấp. Dân tộc H.Mông, Dao và các dân tộc ít người khác sống rải rác ở các huyện vùng cao: Trạm Tấu, Mù Cang chải, Văn Yên. Trình độ văn hóa của nhân dân các dân tộc trong tỉnh nhìn chung ngày được nâng lên nhưng so với cả nước thì vẫn ở diện thấp. vùng sâu, vùng cao tỷ lệ người mù chữ vẫn còn, đến năm 2002 toàn tỉnh hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục tiểu học. Trình độ chuyên môn kỹ thuật ở số người độ tuổi 15 trở lên chiếm tỷ lệ còn thấp so với dân số trong toàn tỉnh.
Phong tục tập quán đa dạng, còn nhiều tập tục lạc hậu của người dân tộc thiểu số, tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây. Điều đó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc hình thành lối sống của thanh niên Yên Bái trong giai đoạn hiện nay.