HOẠT ĐỘNG DẠ Y HỌC: 1/ Ổn định, kiểm tra:

Một phần của tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 8 Cả năm (Trang 31)

1/ Ổn định, kiểm tra:

2/ Giới thiệu bài mới: Trình bày phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ĐNÁ?

3/ Dạy bài mới: “Trong khi các nước châu Á đều lần lượt trở thành thuộc địa, một nửa thuộc địa hay phụ thuộc vào tư bản phương Tây cuối thế kỷ XIX thì Nhật Bản vẫn giữ được quyền độc lập và trở phụ thuộc vào tư bản phương Tây cuối thế kỷ XIX thì Nhật Bản vẫn giữ được quyền độc lập và trở thành nước tư bản phát triển mạnh mẽ sau đó chuyển sang CNĐQ”. Tại sao như vậy? Để hiểu rõ ta cùng nhau nghiên cứu bài học hôm nay.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI

* Hoạt động 1: Cả lớp, nhóm

GV: Treo bản đồ các nước châu Á xác định vị trí địa lý của Nhật Bản, nêu một vài nét cơ bản về Nhật bản.

GV: Bấy giờ các nước tư bản phương Tây đã làm gì Nhật bản?

HS: Bây giờ trên quần đảo Fù Tang Mĩ là nước đầu tiên đòi Nhật chấm dứt tình trạng “Bế quan, toả cảng” để thực hiện việc mở của vì Mỹ không chỉ xem Nhật Bản là thị trường mà còn là bàn đạp tấn công Triều Tiên và Trung Quốc.

GV: Tình hình đó đặt Nhật Bản đứng trước những yêu cầu gì và thực hiện yêu cầu đó ntn? Thiên hoàng Minh Trị là người ntn và nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị. Để giải quyết vấn đề này yêu cầu thảo luận nhóm: Chia lớp lám 4 nhóm. Với những nội dung câu hỏi như sau: 1: Nửa sau thế kỷ XIX Nhật Bản đang đứng trước những yêu cầu cấp bách nào?

2: Canh tân đất nước được thực hiện ntn ở Nhật?

3: Vài nét so lược về tiểu sử của Thiên hoàng Minh Trị?

I/ Cuộc Duy tân Minh Trị:

- Tháng 1/1868, Thiên hoàng

Minh Trị tiến hành một loạt cải cách tiến bộ trên nhiều lĩnh vực.

- Thực chất là cuộc cách mạng tư sản, mở đường cho Nhật Bản phát triển TBCN, thoát khỏi sự xâm lược của tư bản phương Tây.

4: Nội dung cơ bản của cuộc Duy tân Minh Trị?

* Sau đó mời đại diện nhóm trả lời, cho HS nhận xét bổ sung GV: Vậy thực chất cuộc Duy Tân minh Trị là gì và kết quả ra sao? HS: Là cuộc cách mạng tư sản (Mặc dầu chưa triệt để)

GV: Một ngành kinh tế được chú trọng đó là giao thômg .Cho HS quan sát kênh hình 48 sgk, khánh thành một đoàn tàu ở Nhật.

GV: Chuyển ý.

* Hoạt động 2: Cá nhân

GV: Nhật Bản chuyển sang CNĐQ trong điều kiện ntn? HS: Trong điều kiện nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. GV: Vì sao phát triển mạnh mẽ như vậy?

HS: Trả lời.

Gv: Chính vì vậy mà Lê-nin nhận xét: “sau…………10 lần”. Vậy khi chuyển sang CNĐQ Nhật Bản có những biểu hiện nào?

HS: Dựa vào SGK trả lời

GV: Đọc cho HS nghe về công ty Mit-xưi, cho biết vai trò của nó. HS: Chi phối toàn bộ kinh tế của nước Nhật.

GV: Biểu hiện thứ hai?

HS: Tăng cường xâm lược thuộc địa.

GV: Cho HS lên bản đồ xác định những thuộc địa mà Nhật đã chiếm được từ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

GV: Như vậy sau cuôc chiến tranh Nga Nhật, Nhât Bản trở thành một cường quốc đế quốc ở Viễn Đông.

GV: Chuyển ý.

* Hoạt động 3: Cả lớp

GV:Nêu nguyên nhân dẫn đến pt đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản.

GV: Tiêu biểu là những phong trào nào? HS: Trả lời.

GV: Dưới sự lãnh đạo của Đảng xã hội dân chủ Nhật pt đấu tranh phát triển ntn?

GV tổng kết ý

II/ Nhật bản chuyển sang chủ nghĩa đế quốc:

- Đầu thế kỷ XX, Nhật Bản chuyển sang giai đoạn CNĐQ.

- Biểu hiện:

+ Xuất hiện các công ty đôc quyền.

+ Tăng cường xâm lượccác nước làm thuộc địa.

III/ Cuộc đấu tranh của nhân dân lao động Nhật Bản:

- Bị áp bức, bóc lột quá nặng nề nên nhân dân lao động Nhật Bản nổi dậy đấu tranh quyết liệt.

- Phong trào đấu tranh diễn ra liên tục, sôi nổi với nhiều hình thức phong phú.

4/ Củng cố: Từng phần

5/ Hướng dẫn tự học:

a/ Bài vừa học: Như đã củng cố

b/ Bài sắp học:

Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 13. Ngày soạn: 02/11/2007. Ngày dạy: 09/11/2007

Chương IV CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918)

Tiết : 20 Bài: 13 CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914 -1918) A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được:

- Chiến tranh thế giới thứ nhất đã bộc lộ mâu thuẫn giữa đế quốc và đế quốc vid bản chất của đế quốc là gây chiến tranh xâm lược.

- các giai đoạn của cuộc chiến tranh cũng như quy mô, tính chất và hậu quả tai hịa của nó đối với xã hội loài người.

- Chỉ có Đảng Bôn-sê-vích đứng đầu là Lê-nin đứng trước thử thách của chiến tranh, lãnh đạo giai cấp vô sản và các dân tộc trong đế quốc Nga thực hiện khẩu hiệu “Biến chiến tranh đế quốc thành nội chiến cách mạng”, giành hòa bình và cải tạo xã hội.

2. Kĩ năng:

- Phân biệt được: “Chiến tranh đế quốc”, “Chiến tranh nhân dân”, “Chiến tranh chính nghĩa”, “Chiến tranh phi nghĩa”.

- Biết trình bày diễn biến chiến tranh trên bản đồ thế giới. 3. Thái độ:

các nước vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình.

B. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

Lược đồ Chiến tranh thế giới thứ nhất; bảng thống kê kết quả của chiến tranh; tranh ảnh có liên quan. C. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC:

1. Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ: Chính sách bành trướng của Mĩ ở khu vực Mĩ Latinh như thế nào?

2. Giới thiệu bài mới: Trong lịch sử loài người, đã có nhiều cuộc chiến tranh diễn ra, song tại sao cuộc chiến tranh 1914 -1918 lại gọi là Chiến tranh thứ nhất? Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của nó ra sao? Hôm nay chúng ta sẽ giải đáp vấn đề trên.

3. Dạy và học bài mới:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI

Hoạt động 1: Cá nhân

GV: Gợi cho HS nhớ lại tình hình của các đế quốc Đức, Anh, Pháp, Mỹ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

GV: Do đâu có sự phát triển không đều ấy và từ tình hình ấy dẫn đến hậu quả gì?

HS: Trả lời theo hiểu biết của mình.

GV: Các đế quốc “trẻ’’ phát triển kinh tế mạnh nhưng lại ít thuộc địa hơn các đế quốc “già”dẫn đến chiến tranh giành thuộc địa. Mâu thuẫn ấy dẫn đến hậu quả gì?

HS: Từ mâu thuẫn đó hình thành 2 khối đế quốc kình địch nhau.

+Khối liên minh: Đức, Áo-hung, I-ta-li-a (1882) +Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga. (1907)

GV: Mục đích của chiến tranh? Duyên cớ trực tiếp đưa đến cuộc chiến tranh bùng nổ là gì?

HS: Trả lời.

* Củng cố: vì sao các nước đế quốc ráo riết chuẩn bị Chiến tranh thế giới thứ nhất?

* Hoạt động 2: Cá nhân

GV: Diễn biến của chiến tranh?

HS: Trình bày từng giai đoạn theo nội dung SGK. GV: Nhấn mạnh các ý

GV: Giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh. Tình hình chiến sự giai đoạn 2 diễn ra ntn? Em có nhận xét gì?

HS: Dựa vào sự kiện sgk trả lời

GV: Nhấn mạnh: Cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ và giành thắng lợi → sự ra đời của nhà nước XHCN đầu tiên góp phần buộc Đức nhanh chóng đầu hàng

GV: Sử dụng bản đồ chiến tranh thế giới thứ nhất trình bày diễn biến của chiến tranh qua 2 giai đoạn. Giải thích hai kênh hình sgk: GV phóng to: Đức ký đầu hàng không điều kiện chiến tranh kết thúc ở châu Âu.

* Hoạt động 3: Thảo luận nhóm

GV: Chia lớp làm 2 nhóm + Nhóm 1:Hậu quả của chiến tranh? + Nhóm 2: Tính chất của cuộc chiến tranh?

Sau khi đại diện nhóm trả lời, cho HS nhận xét, GV nhận xét chốt ý ghi bảng

GV: Tổng kết hậu quả của chiến tranh trên bảng xi-mi-li cho HS quan sát nhận xét. Tính chất của chiến tranh?

HS: Là cuộc chiến tranh phi nghĩa phản động GV: Tổng kết ý

I. Nguyên nhân của chiến tranh: - Sự phát triển không đều của CNĐQ.

- Mâu thuẫn sâu sắc giữa các đế quốc → hình thành 2 khối đối địch nhau:

+ Khối Liên minh: Đức, Áo- Hung, I-ta-li-a (1882).

+ Khối hiệp ước: Anh, Pháp, Nga (1907).

- Mục đích của chiến tranh: chia lại thế giới.

- Duyên cớ: Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát → Đức, Áo - Hung chớp lấy cơ hội gây ra chiến tranh.

II. Những diễn biến của chiến Tranh: - Diễn biến: Ngày 28/7/1914, Áo – Hung tuyên chiến với Xéc-bi, ngày 1-8-1914 Đức tuyên chiến với Nga, Anh, Pháp- chiến tranh bùng nổ

1. Giai đoạn 1 (1914- 1916): Ưu thế

thuộc phe Liên minh, chiến tranh lan rộng với quy mô toàn thế giới.

2. Giai đoạn 2 (1917 - 1918):

- Ưu thế thuộc phe Hiệp ước, phe Hiệp ước tiến hành phản công.

- Phe Liên minh thất bại, đầu hàng.

III. Kết cục của chiến tranh thế giới

thứ nhất:

- Hậu quả: 10 triệu người chết, 20 triệu người bị thương, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng.

- Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.

3. Củng cố: Làm bài tập nhanh

4. Hướng dẫn tự học:

a. Bài vừa học: Như đã củng cố b. Bài sắp học:

Dặn dò HS đọc và soạn trước bài 14 ÔN TẬP

Ngày soạn: 04/11/2007. Ngày dạy: 14/11/2007

Tiết 21 Bài 14 ÔN TẬP LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (Từ giữa thế kỷ XVI đến 1917)

A/ MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Củng cố những kiến thức cơ bản của phần lịch sử thế giới cận đại một cách hệ thống, vững chắc. - Nắm chắc, hiểu rõ những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới cận đại để chuẩn bị học tốt lịch sử thế giới hiện đại.

2/ Tư tưởng: Thông qua những sự kiện lịch sử đã học giúp cho HS đánh giá, nhận thức đúng đắn từ đó rút ra những bài họ cấn thiết, cho bản thân. rút ra những bài họ cấn thiết, cho bản thân.

3/ Kĩ năng: Củng cố rèn luyện tốt hơn các kĩ năng học tập bộ môn chủ yếu là các kĩ năng, hệ thống hoá, phân tích khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, lập bảng thống kê. hoá, phân tích khái quát sự kiện, rút ra những kết luận, lập bảng thống kê.

B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1/ Ổn định, kiểm tra: Nêu những sự kiện chính diễn ra cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và kết cục của chiến tranh? và kết cục của chiến tranh?

2/ Giới thiệu bài mới:

3/ Dạy bài mới: Lịch sử thế giới cận đại có nhiều chuyển biến quan trọng, tác động to lớn tới sự phát triển

của lịch sử xã hội loài người. Để nắm được phần lịch sử này chúng ta cần ôn tập lại những chuyển biến lịch sủ đó.

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG GHI

* Hoạt động 1: Cá nhân

GV: Yêu cầu HS kẻ bảng thống kê những sự kiện chính của lịch sử thế giới vào vở (bảng 3 cột: Niên đại, sự kiện chính, kết quả, ý nghĩa) và sau đó điền các sự kiện

HS: Kẻ bảng điền các sự kiện dưới sự hướng dẫn của GV (Một sự kiện chỉ nêu sự kiện chính cơ bản, chú ý nhất là cột kết quả, ý nghĩa chủ yếu của sự kiện đó)

GV: Sử dụng bảng thống kê những sự kiện lịch sử thế giới cận đại để bổ sung, hoàn thiện cho HS trên cơ sở bảng thống kê những sự kiện mà HS đã làm

* Hoạt động 2: Nhóm

GV: Yêu cầu HS đọc phần này sgk

Một phần của tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 8 Cả năm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w