Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 84)

2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng

2.2.3.Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ

Mặc dù được xem là một phương thức có độ an toàn cao, chặt chẽ và

được sử dụng rộng rãi nhưng phương thức tín dụng chứng từ vẫn chứa đựng những nguy cơ tiềm ẩn. Đó là khả năng bị từ chối thanh toán, chứng từ bất hợp lệ, khách hàng mất khả năng thanh toán, bất đồng quan điểm giữa các bên trong việc xác định tính hợp pháp và hợp lý của bộ chứng từ. Vì vậy:

- Các ngân hàng cần thẩm định để nắm bắt được tình hình tài chính của khách hàng mình:

+) Đối với ngân hàng mở: Thẩm định để nắm bắt được tình hình tài chính của nhà nhập khẩu là biện pháp có hiệu quả nhất để ngăn ngừa rủi ro, thể hiện bản chất thư tín dụng là độc lập với hợp đồng ngoại thương và hàng hoá.

+) Đối với ngân hàng chiết khấu cũng cần tìm hiểu kỹ về người xuất khẩu trước khi nhận chiết khấu.

- Ngân hàng nên đưa ra một mức ký quĩ cụ thểđối với từng loại khách hàng. Với những khách hàng mới giao dịch lần đầu hoặc trường hợp ngân hàng cảm thấy người nhập khẩu khó có khả năng chi trả thì ngân hàng nên yêu cầu người nhập khẩu kỹ quĩ 100 % trị giá L/C, hoặc yêu cầu phải có tài sản đảm bảo, hoặc phải có người bảo lãnh.

Ngân hàng kiểm tra kỹđơn yêu cầu mở L/C để phát hiện ra những điều khoản bất lợi cho người nhập khẩu, cho ngân hàng phát hành như việc đưa ra những quyết định không rõ ràng trong mô tả hàng hoá, hoặc yêu cầu không rõ ràng về việc kiểm tra chứng từ.

Khi kiểm tra bộ chứng từ do ngân hàng chứng từ gửi đến, ngân hàng mở phải thông báo lại sự bất hợp lệ trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bộ chứng từ. Nội dung thông báo phải ghi lại tất cả những bất hợp lệ mà nó phát hiện, và những bất hợp lệ này là toàn bộ và cuối cùng. Có nghĩa là ngân hàng mở không được bổ sung bất cứ điều khoản bất hợp lệ nào khác, mặc dù sau đó mới phát hiện ra. Bởi vì trong thực tế, có những trường hợp ngân mở thông báo báo cho ngân hàng chiết khấu những điều không đúng và ngân hàng chiết khấu không chấp nhận, sau đó ngân hàng mở lại thông báo những bất hợp lệ khác. Điều này phát sinh tranh chấp giữa hai ngân hàng gây nên những chi phí vô ích không đáng có.

Về phương diện pháp lý: Cho đến nay, UCP 500 được tất cả các ngân hàng được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế áp dụng nhằm mục

đích hoà nhập vào mạng lưới thanh toán xuất nhập khẩu toàn cầu. Nhưng việc vận dụng UCP 500 vào nước ta gần như tuyệt đối mà không có bất kỳ một sự điều chỉnh nào. Trong khi đó các quốc gia khác hầu như đều có văn bản luật hoặc văn bản dưới luật về giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ trên cơ sở

thông lệ quốc tế liên quan đến thông lệ quốc tế phù hợp với những đặc thù của nước họ. Ta cũng nên có văn bản luật hoặc văn bản dưới luật đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng mua bán ngoại thương của người mua người bán với giao dịch chứng từ giữa các ngân hàng. Khi thực hiện cũng cần tuân thủ chặt chẽ các bước qui định nghiệp vụ theo đúng thông lệ quốc tếđể phòng tránh và hạn chế rủi ro. Những điểm khác biệt với thông lệ quốc tế phải chỉ rõ nguồn gốc văn bản pháp lý qui định.

Để thực thi qui chế quản lý ngoại hối, ngân hàng Nhà nước cần có những văn bản qui định trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài. Ngân hàng hướng dẫn kiểm tra chi tiết việc kiểm tra giấy phép nhập khẩu và cota nhập khẩu bất hợp lệ của khách hàng khi phát hành thư tín dụng của khách hàng khi phát hành thư tín dụng tránh trường hợp khách hàng sử dụng giấy phép ở nhiều ngân hàng với mục đích thiếu trung thực. Ngân hàng Nhà nước cũng cần có một văn bản pháp lý cho giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, đó có thể là một nghị định về thanh toán quốc tế đề cập đến mối quan hệ pháp lý giữa giao dịch hợp đồng ngoại thương của người mua và người bán với giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ giữa các ngân hàng. Mối quan hệ giữa nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu và các ngân hàng khi tham gia phương thức tín dụng chứng từ; mối quan hệ này cũng cần được pháp lý hoá trên cơ sở luật pháp quốc gia. Để tạo hành lang pháp lý của các giao dịch này, các ngân hàng và khách hàng cần yêu cầu ký kết một thoả thuận chung mang tính nguyên tắc trong giao dịch bằng văn bản.

Hoạt động thanh toán bằng thư tín dụng chứng từ là một phương thức phức tạp đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều phòng ban trong nước như: Bộ

Thương mại, Tổng cục Hải quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… Chính vì thế, sự kết hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan nhằm tạo ra sự nhất quán cho việc ban hành cũng như áp dụng và thi hành là hết sức cần thiết. Ngân hàng cũng nên kết hợp chặt chẽ với cục, vụ, phòng chức năng thuộc Bộ công an. Đây là sự kết hợp đúng đắn và linh hoạt nhằm tạo ra một cơ sở thông tin tốt hơn cho kinh doanh nhằm ngăn ngừa các hoạt động lừa

đảo.

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 84)