Phương thức dùng thẻ thanh toán

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 53)

2. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

2.2.2. Phương thức dùng thẻ thanh toán

Trong thời đại công nghệ thông tin hiện đại và thị trường dịch vụ ngân hàng bán lẻ phát triển hết sức như hiện nay, thì dịch vụ thẻ tín dụng, thẻ thanh toán đã trở nên phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới cũng như trên phạm vi toàn cầu. Tiếp thu và ứng dụng công nghệ thị trường thẻ ngân hàng, các ngân hàng thương mại ở Việt Nam cũng đang hướng vào cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường thẻ. Để phát triển thị trường tiềm năng này, các ngân hàng thương mại đang tập trung đầu tư công nghệ tiên tiến, thuê một số công ty nước ngoài tập trung phần mềm ứng dụng, đẩy mạnh chi phí tiếp thị, tuyên truyền quảng cáo phù hợp dần với phương thức thanh toán mà ngân hàng

đang thực hiện, cho phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ hiện đại trong dân cư. Tiêu biểu trong khối ngân hàng thương mại phải kể đến: Vietcombank, ngân hàng Công thương Việt Nam …Đặc biệt nhiều ngân hàng thương mại cổ phần rất chú ý không chịu thua các ngân hàng thương mại nhà nước có qui mô lớn trong cuộc chạy đua phát triển dịch vụ này: Ngân hàng Cổ phần á Châu (ACB), ngân hàng cổ phần Sài Gòn Thương Tín, ngân hàng cổ phần Đông á, ngân hàng cổ phần Phương Nam, ngân hàng cổ phần Eximbank.

Theo hướng nói trên, các loại thẻ tín dụng của các tập đoàn nổi tiếng

đang được phát hành và thanh toán như Master Card, Visa card. Nếu nhưđầu thập niên 90 của giai đoạn đầu phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam, mới chỉ có hai ngân hàng có uy tín được chấp nhận làm đại lý là Vietcombank và ACB; doanh số hoạt động thanh toán thẻ trước năm 1998 chưa bao giờ

vượt quá 160 triệu USD trên năm thì trong năm 1999 đã đạt 194 triệu USD, và tính đến năm 2000 đã đạt 200 triệu USD. Doanh số phát hành thẻ cũng

tăng trong mấy năm gần đây: 110 tỷ (1998), 170 tỷ (1999), 280 tỷ (2000)14. Hiện nay còn có một loạt ngân hàng thương mại cổ phần và ngân hàng thương mại nhà nước như: Ngân hàng Công thương, ngân hàng Đông á, Sài Gòn Thương Tín, Exim bank và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh cũng đã triển khai một số loại thẻ thanh toán quốc tế. Riêng Vietcombank còn thanh toán thẻ Amexcard hạn mức Visa/Master card chuẩn là 50 triệu đồng hoặc lớn hơn 50 triệu đồng là Visa/Master card vàng. Với tiện ích sử dụng dịch vụ trước của ngân hàng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ …tại gần 7000 điểm bán hàng chấp nhận thanh toán thẻ như: Các siêu thị, các nhà hàng, khách sạn, đại lý bán vé máy bay, công ty du lịch, cửa hàng bán đồ lưu niệm. Người sử dụng thẻ cũng có thể rút thẻ tại 500000 máy rút tiền tựđộng ATM hoạt động 24/24 giờ. Khách hàng còn có thể thanh toán và các khoản chi phí, học phí, sinh hoạt phí khi đi du học ở nước ngoài một cách tiện lợi. Ngoài ra, khách hàng còn có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền điện, nước sạch, cước điện thoại, thuê bao Internet. Do đó, thẻ thanh toán đã được người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng như người dân có thu nhập cao khá

ưa chuộng.

Bên cạnh thẻ tín dụng quốc tế, thẻ thanh toán nội địa - đó là các loại: VCB - ATM, Đông á card, Sacombank card, Phương Nam card, Eximbank card cũng đang trên đà phát triển; điển hình và năng động hơn cả là ngân hàng thương mại và Cổ phần á Châu với ACB card. Năm 2000 ACB phát hành

được 581 thẻ, trong khi đó năm 2001 đã nhảy lên đến con số 4359 thẻ, tăng gấp 7,5 lần15. Con số này chứng tỏ thị trường thẻ nội địa đã có những dấu hiệu khả quan, ở một vị trí nào đó đã khẳng định được sức cạnh tranh của mình so với thẻ quốc tế. Kể từ ngày 16/07/2003, khách hàng sử dụng thẻ Đông á khi thanh toán tiền hàng tại hệ thống METRO mà không tốn bất kỳ

một khoản chi phí nào, ngoài ra họ còn có thể được ngân hàng Đông á cho

14

vay thấu chi, mức tối đa là 50 triệu đồng (tùy vào đối tượng khách hàng).

Điều này chứng tỏ các ngân hàng đã chú trọng tới việc đẩy mạnh sử dụng thẻ

nội địa, có chính sách khuyến khích giúp thẻ nội địa ngày càng phát triển và cạnh tranh với thẻ quốc tế.

Ngân hàng đi đầu trong dịch vụ thẻ là Vietcombank. Tính đến nay, số

lượng thẻ tín dụng quốc tế như: Vietcombank Visa, Visa Master Card, Visa American card của Vietcombank phát hành đã đạt trên 4000 thẻ, với doanh số

trên 120 tỷđồng, chiếm 45% thị trường phát hành thẻ tín dụng quốc tế ở Việt Nam. Doanh số thanh toán 5 loại thẻ này năm 2002 là 100 triệu USD, sang 6 tháng đầu năm 2003 là 55 triệu USD16.

Riêng loại thẻ cao cấp Visa American Express mới được đưa vào thị

trường Việt Nam cho đối tượng là giới trung lưu, giới doanh nghiệp và khách hàng có độ tín nhiệm cao, đến nay đã phát hành được trên 1000 thẻ. Sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa Connect 24, hệ thống dịch vụ VCB – Online (hoàn tất và

đưa vào sử dụng trong toán hệ thống từ 15/05/2002) do Vietcombank tự phát triển tuy mới ra đời nhưng đã được đông đảo khách hàng sử dụng.

Một sự kiện nổi bật nhất trong thời gian gần đây là việc bốn ngân hàng thương mại (Gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- VBARD, ngân hàng Ngân sách, ngân hàng Đầu tư và Phát triển–BIDV và Công ty Tin học CFTD (Hà Nội) đã thành lập Công ty Chuyển mạch tài chính quốc gia với thương hiệu Bank Net ra mắt ngày 20/10/2003 nhằm mục tiêu thiết lập một mạng lưới rộng khắp các thẻđược chấp nhận cũng như các điểm chấp nhận thẻ. Trước hết, Bank Net giúp các ngân hàng thành viên sử dụng thiết bị một cách có hiệu quả hơn, khai thác các tiện ích, chia sẻ các tiện ích của các hệ thống với nhau. Bên cạnh đó, Bank Net sẽ thiết lập kết nối tập trung với các tổ chức thẻ quốc tế (thay vì để các thành viên tự thực hiện). Dự

kiến đến cuối năm 2003, cả bốn ngân hàng này, mỗi ngân hàng có bình quân 100 máy ATM, nâng tổng số thẻ phát hành trong cả nước lên 1,5 triệu chiếc17.

16

Bên cạnh những tín hiệu khả quan nêu trên, việc phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam còn rất hạn chế. Doanh số hoạt động chủ yếu vẫn tập trung chủ yếu vào VCB và ACB. Trong thời gian gần đây chúng ta cũng thấy tình trạng sử dụng và thanh toán thẻ giả mạo có chiều hướng gia tăng và đã gây ra những tổn thất về tài chính đối với nền kinh tế, đặc biệt là về tài chính đối với các ngân hàng.

Rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng nói chung xuất phát từ ba nguyên nhân sau:

Rủi ro do chủ thẻ: Là rủi ro do chủ thẻ gây ra chủ yếu là đối với các trường hợp chủ thẻ (vì lý do nào đó) không thanh toán các khoản nợ, phí cho ngân hàng phát hành thẻ.

Rủi ro do đơn vị chấp nhận thẻ: Là rủi ro do các đơn vị chấp nhận thẻ

gây ra bằng cách thông đồng với các cá nhân sử dụng thẻ giả mạo để thanh toán, hoặc các trường hợp chính đơn vị chấp nhận thẻ cố tình thực hiện các giao dịch thẻ giả mạo.

Rủi ro do các cá nhân, tổ chức làm thẻ giả gây ra: Đây là loại rủi ro phổ

biến nhất trên thế giới hiện nay và cũng là loại rủi ro gây ra tổn thất lớn nhất

đối với các tổ chức thẻ quốc tế và các ngân hàng phát hành thẻ.

Đối với Việt Nam, trong thời gian qua cho thấy rủi ro đối với hoạt động kinh doanh thẻ chủ yếu là do tình trạng sử dụng thẻ giả mạo để thanh toán, trong đó đặc biệt là đối với hoạt động chấp nhận thanh toán thẻ.

Thật vậy, theo như số liệu thống kê dưới đây, cho thấy tình hình sử

dụng thẻ giả mạo ở Việt Nam đối với hai loại thẻ đang được phát hành và thanh toán tại Việt Nam là Visa và Master Card trong các năm gần đây có chiều hướng gia tăng mạnh. Nếu như năm 1997, tổn thất do sử dụng thẻ giả

mạo gây ra là 86.354 USD thì đến năm 1998, tổn thất này là 126.860 USD, và đến năm 1999 đã tăng lên 312.953 USD, tức tăng 147% so với năm 1998. Trong năm 2000, tình hình sử dụng thẻ giả mạo thanh toán ở Việt Nam vẫn tiếp tục tăng mạnh, lên đến 453.917 USD, tức tăng 45% so với năm 1999.

Visa và Master giả mạo ở Việt Nam18 Đơn v: USD Năm 1997 1998 1999 2000 Thẻ Master card 36.204 45.249 98.490 199.530 Thẻ Visa 50.150 81.611 214.463 254.387 Tổng cộng 86.354 126.860 312.953 453.917 Và một thực tế đáng buồn, đang làm đau đầu các nhà chức trách là thẻ

giả ngày càng quấy nhiễu, hoành hành mạnh trên thị trường. Chúng ta có thể

thấy rất rõ điều này qua một bài viết trên báo Tuổi trẻ.

Lần cuối chúng dùng thẻ giả mua vàng, nữ trang ở Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh thì mới bị phát hiện. Đây là loại tội phạm triệt phá rất khó khăn, bởi vì cơ quan chức năng chưa thể ngăn chặn thẻ giả vào Việt Nam.” (Báo Tui trẻ) Nguồn: www.Vnexpress.net (17/10/2003) Hp 2

“An ninh điều tra (Bộ công an) đã kết thúc điều tra vụ án tàng trữ, vận chuyển, lưu hành séc giả, đồng thời chuyển hồ sơ

sang VKSND Thành phố Hồ Chí Minh, đề nghị truy tố năm người

Đài Loan. Các bị can đã thanh toán cả trăm nghìn USD tiền hàng bằng những thẻ giả này.

Từ 22/11/2000 đến 13/02/2001, Chen Chen Ming cùng Li Chih Hung, Hsich Chen Lung, Chen Chich Hsien và Li chich Chung, tuổi từ 18 đến 33, đã tổ chức đưa thẻ giả vào Việt Nam để

sử dụng. Chúng đã thực hiện 138 lượt thanh toán mua hàng và giao dịch tại 16 đơn vị chấp nhận thẻ, trị giá 85.100 USD và hơn 100 triệu đồng. Tiếp đó, từ 17 đến 21/ 02/ 2001,chúng sử dụng 10 thẻ tín dụng giả trong số 105 thẻ mang vào Việt Nam, thực hiện 21 lần thanh toán mua hàng và dịch vụ Karaoke, trị giá gần 23.000 USD.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sử dụng thẻ gian lận, giả mạo gia tăng tại Việt Nam trong thời gian qua là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

Sự gia tăng số lượng khách quốc tế vào Việt Nam trong những năm gần

đây đã kéo theo sự gia tăng những đối tượng sử dụng thẻ giả mạo từ nước ngoài vào Việt Nam để sử dụng.

Một số đơn vị chấp nhận thẻ chưa nhận thức được rủi ro có thể xảy ra khi chấp nhận thanh toán bằng thẻ. Vì vậy, trong một số trường hợp, họ chưa tuân thủ theo các thủ tục chấp nhận thanh toán thẻ do ngân hàng hướng dẫn.

Một số ngân hàng chưa chú trọng đến việc hướng dẫn đơn vị chấp nhận thẻ các biện pháp để nhận dạng các trường hợp sử dụng thẻ giả mạo để thanh toán.

Các ngân hàng thương mại của Việt Nam chưa có sự phối hợp chặt chẽ

với nhau để kịp thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời các trường hợp sử dụng thanh toán thẻ giả mạo thanh toán tại Việt Nam.

Ngày nay, ngành công nghệ thông tin đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có lĩnh vực công nghệ thẻ ngân hàng, góp phần

đưa phương thức thanh toán bằng thẻ trở nên hiện đại hơn. Nhưng bên cạnh những thành tựu do công nghệ thông tin mang lại cũng còn có không ít những hạn chế: Các trường hợp làm thẻ giả bằng cách sử dụng các kỹ thuật công nghệ cao để sao chép những dữ liệu được lưu trữ trong thẻ thật, thâm nhập cơ

sở dữ liệu của các ngân hàng phát hành thẻ…

Tóm lại, thanh toán bằng thẻ vẫn chưa thành hình ở nước ta như ở các nước phát triển. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thị

trường thẻở Việt Nam nhưng có thể thấy ba yếu tố chủ yếu sau:

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng và công nghệ thanh toán của các nước phát triển rất đầy đủ. Bởi vậy, hầu như tất cả các cửa hàng, thậm chí ở cả các trường học của họđều có máy thanh toán tiền trực tuyến. Điều này, Việt Nam chưa hội đủ điều kiện. Mặt khác, luật pháp Việt Nam chưa có quy định nào bắt buộc các cơ sở kinh doanh phải có máy thanh toán (Quy định này có thể

nằm trong luật Doanh nghiệp chứ không cần phải nằm trong luật Các tổ chức tín dụng hay luật Ngân hàng Nhà nước).

Thứ hai, nhìn chung về thu nhập của các nước phát triển, người dân có thu nhập đều và cao, do đó số dư tiền gửi trên tài khoản thanh toán là khoản tiền ổn định và khá lớn, số tiền này được gọi là khoản vốn vãng lai trong hoạt

động ngân hàng. Do ngân hàng có thể sử dụng một phần số tiền đó để kinh doanh, nên khi người sử dụng tài khoản thanh toán thì chỉ phải trả một khoản phia rất nhỏ thạm chí bằng không. Như vậy, dùng tiền mặt “rẻ hơn” tiền thẻ là hoàn toàn đúng với Việt Nam. Trên thực tế, các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ khó có thểđưa ra giá thành rẻ hơn.

Thứ ba, một phần do cả người dân và một phần do ngân hàng Nhà nước còn chưa quan tâm đến việc khuyến khích người dân dùng thẻ thanh toán. Một ví dụ điển hình như tại ngân hàng Công thương, người ta lại lắp hai máy rút tiền tự động trong Sở giao dịch của ngân hàng Nhà nước. Sở giao dịch ngân hàng Nhà nước chủ yếu lại là nơi giao dịch của các doanh nghiệp ngân hàng và một bộ phận nhỏ là cán bộ ngân hàng Nhà nước. Trong khi để người dân tiếp cận việc thanh toán thẻ, cần có sự tiện lợi rút và gửi tiền qua các máy thanh toán ATM. Nếu số tiền đầu tư cho hai máy ATM trên lấy từ quỹ hiện

đại hoá ngân hàng do Worldbank tài trợ thì quá lãng phí, không hiệu quả về

mặt kinh tế và chưa phục vụ cho việc phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam. Thiết nghĩ, trên góc độ phát triển kinh tế, ngân hàng Nhà nước nên quan tâm và đưa chiến lược phát triển thị trường thẻ vào trong những chiến lược phát triển và củng cố hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)