Môi trường kinh tế và hoạt động của hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 37)

Nền kinh tế nước ta có khoảng 15 năm chuyển sang nền kinh tế thị

trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đã thu được những thành tựu trên nhiều mặt. Có được điều đó phải kể đến định hướng đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương khoá 8 tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 9 của Đảng Đại hội 7 của Đảng đã quyết định chiến lược ổn

định và phát triển kinh tế xã hội 1991 – 2000. Đại hội Đảng 9 đánh giá thực hiện chiến lược đó và qui định chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho 10 năm

đầu thế kỷ 21. Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Nhờ những định hướng đó mà nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu khả quan đưa đất nước ta ra khỏi cuộc khủng khoảng, tạo lập những cơ hội thực hiện chiến lược công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong vài thập kỷ tới. Hoạt động kinh tế đối ngoại từ 1991 – 2000 đã phát triển mạnh mẽ, đưa nước ta nhanh chóng hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới, đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ với tất cả các nước, các tổ chức tài chính quốc tế. Những mặt làm được nổi bật nhất trong hoạt động kinh tếđối ngoại là thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng. Nước ta gia nhập khối ASEAN, tham gia AFTA và APEC, bình thường hoá quan hệ với Mỹ, đàm phán hiệp định thương mại với Mỹ và đàm phán gia nhập WTO. Những thành công trong lĩnh vực tài chính tiền tệđóng một vai trò hết sức quan trọng về sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế. Từ năm 1992 trở đi, lạm phát được kiểm soát, thiết lập được cơ chế lãi suất dương, tỷ giá hối đoái biến động theo cơ chế tích cực, giá trịđồng nội tệ và tỷ giá được ổn định. Cơ chế quản lý nền kinh tế nói

chung và trong lĩnh vực tài chính tiền tệ nói riêng đang được chuyển đổi theo nguyên tắc thị trường.

Trong thập niên 90, đầu tư trong nền kinh tế đã đạt được tốc độ phát triển nhanh về khối lượng và tỷ trọng. So với GDP, tỷ trọng đầu tư năm 1991 chiếm 15,5%, năm 1997 lên đến 28,7%, đến năm 1998 và 1999 với những khó khăn do suy thoái nền kinh tế, tỷ trọng đầu tư còn 26,6% và 26%. Sang năm 2000 tỷ lệ này đạt 27,9%, tăng 20% so với năm 1999. Các chính sách khai thác vốn đầu tư đã chú trọng đa dạng hoá phù hợp nền kinh tế đa thành phần, khai thác vốn trong nước là chủ yếu. Theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời kỳ 1991 – 1997, vốn đầu tư huy động được trên 378 ngàn tỷđồng, tương

đương 334,5 tỷ USD (giá cốđịnh năm 1994), trong đó vốn của ngân sách (kể

cả ODA, vay nợ) chiếm khoảng 43%; vốn đầu tư của tư nhân 30%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI 27%. Nếu tính riêng nguồn FDI và ODA thì vốn huy động từ nước ngoài chiếm khoảng 47 – 48% tổng nguồn; tập trung vào các lĩnh vực chủ yếu: Công nghiệp chiếm 48%; du lịch, khách sạn 13%, nhưng đầu tư vào ngành nông nghiệp thuỷ sản mới chiếm 4%. Tuy vậy do ảnh hưởng của cuộc khủng khoảng Đông- á và do những hạn chế về môi trường

đầu tư làm cho vốn FDI đầu tư vào Việt Nam đã giảm dần từ 8640 triệu USD (1997) xuống còn 1567 triệu USD (1999) và 1973 triệu (2000)1. Để tăng cường nguồn vốn đầu tư phát triển, Nhà nước đang thực hiện giải pháp tăng cường thu hút vốn nước ngoài, đồng thời đặc biệt chú trọng thiết lập thị

trường khai thác vốn trong nước, nhất là trong dân cư và doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Hoạt động khai thác vốn của hệ thống ngân hàng ngày càng được chú trọng, đưa lại sự tích cực về khối lượng và chuyển dịch cơ cấu tăng dần tỷ

trọng vốn trung, dài hạn, đa dạng hoá các hình thức huy động.

Qua kết quả nghiên cứu, có một số bộ phận không nhỏ trong dân cư có tiềm năng về vốn do có nguồn thu nhập khá hoặc do tích lũy tiết kiệm truyền

thống. Nhìn tổng quan, nguồn vốn tiềm năng trong dân cư rất lớn, tồn tại dưới dạng vàng, ngoại tệ, tiền mặt…Trong một số nghiên cứu dựđoán nguồn vốn này xấp xỉ 80% tổng nguồn vốn huy động của toán hệ thống ngân hàng Việt Nam. Thực tế phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu của một số ngân hàng thương mại cho thấy trong thời gian ngắn đã thu được hàng ngàn tỷ

VND và hàng chục triệu USD từ khu vực dân cư.

Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, thu nhập và đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện. Với truyền thống của người Việt Nam là tiết kiệm và không tiêu xài hoang phí, luôn cố gắng dành dụm tiền để

phòng lúc ốm đau và tích lũy cho tương lai, tích lũy để đầu tư…tỷ lệ tích lũy nội bộ trên GDP tăng dần qua các năm: 3% (1980); 16,9% (1995); 16,7% (1996); 20,1% (1997); 22% (1998)2…Đây là cơ sở kinh tế để thực hiện chính sách tiết kiệm và huy động vốn đểđầu tư phát triển kinh tế.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã có những thay đổi nhanh chóng, mạng lưới được mở rộng, hệ thống thanh toán và công nghệ ngân hàng từng bước được hiện đại hoá tạo ra những cơ sở vật chất kỹ thuật để thu hút và huy

động các nguồn vốn trong thanh toán tiền gửi dân cư. Huy động vốn của các ngân hàng thương mại trong khu vực dân cư và các thành phần kinh tế trong những năm qua tăng với tốc độ cao, đến cuối năm 2000, tăng gấp 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21 lần so với năm 1990.

Các kênh khai thác vốn của khu vực phi ngân hàng đang có những dự

án tăng cường nguồn vốn cho đầu tư kinh tế. Trong đó kho bạc Nhà nước năm 2000 huy động trên 16000 tỷ đồng bằng các hình thức bán lẻ qua hệ thống kho bạc, đấu thầu qua ngân hàng Nhà nước, đấu thầu qua thị trường chứng khoán, đại lý phát hành và bảo lãnh phát hành. Ngành bưu điện mở trên 200

điểm tiết kiệm với hình thức dịch vụ phong phú kể cả gửi góp khoản nhỏ 10 ngàn đồng thì lượng khách hàng sẽ rất lớn. Một tiềm năng khá dồi dào là lượng ngoại tệ do Việt kiều ngoài nước chuyển về cho người thân trong

nước. Theo một số thông tin quốc tế và trong nước, lượng ngoại tệ Việt kiều gửi về liên tục tăng: 850 triệu USD (1998): 1,2 tỷ USD (1999); 1,8 tỷ USD (2000). Ngoài ra phải kể đến một lượng kiều hối không chính thức mỗi năm khoảng 1,5 đến 2 tỷ USD3.

Theo kinh nghiệm của nhiều nước, Việt Nam phát triển thị trường tài chính, tiền tệ dựa trên cơ sở của quá trình đô thị hoá. ở Việt Nam thời kỳ 1991 – 2000, cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp đã có những thay đổi theo hướng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng dần, tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm dần. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đã giảm từ 40,5% năm 1991 xuống còn 24,2% năm 2000 và công nghiệp, dịch vụ lên 75,8% năm 20004. Tuy nhiên sự thay đổi về cơ cấu tổng sản phẩm xã hội theo ngành hầu như

không có tác động lớn đến cơ cấu lao động và dân cư. Tỷ trọng dân sốở nông thôn lao động và làm việc trong kinh tế nông nghiệp tuy có thay đổi nhưng rất chậm chạp, trong vòng một thập niên, lao động trong nông nghiệp chỉ giảm 5%. Về cơ cấu thành thị và nông thôn trong thập niên 90 cũng diễn biến với tốc độ tương tự, tốc độ tăng tỷ trọng dân cư thành thị diễn ra rất chậm chạp. Năm 1990 là 20,05%; năm 1995 là 19,5%; 1997 là 20,5%; năm 1998 là 20,92% và năm 1999 là 21,34% tức là qua 9 năm chỉ tăng được trên 1%5.

Cán cân thương mại của Việt Nam từ 1991 - 1999

Đơn v : Triu USD

Năm Xuất khẩu (1) Nhập khẩu (2) Cán cân thương mại (1) - (2) 1991 2042 2105 - 63 1992 2475 2535 - 60 3 Nguồn: Tạp chí Thương mại số 8 năm 2001 4 Nguồn: Tạp chí Ngân hàng số 5 năm 2001

1993 2985 4162 - 1177 1994 4054 5244 - 1190 1995 5198 7543 - 2345 1996 7337 10480 - 3143 1997 9145 10460 - 1395 1998 9365 10346 - 981 1999 11540 10460 1080

(Ngun: Data IMF. ORG. PRGR arrangement for Viet Nam, 2001)

Hiệp định thương mại Việt- Mỹ được ký và có hiệu lực từ 01/01/2002 mở ra một hướng mới cho kinh tế Việt Nam, tạo đà phát triển cho mọi hoạt

động. Sang năm 2002 và những tháng đầu năm 2003, nền kinh tế thế giới và trong có nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Đó là sự

phục hồi kinh tế chậm ở Mỹ và một số nước có nền kinh tế lớn khác, sự bất

ổn định trên thế giới do tác động của khủng bố, chiến tranh ở irắc, nạn dịch SARS hoành hành.. sự cạnh tranh quốc tế trong lĩnh vực xuất khẩu và đầu tư

nước ngoài vào Việt Nam…Trên thị trường tài chính quốc tế, lãi suất đồng tiền USD giảm mạnh cũng tác động đến tiền gửi tại hệ thống ngân hàng. Trong nước, giá bất động sản, giá hàng hoá tăng mạnh cũng như nhu cầu tín dụng tăng khá là một trong những nguyên nhân làm cho giá hàng hoá tăng hơn những năm trước. Đến tháng 8 đầu năm 2002, đánh giá một cách tổng quát, tình hình kinh tế Việt Nam diễn biến theo chiều hướng thuận, mặc dù phải đương đầu với nhiều khó khăn thách thức. Chất lượng tăng trưởng của một số ngành có cải thiện hơn. Cơ cấu kinh tế trong từng ngành cũng có sự

chuyển dịch tích cực. Các ngành sản xuất dịch vụ đã bám sát thị trường, gắn với tiêu thụ sản phẩm. Đổi mới công nghệ hiện đại, phát huy từng khâu sản xuất; phát huy thế mạnh từng ngành và từng sản phẩm; tạo ra sự chuyển biến

và hiệu quả, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Trong 08 tháng đầu năm 2003, tổng giá trị xuất khẩu tăng 28%, riêng hàng xuất khẩu vào Mỹ tăng gần 2 lần so với cùng kỳ năm 2002. Bên cạnh đó có sự khởi sắc của các khu vực kinh tế tư nhân cũng góp phần quan trọng vào tăng GDP. Các tác giả dẫn chứng, trong vòng 3 năm trở lại đây, có gần 1600 doanh nghiệp được thành lập mỗi tháng. Đầu tư khu vực tư nhân chiếm tới 10% GDP và 46% tổng giá trị xuất khẩu; hiện nay, đang có dấu hiệu tiếp tục phát triển6.

Trong khoản mục chuyển tiền (ròng) năm 2002, chuyển tiền viện trợ đạt 165 triệu USD, chỉ cao hơn chút ít so với năm 2001; chuyển tiền của khu vực tư nhân đạt 1400 triệu USD, tăng mạnh so với mức 1100 triệu năm 2001 nhờ chính sách kiều hối ngày càng thông thoáng (Từ tháng 6 năm 2002, Thủ

tướng Chính phủ đã ra quyết định cho phép mở rộng đối tượng làm đại lý chi trả kiều hối). Lượng vốn FDI đó vào Việt Nam cũng bắt đầu chấm dứt thời kỳ

xuống dốc với mức cam kết 08 tháng đầu năm 2003 tăng 37% so với cùng kỳ

năm ngoái7.

Cán cân thương mại 8 tháng đầu năm từ 2000 – 2003

Đơn v : Triu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Cán cân

thương mại % nhập siêu 8 tháng đầu năm 2000 9.300 9.879 -579 0,2 8 tháng đầu năm 2001 10.434 10.422 +12 XS 8 tháng đầu năm 2002 10.434 12.909 -2.475 23,7 8 tháng đầu năm 2003 13.308 16.223 -2.975 21,9 6 Nguồn: www. Vnexpress.net

Ngun: www.Vnepress.net

Trong bối cảnh tình hình kinh tế xã hội đó, ngành ngân hàng cũng có những chuyển biến tích cực.

Nghiệp vụ thị trường mở: Nghiệp vụ thị trường mở đã tăng phiên giao dịch từ 1 phiên/tuần lên 2 phiên/tuần từ tháng 5 năm 2002. Nghiệp vụ này có vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn khả dụng cho các ngân hàng thương mại. Thành viên tham gia thị trường mở chủ yếu vẫn là các ngân hàng thương mại quốc doanh; các ngân hàng thương mại cổ phần, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia vào rất hạn chế. Lãi suất chào mua trúng thầu có xu hướng tăng nhẹ, giao động trong khoảng 4,9 – 5,1%/năm. Đấu thầu được thực hiện chủ yếu trên cơ sởđấu thầu lãi suất (đôi khi theo hình thức đấu thầu khối lượng) với hợp đồng kỳ hạn, thời hạn phổ biến từ một đến hai tháng.

Về điều hành lãi suất: Về cơ bản lãi suất ngoại tệ được tự do hoá từ

2001. Đối với lãi suất tiền Việt, từ 01/06/2002, ngân hàng Nhà nước đã thay cơ chếđiều hành qua lãi suất cơ bản và biên độ bằng việc áp dụng cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Điều hành tỷ giá: Từ tháng 07/2002, ngân hàng Nhà nước đã nới rộng biên độ tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước công bố từ 0,1% lên (+/_) 0,25%. Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh tăng tỷ giá giao dịch kỳ hạn, hoán đổi giữa các ngân hàng thương mại

được phép với doanh nghiệp lên khoảng 0,1% cho phù hợp với xu hướng giảm lãi suất USD. Nghiệp vụ hoán đổi cũng được thực hiện thường xuyên hơn từ 2002, bên cạnh đó ngân hàng Nhà nước đã thực hiện can thiệp thông qua việc bán ngoại tệ cho ngân hàng thương mại trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (Mức can thiệp khoảng 60% tổng mức giao dịch giữa các ngân hàng trên thị trường liên ngân hàng).

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)