0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thanh toán bằng séc

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT (Trang 48 -48 )

2. Tình hình thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam

2.2.1. Thanh toán bằng séc

Từ xa xưa, tiền mặt luôn đóng vai trò quan trọng nhất, sau đó là đến séc. ở các nước phát triển, tiền mặt chỉ chiếm 40%, séc và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt chiếm 60%. ở đây có sự khác biệt giữa séc và các phương tiện thanh toán khác, tức là các hình thức đó được dùng để

thanh toán cho các giá trị lớn, còn séc chỉ được dùng cho các giá trị nhỏ hơn. Theo định nghĩa của Worldbank thì séc dùng để thanh toán cho các giá trị nhỏ

hơn 1000 USD.

Lợi ích của séc tập trung vào ba nội dung:

- Séc là một phương tiện rất tiện lợi, an toàn so với tiền mặt.

- Séc đã được sự tin tưởng của người dân, doanh nhân, doanh nghiệp và các công ty trên toàn thế giới sử dụng.

- Séc là một phương tiện dễ dàng để thực hiện thanh toán, quản lý, tránh các rủi ro, hỗ trợ cho việc phát triển các nguồn lực từ bên ngoài. Theo thống kê về tình hình sử dụng séc trong khu vực như: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… thì hầu hết các nước đều đã có trung tâm xử lý séc và tất cảđều dùng séc cá nhân. Còn ở Việt Nam, theo ông Phó chủ tịch tập đoàn NCR khu vực Châu á Thái Bình Dương cho biết: “ở

Việt Nam tiền mặt chiếm tới 99% và séc chỉ chiếm 1% trong khối lượng thanh toán”10.

Trong thời kỳ Việt Nam là thuộc địa của Pháp, séc cùng với những luật séc của Pháp đã được người Pháp mang đến và áp dụng tại Việt Nam, luật séc

được sử dụng sớm nhất tại Việt Nam là luật 1865 của Pháp, được ban hành vào tháng 4 năm 1967. Như vậy séc có mặt tại Việt Nam từ thập niên 60 của thế kỷ 19. Tuy nhiên, ở thời kỳ này chỉ có các ngân hàng nước ngoài, đặc biệt là ngân hàng Pháp sử dụng séc và không phổ biến rộng rãi. Mãi đến thập niên 60 của thế kỷ 20, khi hệ thống ngân hàng của Việt Nam đã hình thành và phát triển, đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam, thì việc mở tài khoản tại ngân hàng thương mại và được cấp sổ việc sử dụng séc để sử dụng mới trở nên dễ dàng

đối với người Việt Nam.

Văn bản đầu tiên của Chính phủ Việt Nam về séc là Nghị định số

30/CP ngày 09/05/1996 về qui chế phát hành và sử dụng séc; thông tư 07/ tt - NH1 ngày 27/02/1996 hướng dẫn qui chế phát hành và sử dụng séc. Tính cho

đến thời điểm này, đã hơn 7 năm – một thời gian đủ dài để tổng kết một cơ

chế, một công cụ thanh toán thực sự đi vào cuộc sống hay chưa sau khi ban hành. Ta có thể xem xét tình hình sử dụng séc tại Việt Nam trong vòng ba năm trở lại đây11:

Doanh số 2001 Doanh số 2002 Doanh số 5 tháng 2003 PT thanh toán

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Séc 2.948 0,3 4.480 0,4 2.755 0,6 Tổng các phương tiện 870.744 100 846.509 100 499.014 100

(Đơn v: Tỷ đồng; % ca tng phương thc trên tng phương tin thanh toán.)

10

Qua bảng số liệu trên, ta thấy thực tiễn sử dụng séc đã không được như

mong đợi. Mặc dù từ 1995, sau khi chỉ đạo triển khai mở rộng trên địa bàn toàn quốc về thanh toán trong khu vực dân cư, từ thí điểm ở hai địa bàn là TP Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội, ngân hàng Nhà nước đã đánh giá rất cao về

khả năng mở rộng và phát hành và thanh toán séc để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong dân chúng. Nhưng cho đến nay, tỷ trọng thanh toán bằng séc là một con số còn quá nhỏ trên tổng doanh số của các phương tiện thanh toán. Hàng năm, con số này có tăng nhưng tăng lên một cách “ì

ạch”, từ 0,3% năm 2001 lên 0,6% 5 tháng đầu năm 2003. Qua bảng ta thấy, về số tiền thanh toán bằng séc mỗi năm tăng chưa được 2 tỷđồng- Đây là một con số còn quá nhỏ bé so với một đất nước có số dân xấp xỉ 80 triệu người và so với bề dày lịch sử và so với qui mô của nền kinh tế. Con số này chứng tỏ

séc chưa thực sự là một phương tiện thanh toán chủ yếu của nền kinh tế. Một điều nữa trong thanh toán séc hiện nay là, tại các ngân hàng, loại séc được sử dụng nhiều nhất là séc bảo chi và séc chuyển khoản. Séc các nhân cũng đã được sử dụng nhưng chưa rộng rãi so với hai loại séc trên (do rất nhiều lý do từ phía khách hàng cũng như từ phía ngân hàng và Nhà nước). Ta có thể xem xét tình hình sử dụng hai loại séc chuyển khoản và séc bảo chi tại một ngân hàng của Việt Nam sau đây:

Tình hình sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội năm 200212

Đơn v: Triu đồng Năm 2001 Năm 2002 Hình thức Số món % Số tiền % Số món % Số tiền % Séc thanh toán 3.805 6 454.828 3,8 5.378 7,7 742,200 3,9 Séc chuyển 2.210 3,5 210.241 1,7 3.313 4,8 461.000 2,4

khoản

Séc bảo chi 1.782 2,5 244.587 2,1 2.065 2,9 281.200 1,5

Tổng doanh số 63.654 100 1.192.133 100 69.612 100 18.882.776 100

Séc chuyển khoản là lệnh trả tiền của người phát hành séc đối với ngân hàng phục vụ mình về việc trích một tài khoản nhất định từ tài khoản của mình để trả cho người được hưởng có tên trên tờ séc. Séc chuyển khoản chỉ được áp dụng trong phạm vi thanh toán giữa các ngân hàng ở cùng một chi nhánh ngân hàng hoặc giữa các chi nhánh khác hệ thống ngân hàng nhưng các chi nhánh này có tham gia thanh toán bù trừ và giao nhận trực tiếp hàng ngày trên địa bàn tỉnh, thành phố.

Séc bảo chi là một loại séc được ngân hàng đảm bảo khả năng chi trả

bằng cách trích trước số tiền trên tờ séc từ tài khoản tiền gửi của người trả tiền sang tài khoản “Đảm bảo thanh toán séc” nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tờ séc đó. Ngân hàng bảo chi séc phải làm đầy đủ các thủ tục bảo chi như

ký số tiền cần bảo chi vào một tài khoản và đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp của nghiệp vụ bảo chi séc. Ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng nhận được tờ

séc bảo chi kiểm tra tính hợp lệ, chính xác, chữ ký, dấu bảo chi của ngân hàng phục vụ ngưới phát hành séc. Sau khi kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ có quyền ghi có ngay vào tài khoản của người thụ hưởng. Nếu do sơ xuất sau khi kiểm tra, sau này phát hiện ra những séc không hợp pháp, hợp lệ thì ngân hàng phục vụ bên thụ hưởng phải chịu trách nhiệm. Séc bảo chi có phạm vi thanh toán rộng hơn séc chuyển khoản; séc bảo chi còn được sử dụng để thanh toán giữa các khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh trong cùng hệ thống trong phạm vi cả nước.

Như vậy, séc bảo chi tiện ích hơn séc chuyển khoản rất nhiều nhưng một mâu thuẫn là người trả tiền thích thanh toán bằng séc chuyển khoản, còn bên thụ hưởng lại thích được thanh toán bằng séc bảo chi. Chính vì thế mà séc càng ít được sử dụng. Như thấy tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Nội séc

thanh toán chỉ chiếm 3,8% tổng doanh số thanh toán không dùng tiền mặt. Trong đó, doanh số thanh toán bằng séc chuyển khoản của các năm đều thấp, chỉ được dùng để thanh toán cho những khoản tiền nhỏ. Doanh số thanh toán của séc bảo chi có tăng nhưng cũng không tăng mạnh.

Cũng như thanh toán bằng thẻ thanh toán, số khách hàng sử dụng séc không tốt, séc giả cũng tăng lên rất nhiều. Công nghệ khoa học càng hiện đại thì hình thức và cách thức sử dụng séc giả càng tinh vi hơn, thủ thuật hơn.

Đây là một bất lợi cho thị trường séc vì nó không chỉ ảnh hưởng đến doanh số

mà còn ảnh hưởng đến cả lòng tin của khách hàng vào hình thức thanh toán vẫn còn chưa phổ biến này. Nhiều khi nó còn ảnh hưởng đến cả uy tín của ngân hàng phục vụ người trả tiền cũng như uy tín của ngân hàng phục vụ

người thụ hưởng. Đây là mối hiểm hoạ lớn nhất cho thị trường séc.

Như vậy, hiện nay thực trạng thanh toán bằng séc của Việt Nam chưa thực sự khởi sắc. Nhưng không phải vì thế mà không có một tương lai cho thị

trường séc. Ta phải thấy rằng mặc dù doanh số do thanh toán bằng séc tăng không nhiều nhưng cũng đã tăng, đó là một dấu hiệu đáng mừng. Bên cạnh

đó, trong thời gian gần đây, séc cũng đã được sự quan tâm của ngân hàng Nhà nước. Theo như buổi thuyết trình ngày 22/07/2003 tại Hà Nội, ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chỉđạo các Vụ, Cục chức năng soạn thảo nghịđịnh mới về

séc để trình lên Chính phủ ban hành thay thế cho những văn bản trước đây. Hội thảo đã đưa ra “Bài toán để phát huy hơn nữa vai trò của séc trong hoạt

động thanh toán” cho mọi cấp : Phát hành và thanh toán séc trong phạm vi cả

nước và mở rộng đối tượng sử dụng séc? Làm thế nào để bảo đảm an toàn cho quá trình sử dụng séc?

Ngoài ra, hiện nay số lượng khách hàng mở tài khoản cá nhân cũng tăng lên rất nhiều. Lấy ví dụ như tại TP Hồ Chí Minh, các ngân hàng thương mại phấn đấu đến hết năm 2003 số lượng tài khoản cá nhân phải đạt từ

31/05/ 2003 đã đạt được 205.000 tài khoản, với số dư 3.867 tỷđồng13. Đây là cơ sở vững chắc để người dân tăng cường sử dụng séc cá nhân để thanh toán.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT Ở VIỆT (Trang 48 -48 )

×