Áp dụng cho từng phương thức

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 80)

2. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thanh toán không dùng

2.2. áp dụng cho từng phương thức

2.2.1. Thanh toán bng séc

Séc là một lĩnh vực không còn mới ở Việt Nam song tính phổ dụng còn thấp và chưa có một sự đầu tưđáng kể nào, vì vậy séc chưa được hình thành thành một thị trường thống nhất. Hiện nay trên thế giới đã hình thành hai mô hình để xây dựng trung tâm xử lý séc: Mô hình cũ (xử lý séc truyền thống) và mô hình mới (mô hình có sự can thiệp của công nghệ hiện đại). ở Việt Nam nên đi theo con đường thứ hai. Việt Nam là một nước đi sau, vì vậy rút ngắn thời gian là một việc làm cần thiết. Việt Nam có thể xây dựng thị trường séc bằng các biện pháp sau:

Ngân hàng có thể thành lập trung tâm xử lý séc ở ba miền như: Hà Nội - Đà Nẵng – Thành phố Hồ Chí Minh. Sự lựa chọn này là có cơ sở, bởi vì 3 thành phố này chiếm tới 80 % số lượng séc trong toàn quốc25. Bên cạnh đó, ngân hàng nên cho phép sử dụng rộng rãi séc ở ngoài phạm vi các thành phố, tỉnh cùng tham gia vào trung tâm này.

Các chi nhánh ngân hàng sẽ gửi tờ séc và các thông tin về séc đến ngân hàng nhà nước để kiểm tra, kiểm soát chúng và thanh toán bù trừ, sau đó phân loại và gửi các séc đến ngân hàng phát hành. Ngoài việc thanh toán qua trung tâm bù trừ, các ngân hàng trên cùng địa bàn có thể mở tại nhau các tài khoản song biên clearing. Tài khoản này hoạt động trên nguyên tắc phục vụ lẫn nhau việc thu hộ, chi hộ trong những phạm vi thanh toán đã được thoả thuận trước giữa các ngân hàng với nhau trong đó có séc cá nhân. Đến kỳ các ngân hàng

đối chiếu song biên với nhau để quyết toán số tiền đã thu hộ, chi hộ và thanh toán với nhau các khoản phải thu, phải chi. Các ngân hàng không nên tính lãi những tài khoản này, không bắt buộc duy trì số dư ký quĩ khi làm thủ tục mở

và trong suốt quá trình hoạt động. Tài khoản song biên này sẽ giúp cho quá trình thanh toán séc được nhanh chóng hơn và khi có sự cố sẽ rút ngắn thời gian xử lý.

Ngân hàng nên phát hành thẻ séc dùng song song với séc cá nhân. Mục

đích của việc ra đời thẻ này là tạo tâm lý an tâm khi sử dụng và hạn chế khả

năng sử dụng thẻ bất hợp pháp. Trên thẻ séc ghi đầy đủ các yếu tốđểđảm bảo cho thanh toán như: Họ tên chủ tài khoản, địa chỉ, số chứng minh nhân dân, số hiệu, tên ngân hàng giao dịch, số của thẻ séc. Khi người thụ hưởng có tài khoản ở một ngân hàng và muốn phát hành séc, ngân hàng sẽ cấp cho chủ tài khoản một thẻ séc kèm theo số séc đã nhượng, có nghĩa là ngân hàng nhượng séc đảm bảo khả năng chi trả cho người thụ hưởng, có thể gọi đây là chứng chỉ thanh toán do ngân hàng nơi mở phát hành cho người sử dụng séc, một loại dùng trong phát hành séc không thể chuyển nhượng. Có thể khi cần thiết ngân hàng nên nghiên cứu thủ tục uỷ quyền sử dụng thẻ séc giống như người

được uỷ quyền phát hành séc hiện nay.

Ngân hàng cũng nên quan tâm đến séc cá nhân có đảm bảo khả năng chi trả của ngân hàng thương mại. Từ một bộ phận dân cư có sử dụng séc thanh toán (Có bảo chi cả sổ séc lẫn mức khống chế không quá một số tiền nhất định khi mỗi tờ séc trao tay) có tác dụng kích thích nhu cầu thanh toán.

Tuỳ theo từng giai đoạn, ngân hàng có thể qui định séc không được chuyển nhượng và séc được chuyển nhượng. Đối với những khách hàng có uy tín hoặc có những đảm bảo phù hợp, ngân hàng có thể cấp tín dụng bằng cách áp dụng hình thức thấu chi (Tính lãi tiền vay khi vượt quá số dư trong một thời hạn nhất định). Với doanh nghiệp khi bán hàng cho dân cư sử dụng séc thanh toán thì doanh số bán hàng bằng các hình thức thanh toán qua ngân hàng nên

được miễn hoặc giảm thuế trong những thời kỳ nhất định.

Một phần của tài liệu Phát triển và hoàn thiện chế độ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)