Công tác hạn chế RRTD trong thời gian qua đã mang lại những kết quả
tích cực như:
- Các bộ phận đã được chuyên môn hóa sâu hơn tùy theo chức năng, phân định rõ trách nhiệm giữa các bộ phận. Điều đó đã làm tăng chất lượng công việc tại các bộ phận, chất lượng thẩm định được nâng cao, công tác kiểm tra trong và sau cho vay được tăng cường.
- Công tác thẩm định ngày càng chú trọng về chất lượng và hiệu quả, tăng cường công tác giám sát khoản vay, tiến hành rà soát và định kỳđánh giá lại hiệu quả khoản vay, thực hiện đúng quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng RRTD, thực hiện đầy đủ việc XHTD nội bộ để sàng lọc KH… Công tác xử lý nợ cũng được NH kết hợp nhiều biện pháp như: xử lý TSBĐ; cơ cấu lại nợđối với KH có phương án SXKD hiệu quả, tận thu lãi treo và các khoản nợ đã xử lý bằng quỹ dự phòng…nhờ đó góp phần giảm thiểu tổn thất do RRTD gây ra và nâng cao chất lượng khoản vay DN.
- Các quy trình khác nhau theo từng đối tượng KH vừa đáp ứng đòi hỏi tăng cường kiểm soát RRTD vừa đáp ứng kịp thời nhu cầu tín dụng của KH, rút ngắn thời gian ra quyết định cấp tín dụng.
- Việc không tổ chức bộ phận quản lý rủi ro ở chi nhánh mà chỉ tổ chức bộ phận quản lý rủi ro tại Hội sở đã làm tăng tính độc lập trong phân tích,
thẩm định và phê duyệt tín dụng, tăng cường giám sát chất lượng tín dụng. - Hệ thống xếp hạng tín dụng tương đối phù hợp, cơ bản đã phản ánh
được chất lượng KH.
Trong năm 2013 với chỉ đạo của Ban lãnh đạo là lấy chất lượng tín dụng làm định hướng, mở rộng tín dụng trong điều kiện không hạ chuẩn tín dụng, thực hiện phân loại nợ KH theo thực chất, không che giấu nợ xấu và kết quả đạt được là tương đối tốt. Mặc dù tăng trưởng tín dụng trong năm chưa
đạt kế hoạch trung ương giao nhưng những khoản cấp tín dụng trong năm hiện tại đều thuộc nợ nhóm 1và nhóm 2, các khoản nợ cơ cấu trong năm đều có khả năng thu nợ đầy đủ, đúng hạn, như vậy chi nhánh đã thành công trong việc kiểm soát nợ xấu mới phát sinh, góp phần quan trọng trong việc làm trong sạch tài chính chi nhánh.