Rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay của ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 25)

a. Khái nim ri ro tín dng

Rủi ro là mức thiệt hại có thể bị gánh chịu do hậu quả của một sự kiện nhất định và khả năng xảy ra sự kiện đó.

Rủi ro trong kinh doanh NH là khả năng mà một tiến trình hoặc một sự

kiện nào đó gây ra một kết cục không mong đợi lên tình hình tài chính của NH hoặc cản trở NH thực hiện các mục tiêu đã định. Rủi ro trong kinh doanh NH không đồng nghĩa với rủi ro tài chính. Rủi ro tài chính là một dạng rủi ro chủ yếu của NH.

Rủi ro trong kinh doanh NH bao gồm: Rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, RRTD, rủi ro ngoại bảng, rủi ro công nghệ và hoạt động, rủi ro ngoại hối, rủi ro quốc gia, rủi ro thanh khoản, rủi ro vỡ nợ, rủi ro khác.

RRTD là rủi ro mà các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng (tiền lãi, tiền gốc hoặc cả hai) từ các khoản cho vay và các chứng khoán đầu tư sẽ

không được trả đầy đủ.

RRTD là sự thay đổi tiềm ẩn của thu nhập thuần và thị giá của vốn xuất phát từ việc khách hàng không thanh toán hay thanh toán trễ hạn.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà nước: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt

không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”.

Trong kinh doanh NH, RRTD là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và gây ra hậu quả nặng nề có khi dẫn đến phá sản NH. RRTD cũng là loại rủi ro phức tạp nhất, việc quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể

xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào… RRTD nếu không được phát hiện và xử

lý kịp thời sẽ dẫn đến các rủi ro khác.

b. Phân loi ri ro tín dng

Ø Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD được chia thành 2 loại:

- Rủi ro giao dịch: Là rủi ro do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá KH. Rủi ro giao dịch có 03 bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.

+ Rủi ro lựa chọn: Là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi NH lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để

quyết định cho vay.

+ Rủi ro bảo đảm: Là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như

các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại TSBĐ, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của TSBĐ.

+ Rủi ro nghiệp vụ: Là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

- Rủi ro danh mục: Là rủi ro do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của NH, được phân chia thành 02 loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic risk) và rủi ro tập trung (Concentration risk).

+ Rủi ro nội tại: Là rủi ro xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế.

+ Rủi ro tập trung: Là trường hợp NH tập trung cho vay quá nhiều đối với một số KH, cho vay quá nhiều DN hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định, hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

Ø Căn cứ vào tính chất của RRTD, phân thành 2 loại: RRTD đặc thù và RRTD hệ thống.

- RRTD đặc thù: Là rủi ro của một người vay cụ thể phát sinh do những kiểu đặc thù của rủi ro dự án mà người vay thực hiện. Điều này có nghĩa, rủi ro đặc thù chỉ ảnh hưởng đến một người vay nên có thể tối thiểu hóa nhờ đa dạng hóa.

- RRTD hệ thống: Là rủi ro phát sinh do bối cảnh chung của nền kinh tế hoặc những điều kiện vĩ mô tác động lên toàn bộ các người vay. Khác với rủi ro đặc thù, rủi ro hệ thống không thểđa dạng hóa được.

ØCăn cứ vào tính chất khách quan, chủ quan của nguyên nhân, phân thành 2 loại: Rủi ro do nguyên nhân khách quan và rủi ro do nguyên nhân chủ

quan.

- Rủi ro do nguyên nhân khách quan: Là rủi ro do sự kiện ngẫu nhiên thường là do các yếu tố bên ngoài tác động (như thiên tai, địch họa, người vay bị chết, mất tích, các biến động ngoài dự kiến khác) và không lường trước

được tổn thất.

- Rủi ro do nguyên nhân chủ quan: Là rủi ro do nguyên nhân thuộc chủ

quan của người vay và người cho vay (vô tình hay cố ý thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác).

c. Tác động ch yếu ca ri ro tín dng

ØĐối với hoạt động kinh doanh của NH:

- Giảm thu nhập lãi ròng dẫn đến giảm lợi nhuận: RRTD có thể làm cho NH không thu được hoặc không thu đủ lãi làm giảm lợi nhuận của NH.

Thêm vào đó khi xuất hiện những khoản nợ xấu thì các NH phải tập trung thu hồi nợ. Việc thu hồi nợ xấu vừa làm mất thời gian của cán bộ tín dụng, vừa làm tăng khoản chi phí về đi lại để thu hồi nợ. Nếu các khoản nợ này có liên quan đến nhiều bên thì NH phải mất thêm chi phí cho việc thương lượng, gặp gỡ các bên trong quá trình xử lý nợ. Đây là những chi phí trước mắt mà các NH phải bỏ ra. Bên cạnh đó các NH phải bỏ ra chi phí cơ hội rất lớn: Các khoản nợ xấu làm chậm lại vòng quay vốn tín dụng, làm mất đi các khoản đầu tư khác của NH, đó là chưa kể đến sự ảnh hưởng lớn của nợ xấu tới tâm lý của cán bộ tín dụng, ngại mở rộng hoạt động tín dụng do sợ rủi ro… Tất cả

những vấn đề này gián tiếp làm giảm thu nhập tiềm ẩn và làm tăng chi phí cho các NH, từ đó làm ảnh hưởng tới kết quả hoạt động kinh doanh của NH.

- Giảm giá trị ròng của NH: Giá trị ròng của NH là hiệu số giữa giá trị

thị trường của tài sản và giá trị thị trường của nợ ngân hàng. RRTD vừa trực tiếp làm giảm giá trị của tài sản trên sổ sách kế toán do không thu được hoặc không thu đủ gốc (có thể do xuất toán ra ngoại bảng), vừa làm giảm giá trị thị

trường của các khoản nợ do RRTD gia tăng làm giá trị thị trường của nó giảm.

- RRTD sẽ dẫn tới những rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất và có thể dẫn tới rủi ro vỡ nợ nếu những khoản tín dụng cùng lúc gây ra thiệt hại lớn

RRTD làm cho các dòng tiền được hẹn trả theo hợp đồng bị trì hoãn hoặc mất khả năng thu hồi. Điều này dẫn đến kế hoạch về các dòng tiền của NH bị phá vỡ làm cho các NH bị động trong việc đáp ứng nhu cầu về dòng tiền ra, khả năng thanh toán của NH kém đi và từ đó lại làm cho lòng tin của KH vào NH không còn nữa, người gửi tiền có thể ồ ạt rút tiền do đó rủi ro thanh khoản tăng.

hoàn trả theo đúng kế hoạch nên phát sinh chênh lệch (khe hở) kỳ hạn giữa tài sản và nợ ngoài dự tính. Khe hở kỳ hạn ngoài dự tính này sẽ tạo nên các loại rủi ro tái tài trợ và rủi ro tái đầu tư trong rủi ro lãi suất.

RRTD còn là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến rủi ro vỡ nợ của một NH. Như đã phân tích ở trên, RRTD làm sụt giảm vị thế của vốn chủ sở hữu của NH nên nếu nó xảy ra ở quy mô nhỏ thì NH có thể bù đắp bằng lợi nhuận kinh doanh hoặc bị lỗ, nhưng nếu rủi ro ở mức độ nghiêm trọng, nó xảy ra với quy mô lớn và đồng thời thì nguồn vốn của NH không đủ để bù đắp thiệt hại, tất yếu sẽ dẫn NH tới rủi ro vỡ nợ.

- RRTD làm gia tăng chi phí vốn của NH: RRTD làm gia tăng nguy cơ

vỡ nợ và tác động tiêu cực đến đánh giá của công chúng về hoạt động kinh doanh của NH. Do đó để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động của mình NH có thể phải tăng lãi suất huy động vốn (do yêu cầu phần bù rủi ro cao hơn) dẫn

đến chi phí vốn của NH gia tăng.

- RRTD làm giảm uy tín của NH, giảm giá trị thương hiệu của NH: RRTD làm giảm uy tín của NH và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH. Hình ảnh và uy tín của NH trong lòng công chúng giảm sút. Đây là thiệt hại vô hình mà khó có thểđo lường được.

Ø Đối với nền kinh tế: NH hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ

tín dụng với tư cách là trung gian của đời sống kinh tế, nó có quan hệ trực tiếp và thường xuyên với các tổ chức kinh tế, vì vậy khi hoạt động kinh doanh của NH gặp phải rủi ro tất yếu sẽ gây ra những ảnh hưởng đối với nền kinh tế và

đời sống kinh tế xã hội. Rủi ro làm cho lợi nhuận NH giảm, từ đó NH không có khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn cho KH và chi trả chậm đối với người cho vay. Mặt khác, các NH thường lập một hệ thống chặt chẽ có mối liên hệ

với nhau, khi một NH gặp phải rủi ro có nguy cơ dẫn đến phá sản dễ dàng kéo theo tình trạng khủng hoảng của cả hệ thống NH, gây mất ổn định trên thị

trường tiền tệ. Do đó, phòng ngừa và hạn chế RRTD không những là vấn đề

sống còn đối với NH mà còn là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế góp phần vào sựổn định và phát triển của toàn xã hội.

ØĐối với khách hàng: Nếu rủi ro xảy ra từ phía NH, KH có thể mất đi kênh cung ứng vốn, dẫn đến sản xuất bị đình trệ. Nếu rủi ro xảy ra từ chính bản thân DN, các khoản nợ xấu của họ có thể sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ

giữa họ với NH. Đặc biệt khi DN đó cần vốn, có thể sẽ rất khó khăn khi vay vốn ở các NH khác do lịch sử vay vốn của họ không tốt. Điều này sẽ gây khó khăn cho DN trong việc tìm kiếm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Nói tóm lại, RRTD gây ra nhiều hậu quảở những mức độ khác nhau, nhẹ

nhất là NH bị giảm lợi nhuận khi không thể thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi NH không thu được cả gốc và lãi, tỷ lệ nợ xấu cao dẫn đến NH bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được, NH sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung và hệ thống NH nói riêng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)