a. Nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên làm công tác tín dụng
Con người vừa là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những RRTD nhưng đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. Một mô hình quản lý RRTD có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo
đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề. Vì thế, trong công tác tín dụng cũng như công tác quản lý rủi ro tại NH đòi hỏi nhân viên làm công tác tín dụng không chỉ có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm mà còn phải có đạo đức nghề nghiệp. Để đạt được điều đó, chi nhánh cần xây dựng phát triển nguồn nhân lực hiệu quả.
Tăng cường công tác đào tạo, tái đào đạo, thực hiện đào tạo định kỳ và thường xuyên để nâng cao trình độ kiến thức cũng như khả năng vận dụng những kinh nghiệm, kỹ thuật mới trong thẩm định tín dụng, quản lý rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngoài ra, Chi nhánh phải tiến hành rà soát lại đội ngũ cán bộ nhân viên, chú trọng những nhân viên có năng lực và phẩm chất tốt vào những vị trí chủ
chốt, phụ trách cho vay các DN lớn, những dự án quan trọng có độ khó cao. Khuyến khích những sáng kiến, đề xuất trong công việc, áp dụng những phương pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả thẩm định. Thực hiện chính sách
đãi ngộ thỏa đáng cả về lợi ích vật chất và tinh thần như tạo điều kiện thuận lợi tổ chức các chuyến tập huấn, hỗ trợ vật chất, thời gian cho nhân viên đi du học, học tập nâng cao kiến thức trình độ chuyên môn, tổ chức giao lưu dã ngoại…Tất cả những điều này sẽ tạo ra động lực làm việc mạnh mẽ cho nhân
viên thẩm định, có điều kiện cống hiến sức lực và tài năng phục vụ NH càng phát triển.
Cùng với đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn cũng cần phải tăng cường giáo dục phẩm chất đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên. Việc cho vay
đối với KHDN sẽ phát sinh nhiều vấn đề hết sức nhạy cảm, nếu nhân viên không có đạo đức nghề nghiệp tốt sẽ lợi dụng nhiệm vụ quyền hạn để trục lợi cá nhân gây rủi ro cho tổ chức hoặc cố tình gây khó khăn cho KH. Do vậy giáo dục nâng cao đạo đức nghề nghiệp là vấn đề cần phải tăng cường và duy trì thường xuyên, giảm thiểu rủi ro đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động của Chi nhánh. Thực hiện tốt phẩm chất đạo đức, nét đẹp văn hóa theo chuẩn mực của Vietcombank thông qua cuốn “Sổ tay văn hóa Vietcombank”, cùng nỗ
lực phấn đấu hướng đến mục tiêu chung của NH, điều chỉnh hành vi giao tiếp ứng xử hàng ngày thân thiện hơn, văn minh hơn.
b. Áp dụng tiến bộ công nghệ vào công tác thẩm định
Thiết bị, công nghệ tốt sẽ giúp giảm thời gian, chi phí đồng thời nâng cao hiệu quả phân tích đánh giá rủi ro và tài chính PAKD/DAĐT. Vì vậy, VCB Quy Nhơn cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các nghiệp vụ thẩm
định, đào tạo cán bộđủ năng lực tiếp nhận kỹ thuật mới nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả thiết bị hiện có.
- NH cần đầu tư trang thiết bị, công nghệ đồng bộ và hiện đại hơn nữa
để phục vụ cho quá trình thẩm định. Điều này giúp cho cán bộ thẩm định xử
lý nhanh và chính xác các thông tin thu thập được, tạo điều kiện cho cán bộ
thẩm định thực hiện đầy đủ quy trình thẩm định, tạo nên tính thống nhất trong phương pháp thẩm định, giúp các cán bộ thẩm định trao đổi thông tin thuận lợi hơn, giảm bớt thời gian và chi phí cho công tác thẩm định.
c. Sử dụng điều khoản hợp đồng để hạn chế rủi ro
Dựa vào mẫu hợp đồng tin dụng soạn sẵn của Vietcombank với các nội dung cơ bản, chi nhánh cần cụ thể, chi tiết hơn nữa các trường hợp có thể xảy ra về các nội dung như điều kiện giải ngân, chứng từ và thông tin phải cung cấp, biện pháp giám sát, kiểm tra sử dụng vốn vay, các trường hợp giảm hạn mức cho vay, ngừng và chấm dứt cho vay...để có cơ sở hơn trong việc thực hiện hợp đồng tín dụng và tránh các tranh chấp pháp lý có thể xảy ra. Ngoài ra cần thiết đưa vào hợp đồng các biện pháp áp dụng bổ sung cần thiết khác nhằm hạn chế RRTD như: Bổ sung tài sản bảo đảm, mua bảo hiểm tài sản, các hình thức yêu cầu bảo lãnh...
d. Sử dụng công cụ bảo hiểm và TSBĐ
- Bảo hiểm tín dụng: Với bảo hiểm tín dụng, hiệu quả hạn chế RRTD của NH sẽ cao hơn nhiều bởi lẽ đã có bên thứ ba thực hiện thay nghĩa vụ tài chính cho KH trong trường hợp KH không thực hiện cam kết. Một số hình thức bảo hiểm như: Bảo hiểm cho hoạt động cho vay, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm tiền vay. Hiện tại chi nhánh chỉ mới yêu cầu KH cá nhân tham gia bảo hiểm tín dụng nhằm bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra, đối với KHDN vẫn chưa yêu cầu thực hiện. Trong thời gian tới, chi nhánh nên mở rộng nhiều hình thức bảo hiểm và áp dụng đối với DN vay. Đây là cách NH chuyển giao một phần RRTD sang cho công ty bảo hiểm.
- Tài sản bảo đảm: Chi nhánh chỉ nhận cầm cố thế chấp những tài sản có tính thanh khoản cao, dễ xử lý khi có rủi ro xảy ra. Đối với những tài sản mà KH chưa hoàn thiện thủ tục pháp lý về sở hữu tài sản thì yêu cầu khách hàng hoàn thành việc đăng ký sở hữu tài sản, nhất là đối với nhà xưởng, công trình trên đất rồi mới nhận cầm cố, thế chấp. Đối với cho vay mà tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, yêu cầu khách hàng hoàn thiện về thủ tục đăng ký sở hữu tài sản khi dự án hoàn thành là điều kiện bắt buộc, đồng thời thường
xuyên kiểm tra, rà soát hồ sơ pháp lý và thực trạng của TSBĐ.