Hoàn thiện chính sách về bảo đảm tiền vay, quản lý tốt TSBĐ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 100)

Việc cho vay có TSBĐ giúp NH có nguồn thu nợ thứ hai nếu như

nguồn thu được tạo ra từ khoản vay không còn khả năng trả nợ. Để TSBĐ

phát huy tối đa tác dụng của nó thì NH phải quan tâm đến các biện pháp quản lý tài sản sau:

Thứ nhất, hoàn thiện hồ sơ thế chấp, hồ sơ pháp lý (giấy chứng nhận sở

hữu của tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, công chứng chứng thực, các thỏa thuận trong hợp đồng…) vì đây là vấn đề quyết định đến quyền tài sản và quyền truy đòi của NH sau này. Các công việc này cần phải được tiến hành chính xác và đầy đủ, tránh những thiếu sót có thể ảnh hưởng đến quyền của NH đối với TSBĐ.

Thứ hai, phải có cơ sở, nguồn thông tin tham khảo rõ ràng về giá trị định giá nhằm đảm bảo tính chính xác, an toàn và khách quan, tránh tình trạng định giá mang tính chủ quan, thiếu căn cứ, phương pháp định giá không thích hợp. Việc định giá tài sản phải thường xuyên cập nhật theo giá thị

trường và phải định giá lại theo định kỳ 6 tháng hoặc tối đa không quá 12 tháng/1 lần. Đối với tài sản có biến động lớn về giá phải nhanh chóng định giá lại và yêu cầu KH bổ sung tài sản kịp thời, tránh gây tổn thất cho NH. Nếu KH không có TSBĐ bổ sung thì NH phải có phương án rút dần vốn tín dụng

để đảm bảo an toàn. Đối với những TSBĐ có giá trị lớn, NH nên thuê các tổ

chức tư vấn, tổ chức chuyên môn định giá để tránh rủi ro. Việc cập nhật giá trị TSBĐ kịp thời sẽ phản ánh đúng giá trị cũng như tính thanh khoản của tài sản và đảm bảo tính chính xác của số tiền trích lập dự phòng cụ thể nhằm hạn chế RRTD.

Thứ ba, thường xuyên kiểm tra, quản lý tình trạng tài sản, tránh tình trạng KH đổi tài sản có giá trị thấp hơn hoặc dùng tài sản đó để thế chấp cho ngân hàng khác, thậm chí là bán tài sản (thường xảy ra đối với tài sản là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải).

Thứ tư, chi nhánh xem xét các yếu tố về điều kiện an toàn (phòng cháy, chống trộm cắp…) để yêu cầu DN mua bảo hiểm tài sản. Hiện tại, do chi nhánh không bắt buộc DN phải mua bảo hiểm cho TSBĐ nên khi tài sản bị cháy, nổ, tai nạn… sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ cho NH.

Thứ năm, để tạo thuận lợi cho NH trong việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ chi nhánh nên thực hiện ký kết Hợp đồng ủy quyền xử lý TSBĐ và phải thực hiện công chứng hợp đồng uỷ quyền này. Hợp đồng uỷ quyền có các nội dung cơ bản sau: Bên uỷ quyền (chủ sở hữu hợp pháp đối với tài sản), Bên

được uỷ quyền là VCB Quy Nhơn. Phạm vi uỷ quyền: Để đạt được mục đích xử lý TSBĐ khi phát sinh các trường hợp xử lý TSBĐ theo hợp đồng bảo

đảm đã ký kết. Bên uỷ quyền đồng ý uỷ quyền cho Bên được uỷ quyền và cam kết không hủy ngang việc ủy quyền này với các nội dung sau: Thực hiện các thủ tục liên quan đến việc xử lý TSBĐ theo quy định của Pháp luật; làm việc với các cơ quan chức năng và ký các hồ sơ/giấy tờ liên quan trong quá trình xử lý TSBĐ bao gồm nhưng không giới hạn các công việc như ký hợp

đồng chuyển nhượng/mua bán TSBĐ, nhận chính TSBĐđể trừ nợ và thực hiện các thủ tục, ký các văn bản, thỏa thuận khác có liên quan trong quá trình xử lý TSBĐ. Ngân hàng được quyền quyết định về giá bán tài sản, về chi phí và thời

điểm xử lý TSBĐ; Toàn quyền quyết định về số tiền thu được từ xử lý TSBĐ...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)