Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 108)

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng của Trung tâm thông tin tín dụng của Vietcombank. Tăng cường công tác tổng hợp số liệu của các KH trong hệ thống Vietcombank, các thông tin về ngành nghề trong nền kinh tế từ đó có thể cung cấp các thông tin có chất lượng làm cơ sở so sánh giữa nhiều DN trong cùng ngành nghề, cung cấp các bản tin ngành nghề có chất lượng, có tính dự báo cao. Trung tâm thông tin tín dụng cần tăng cường hợp tác với các trung tâm thông tin khác để có thể mở rộng tìm kiếm thông tin đa dạng, chính xác, nhanh chóng khi có nhu cầu thông tin từ các chi nhánh để giúp các chi nhánh có đủ thông tin hữu ích khi thẩm định tín dụng.

- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng: Hoàn thiện phần mềm chấm

điểm khách hàng tự động thông qua các thông sốđược cập nhật trên hệ thống. Trường hợp số liệu báo cáo tài chính KH cung cấp mà NVKH thấy chưa phù hợp và KH không chấp nhận điều chỉnh báo cáo tài chính thì Vietcombank nên quy định cho phép NVKH có thể điều chỉnh báo cáo tài chính nhằm loại bỏ, đánh giá lại chất lượng của những khoản mục tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh chưa hợp lý từ đó có

được thông tin tài chính phù hợp hơn để xếp hạng tín dụng. Việc điều chỉnh

được thực hiện theo các chuẩn mực kế toán Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống phân loại nợ có tính chất cảnh báo cao hơn gắn với hệ thống xếp hạng tín dụng và trích lập dự phòng rủi ro.

- Vietcombank cần xây dựng chính sách, chương trình đào tạo nghiệp vụ đối với nhân viên mới, cập nhật kiến thức và đào tạo nâng cao thường xuyên đối với các nhân viên cũ, có chính sách đãi ngộ, khen thưởng hợp lý.

tính chuyên nghiệp của công tác kiểm tra. Vietcombank nên có một phần mềm về công tác kiểm tra áp dụng thống nhất từ Trung ương nhằm phục vụ

yêu cầu kiểm tra, quản trị rủi ro, đánh giá chất lượng hoạt động trên cơ sở dữ

liệu của các phần mềm nghiệp vụ thì kết quả kiểm tra sẽ được tốt hơn.

- Nâng cấp hệ thống quản lý TSBĐ toàn hệ thống của vietcombank nhằm phục vụ tốt công tác định giá TSBĐ của NVKH cũng như hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh từ TSBĐ.

- Ban hành quy trình xử lý nợ xấu, quy trình xử lý TSBĐ: Vietcombank cần nghiên cứu và sớm đưa ra quy trình xử lý nợ xấu, quy trình xử lý TSBĐ nhằm thực hiện thống nhất trong toàn hệ thống, hỗ trợ thu hồi nợ nhanh và hiệu quả.

3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- Nâng cao chất lượng cung cấp thông tin tín dụng (Trung tâm CIC- Ngân hàng Nhà nước): Thông tin CIC cung cấp phải mang tính đầy đủ, chính xác, cập nhật kịp thời, bao gồm tất cả các thông tin tổng hợp về tình hình vay vốn, tài sản đảm bảo, tình hình tài chính của khách hàng để các ngân hàng có cơ sở đánh giá khách hàng vay. Để làm được điều đó, NHNN phải chú trọng

đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị để việc thu thập và cung cấp thông tin tín dụng được thông suốt, kịp thời và đào tạo đội ngũ nhân viên có khả

năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định cảnh báo chính xác, kịp thời thay vì chỉđưa ra những con số.

- Phối hợp với các cơ quan trong việc xử lý nợ xấu, tháo gỡ những khó khăn về thủ tục trong quá trình phát mãi TSBĐ. Nên có những bước hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục, trách nhiệm của TCTD, cơ quan Công an, chính quyền cơ sở, Sở tài nguyên môi trường làm cơ sở pháp lý để đi đến ban hành thông tư liên ngành hướng dẫn thêm nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp đẩy nhanh tiến độ, cụ thể hóa từng công việc trong thi hành án.

công tác điều hành chính sách tài chính, tiền tệ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới NHNN thành ngân hàng trung ương hiện đại theo hướng áp dụng mô hình kinh tế lượng vào dự báo lạm phát và các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô tiền tệ

khác. Ổn định các chính sách về tỷ giá, tín dụng, các vấn đề vĩ mô khác để

giúp cho hoạt động của NHTM được ổn định.

- Hoàn thiện pháp luật về các nghiệp vụ ngân hàng giúp cho các NHTM có điều kiện cung cấp các dịch vụ ngân hàng ngày càng đa dạng.

3.3.3. Đối với chính phủ

- Trong hoạch định chính sách, không những cần cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định tiền tệ mà còn phải quan tâm đến sự

phát triển bền vững của các NHTM, tránh tình trạng thắt chặt hoặc nới lỏng quá mức, thay đổi định hướng đột ngột sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của NHTM.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, không ngừng tạo ra môi trường pháp lý lành mạnh để khuyến khích sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời bảo vệ lợi ích chính đáng cho các NHTM, chẳng hạn như:

+ Cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành có tính pháp lý cao hơn chứ không đơn thuần hướng dẫn nghiệp vụ.

+ Hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp lý liên quan đến bảo đảm tiền vay, để khi NH thực hiện đầy đủ các thủ tục công chứng, đăng ký đối với TSBĐ thì có thể xử lý nợ, thu hồi nợ bằng việc thanh lý TSBĐ một cách nhanh chóng.

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật như hệ thống thông tin, kiểm toán, kế toán theo chuẩn mực quốc tế …nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của NHTM nói riêng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Quy Nhơn trong thời gian vừa qua, các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong CVDN tập trung xử lý những tồn tại ảnh hưởng không tốt đến chất lượng tín dụng và nâng cao khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của chi nhánh; đề xuất sửa đổi về cơ cấu tổ chức, danh mục và đối tượng đầu tư tín dụng, hỗ trợ thông tin… góp phần hoàn thiện các giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh. Đồng thời cũng kiến nghị

NHNN và Chính phủ, Vietcombank một số vấn đềđể tạo lập một môi trường kinh doanh và quản lý rủi ro có hiệu quả, phát triển một hệ thống tài chính ổn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KT LUN

Hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay KHDN nói riêng là một trong những hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM, VCB Quy Nhơn cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Để hoạt động cho vay có chất lượng và đem lại hiệu quả cao thì việc tăng cường hạn chế RRTD trong CVDN có ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Với mục tiêu đưa ra các giải pháp khả thi và phù hợp với tình hình thực tế tại chi nhánh, tác giả đã nghiên cứu, tham khảo khá nhiều tài liệu, hệ thống hóa lý luận về hạn chế RRTD trong CVDN, phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động này tại NH, chỉ ra những mặt đạt được và các vấn đề còn tồn tại. Từ đó đưa ra những nguyên nhân bao gồm cả bên trong và bên ngoài NH ảnh hưởng đến kết quả hạn chế RRTD trong CVDN tại chi nhánh.

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực trạng, cùng với định hướng của Vietcombank và VCB Quy Nhơn, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hạn chế RRTD trong CVDN tại chi nhánh trong những năm tới

Trong các giải pháp được đưa ra, có những giải pháp VCB Quy Nhơn có thể triển khai ngay, có những giải pháp mang tính đề xuất, cần

được nghiên cứu sâu hơn để đề ra chiến lược cụ thể. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các kiến nghị đến các cấp, các cơ quan hữu quan trong việc tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động NH nói chung và công tác hạn chế RRTD nói riêng tại VCB Quy Nhơn đạt được hiệu quả tốt hơn.

Do gặp nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo và khó khăn trong việc tìm kiếm số liệu phục vụ cho việc thực hiện luận văn cũng như hạn chế trong kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIU THAM KHO

[1]. Ths. Bùi Diệu Anh, TS. Hồ Diệu, TS. Lê Thị Hiệp Thương (2009), Nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, NXB Phương Đông.

[2]. TS. Võ Thị Thúy Anh (chủ biên), ThS. Lê Phương Dung (2010), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, NXB Tài Chính.

[3]. PGS.TS Lâm Chí Dũng (2011), Tài liệu giảng dạy môn Quản trị ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tếĐà Nẵng.

[4]. Nguyễn Thị Anh Đào (2012), Hạn chế RRTD doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

[5]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), “Quản trị RRTD doanh nghiệp theo mức độ rủi ro khách hàng- kinh nghiệm quốc tế”, Tạp chí ngân hàng

(số 7 trang 60-67).

[6]. Nguyễn Mai Hương (2009), Nâng cao công tác quản trị RRTD tại Ngân hàng đầu tư và Phát triển – Chi nhánh Tân Bình, Luận văn thạc sỹ

kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[7]. Phạm Thị Nguyệt, Hà Mạnh Hùng (2011), “Nguyên nhân và những biểu hiện RRTD của Ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng (số 9 trang 29-33).

[8]. TS. Nguyễn Hòa Nhân (chủ biên) cùng tập thể giảng viên Khoa Tài chính – Ngân hàng Đại học Kinh tế Đà Nẵng (2012), Giáo trình Tài chính Tiền tệ, NXB Tài chính.

[9]. Nguyễn Văn Phương (2013), “Khó khăn từ xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ xấu”, Tạp chí ngân hàng (số 13 trang 17-23).

[11]. Ngô Thị Thanh Trà (2010), Các giải pháp hạn chế RRTD tại ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Nam Sài Gòn, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

[12]. VCB Quy Nhơn, Báo cáo thường niên từ năm 2008 - 2012.

[13]. Vietcombank , Mục tiêu chiến lược phát triển NHNT Việt Nam

[14]. Nguyễn Thị Tường Vy (2012), Hạn chế RRTD trong CVDN tại ngân hàng thương mại cổ phần Đông Nam Á chi nhánh Đà Nẵng, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Đại học kinh tế Đà Nẵng.

Trang web

[15]. Website Ngân hàng nhà nước http://www.sbv.gov.vn/vn [16]. Website Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Quy Nhơn (full) (Trang 108)