Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giáo dục pháp luật ở Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 38)

biến, GDPL; Thanh tra, Công an tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án PBGDPL về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn, về phòng chống ma túy, tệ nạn xã hội và nhiều văn bản PBGDPL khác. Hội đồng phối hợp công tác PBGDPL tỉnh (Hội đồng) đã tổ chức hội nghị triển khai Chương trình PBGDPL của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tới lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh về GDPL.

Về chủ thể GDPL bao gồm các sở, ban, ngành, đoàn, hội , tổ chức chính trị - xã hội có chức năng và đội ngũ CB, CC, VC, báo cáo viên, tuyên truyền viên, hoà giải viên làm việc trong các cơ quan, tổ chức này và liên quan.

Về cơ chế phối hợp thực hiện CSGDPL, Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh xây dựng, ký kết các Chương trình phối hợp PBGDPL với Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh thực hiện trợ giúp pháp lý, hỗ trợ giải quyết khiếu nại, tố cáo; với Công đoàn Dân chính đảng tỉnh PBGDPL cho đoàn viên, CB, CC, VC, người lao động; với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Dân vận Tỉnh uỷ thực hiện CSGDPL gắn với chức năng nhiệm vụ được giao. 7/7 Phòng Tư pháp huyện, thành phố ký kết Chương trình phối hợp PBGDPL với các cơ quan, đơn vị cấp huyện.

Như vậy, lãnh đạo Đảng bộ và chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý để triển khai thực hiện chính sách đồng bộ, hệ thống, có tổ chức, trong đó, quy định cụ thể về kiện toàn tổ chức, bộ máy, xây dựng nguồn nhân lực, chuẩn bị cơ sở vật chất và phối hợp tổ chức thực hiện, phân giao nhiệm vụ, quy định về các bên tham gia thực hiện chính sách, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện chính sách giáo dục pháp luật ởTuyên Quang Tuyên Quang

Về mục tiêu chính sách giáo dục pháp luật đã đề ra: Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, đổi mới phương thức thực hiện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cấp uỷ Đảng, chính quyền, Tuyên Quang đã đề ra mục tiêu thực hiện CSGDPL phấn đấu thực

hiện đến năm 2014 như: Từ 80-90% người dân của tỉnh được tuyên truyền, GDPL; từ 95% CB, CC, VC trở lên được GDPL, trang bị kiến thức pháp luật về chuyên môn, nghiệp vụ; 95% người sử dụng lao động trong doanh nghiệp được GDPL, 70% người lao động được GDPL về quyền, nghĩa vụ công dân; 100% cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định pháp luật khác; 95% thanh thiếu niên được tuyên truyền, GDPL [38, tr. 1- 2].

Về yêu cầu của chính sách giáo dục pháp luật: CSGDPL phải là cầu nối chuyển tải pháp luật vào cuộc sống, phải được đa dạng hóa, kết hợp hài hòa giữa hình thức GDPL truyền thống với hình thức GDPL mới có hiệu quả; đảm bảo tính đồng bộ, toàn diện; gắn GDPL với giáo dục đạo đức, văn hóa truyền thống, bồi dưỡng rèn luyện ý thức tự nguyện, tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật trong cán bộ và nhân dân, tiếp tục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; có sự đầu tư hợp lý về kinh phí, cơ sở vật chất thực hiện CSGDPL.

Về nội dung, nhóm đối tượng tuyên truyền, giáo dục pháp luật: Tập trung chủ yếu vào 5 nhóm: CB, CC, VC; người dân thành phố, nông thôn, đồng bào dân tộc thiểu số; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhân dân; thanh thiếu niên; người sử dụng lao động, người lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp, cụ thể:

- Đối tượng là CB, CC, VC là đội ngũ thực hiện các công việc chuyên môn ở các cơ quan hành chính nhà nước nên việc thực hiện CSGDPL được lồng ghép vào các buổi họp giao ban, sinh hoạt Đảng, hội nghị, diễn đàn. Nội dung pháp luật tuyên truyền là Hiến pháp, Luật Công chức, Luật Viên chức, các quy định của pháp luật về cải cách hành chính, dân sự, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, chủ quyền biển đảo, pháp luật về kinh tế, tài chính, thương mại, đầu tư, điều ước quốc tế, pháp luật hội nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO)…;

- Đối với đối tượng là cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng vũ trang nhân dân được tuyên truyền Bộ Luật hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật cư trú, Luật biên giới quốc gia, Luật Phòng chống ma tuý, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Công an nhân dân, Luật Đặc xá đồng thời được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng, pháp luật quốc tế về biển, đảo, các quy định pháp luật khác có liên quan;

- Đối tượng là người lao động và người sử dụng lao động, người quản lý và cán bộ công đoàn trong các doanh nghiệp được tập trung tuyên truyền: Bộ Luật lao

động, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp… các quy định pháp luật về doanh nghiệp, quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động, trách nhiệm của người sử dụng lao động. Người sử dụng lao động được tuyên truyền về Bộ Luật lao động, Luật Doanh nghiệp, Đầu tư, Cạnh tranh… Đối với cán bộ công đoàn thì tuyên truyền những quy định pháp luật về thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp lao động, các quy định pháp luật về công đoàn.

- Đối tượng là thanh thiếu niên của tỉnh (hiện có có 171.000 đoàn viên, thanh thiếu niên), nội dung pháp luật được lựa chọn tuyên truyền thiết thực với công việc, học tập và sinh hoạt như: Luật Thanh niên, Luật giáo dục, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng, chống ma túy, mại dâm, Luật phòng, chống buôn bán người, hình sự, hôn nhân và gia đình, phòng, chống tham nhũng, tệ nạn xã hội…

- Đối tượng là nhân dân cơ sở, tập trung tuyên truyền, giáo dục sâu rộng các quy định pháp luật thiết thực tới cuộc sống, sinh hoạt, lao động sản xuất như: Bộ Luật dân sự, Hôn nhân và gia đình, Bảo vệ và phát triển rừng, Khám chữa bệnh, Giao thông đường bộ, Đất đai và tái định cư... Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện, xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn của tỉnh, CSGDPL được thực hiện kết hợp với trợ giúp pháp lý, khuyến nông, khuyến lâm, các trình tự, thủ tục liên quan đến dân tộc, tôn giáo, an ninh quốc phòng, giao đất, giao rừng…

Về nguồn lực và thể chế thực hiện chính sách giáo dục pháp luật: Nhằm bảo đảm nguồn lực cũng như thể chế, tài chính, cơ sở vật chất thực hiện CSGDPL, UBND tỉnh, các sở, ban, ngành đã ban hành tương đối đồng bộ các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý thực thiện và phối hợp thực hiện CSGDPL cho nhân dân, đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, cho thanh niên, lực lượng vũ trang nhân dân, cán bộ hội, đoàn, công chức và mọi công dân, trong đó có GDPL trong trường học, trại giam, cơ sở giáo dưỡng… UBND ban hành các kế hoạch, quyết định triển khai thực hiện chính sách đối với các nhóm đối tượng, lĩnh vực ngành, tổ chức hội, đoàn thể, địa bàn khác nhau. Các sở, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn, yêu cầu, phối hợp, tham mưu thực hiện. Ngân sách là kinh phí chủ yếu để đảm bảo hoạt động của chính sách GDPL. Hoàn thiện quy định công nhận báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, các quy định về trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy ước thôn, xóm,

bản, tổ dân phố, các cơ chế, đối với đội ngũ thực hiện chính sách, bồi dưỡng cho các đối tượng tham gia, già làng, trưởng bản, người có uy tín trên địa bàn tỉnh.

Về giải pháp và công cụ thực hiện chính sách giáo dục pháp luật: Để thực hiện CSGDPL có hiệu quả, các chủ thể CSGDPL phải có trình độ, chuyên môn, có tri thức, năng lực pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ, có tâm huyết, tận tụy và hiểu được trình độ, tâm lý, nhu cầu của người dân, do đó Tuyên Quang đã củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, tổ viên tổ hòa giải các cấp. Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền pháp luật; kiện toàn Hội đồng, quy định các hình thức, biện pháp thực hiện CSGDPL. Đa dạng hình thức, biện pháp tuyên truyền như tuyên truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, website, phát thanh truyền hình, tài liệu, sách, báo, tủ sách pháp luật, hoà giải cơ sở… Các sở, ban, ngành, hội, đoàn, tổ chức chính trị - xã hội phối hợp, đảm bảo tài chính thực hiện chính sách.

Tóm lại, Đảng bộ, chính quyền, các sở, ban, ngành, tổ chức và nhân dân Tuyên Quang đã triển khai mọi hoạt động, hình thức, biện pháp, đoàn kết cùng phối hợp tổ chức thực hiện CSGDPL với mục đích trang bị và nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân có hiệu quả.

2.3.1. Kết quả thực hiện chính sách giáo dục pháp luật ở Tuyên Quang

* Về thực hiện mục tiêu chính sách: CSGDPL Tuyên Quang cơ bản tạo ra sự chuyển biến về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của nhân dân, đạt được mục tiêu đã đề ra, trong đó một số chỉ tiêu vượt so với yêu cầu, cụ thể: 100% là CB, CC, VC được trang bị kiến thức pháp luật; 100% cán bộ, chiến sỹ, lực lượng vũ trang nhân dân được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và liên quan; 95% hòa giải viên cơ sở được bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải cơ sở; 85% số xã, phường đều có điểm văn hoá, 90% người dân nông thôn được thông tin về xây dựng nông thôn mới; 85% người dân trên địa bàn tỉnh được GDPL; 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền pháp luật doanh nghiệp; 99,6% doanh nghiệp được hỗ trợ pháp lý, giải đáp pháp luật; 70% người lao động được GDPL về quyền, nghĩa vụ của công dân, người lao động; 93% thanh thiếu niên được GDPL về lao động, học tập, trang bị kiến thức về an toàn giao thông, ma túy… Tuy nhiên, đối với thanh niên lao động tự do chưa đạt yêu cầu đề ra (đạt tỷ lệ 93% so với yêu cầu của Chương trình là 95%) [44, tr . 11].

* Về giải pháp và công cụ thực hiện CSGDPL:

- Hoàn thiện thể chế chính sách: Tuyên Quang ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách như: Quyết định số 77/2006/QĐ-UBND ngày 02/10/2006 của UBND phê duyệt Đề án phổ biến, GDPL cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, gắn với việc trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách giai đoạn 2006- 2010; HĐND ban hành Nghị quyết số 26/2011/NQ-HĐND ngày 31/8/2011 quy định nội dung và mức chi bảo đảm cho công tác PBGDPL trên địa bàn tỉnh,; Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 02/8/2011 phê duyệt Đề án PBGDPL cho đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, gắn với trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách giai đoạn 2011-2015; Nghị quyết số 15/2014/NQ-HĐND, ngày 23/7/2014 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số mức chi thực hiện công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên địa bàn; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 30/2013/QĐ-UBND ngày 10/12/2013 quy định về trình tự, thủ tục xây dựng và công nhận quy ước thôn, xóm, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh…

Về cơ bản Tuyên Quang đã bám sát các chương trình, ban hành văn bản triển khai, hướng dẫn, tổ chức thực hiện CSGDPL, tạo thể chế, cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất, bao quát từng lĩnh vực, đối tượng và tăng cường quản lý nhà nước đối với công tác này trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả. Tạo cơ chế cho sự tham gia, phối hợp và thể hiện trách nhiệm, góp phần nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, công dân về vị trí, vai trò của pháp luật và CSGDPL trong đời sống xã hội; đẩy mạnh xã hội hoá công tác GDPL và thực hiện CSGDPL.

- Về củng cố, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thực hiện chính sách:

+ Đối với Hội đồng phối hợp phổ biến, GDPL: Thực hiện Quyết định số 27/2013/QĐ-TTg ngày 19/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ về thành phần và nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng phối hợp PBGDPL, UBND tỉnh Tuyên Quang ban hành Quyết định số 1151/QĐ-UBND ngày 30/9/2013 về việc thành lập Hội đồng phối hợp phổ biến, GDPL với 24 thành viên (gọi tắt là Hội đồng) do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng. Đến năm 2014, bổ sung thêm 5

thành viên, nâng Hội đồng lên 29 người gồm đại diện các ban, sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh [47, tr. 3].

Hội đồng ban hành quy chế quy định cụ thể về nguyên tắc hoạt động, mối quan hệ công tác, các biện pháp đảm bảo hoạt động và phân công nhiệm vụ cho các thành viên theo dõi, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh thực hiện CSGDPL. 7/7 huyện, thành phố thành lập Hội đồng cấp huyện theo đúng quy định của pháp luật. Hội đồng là đầu mối để phối hợp các nguồn nhân lực cho CSGDPL, phát huy được sức mạnh của hệ thống chính trị trong việc tăng cường CSGDPL phù hợp với từng đối tượng, đơn vị ngành, địa bàn cụ thể.

+ Về nguồn nhân lực thực hiện CSGDPL: Thực hiện Quyết định số 270/QĐ- TTg ngày 27/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước và Quyết định số 1063/QĐ-BTP ngày 9/5/2013 của Bộ Tư pháp về ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong công tác PBGDPL đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển đất nước của Thủ tướng Chính phủ, chính quyền các cấp tỉnh Tuyên Quang đã ban hành văn bản hướng dẫn các huyện, thành phố rà soát, thống kê thực tế trên địa bàn nhằm triển khai đề án đạt hiệu quả. Số lượng công chức Phòng PBGDPL của Sở Tư pháp có 4 người có trình độ đại học luật; sở ngành toàn tỉnh có 49 người, trong đó có 21 người có trình độ đại học luật, còn lại là các ngành khác. 7/7 Phòng Tư pháp huyện, thành phố có 24 công chức, trong đó có 23 người có trình độ đại học 01 trình độ trung cấp. Về Tư pháp - hộ tịch toàn tỉnh có 196 người làm tại 141 xã, phường, thị trấn, trong đó 53 xã bố trí 2 người làm Tư pháp - Hộ tịch. Về trình độ chuyên môn: Đại học luật 79 người, trung cấp luật 81 người, đại học khác 23 người, trung cấp khác 08 người, chưa qua đào tạo 01 người [30, tr. 2].

+ Về đội ngũ báo cáo viên pháp luật: Ngày 26/4/2011, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 14/KH-UBND về việc triển khai thực hiện Thông tư số 18/2010/TT- BTP ngày 05/10/2010 của Bộ Tư pháp quy định về Báo cáo viên pháp luật; Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 349/QĐ-UBND ngày 29/4/2014 về việc công nhận Báo cáo viên cấp tỉnh. Đội ngũ cán bộ thực hiện công tác GDPL được kiện toàn với 2.931 cán bộ thực hiện CSPBGDPL gồm báo cáo viên và tuyên truyền viên (trong đó có 183 người có trình độ đại học luật, 1.842 có trình độ chuyên môn

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w