- Chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực; - Kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm;
- Đa dạng các hình thức phổ biến, GDPL, phù hợp với nhu cầu, lứa tuổi, trình độ của đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật và truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc;
- Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của đất nước, của địa phương và đời sống hằng ngày của người dân;
- Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội [26, tr. 2].
3.2. Phương hướng hoàn thiện chính sách giáo dục pháp luật ởTuyên Quang Tuyên Quang
Một là: Đối với lãnh đạo Đảng và chính quyền các cấp, phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của CSGDPL đối với mọi công dân, mọi thành viên trong xã hội, là nhiệm vụ xuyên suốt của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, là một bộ phận quan trọng trong giáo dục chính trị, tư tưởng và đạo đức, do đó, phải thực hiện thường xuyên và nghiêm minh. Vì vậy, trong thời gian tới cấp uỷ Đảng, chính quyền, cơ quan, đoàn thể, các hội chính trị - xã hội phải tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt CSGDPL, góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.
Hai là: Đối với đội ngũ cán bộ, công chức, các tổ chức, đoàn, hội, cán bộ chuyên trách thực hiện CSGDPL cần phải thường xuyên học tập, bồi dưỡng kỹ năng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức pháp luật, nắm vững mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu thực tiễn đặt ra để xây dựng kế hoạch, chương trình, tổ chức thực hiện CSGDPL có hiệu quả đáp ứng yêu cầu từng thời kỳ. Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự nghiên cứu, tìm hiểu, học tập pháp luật bởi nó có tác động trực tiếp trong thực thi công vụ thì coi là năng lực, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng cán bộ, đảng viên. Gương mẫu chấp hành pháp luật của mỗi cán bộ, đảng viên sẽ góp
phần thuyết phục giáo dục quần chúng, thành viên trong gia đình ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, tạo hiệu ứng tích cực, lan toả niềm tin pháp luật trong xã hội.
Ba là: Đối với người dân Tuyên Quang cần tuyệt đối tránh việc làm theo phong trào, qua loa, hình thức và chạy theo thành tích. Bởi vì đối với nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi đã nói thì phải làm, nói mà không làm là sẽ mất niềm tin của người dân vào chính quyền, đội ngũ cán bộ thực hiện CSGDPL, mất niềm tin vào tính nghiêm minh của pháp luật. GDPL cho người dân phải gắn và sát với nhu cầu đời sống thực tiễn, không xa rời mục đích là nâng cao ý thức tự giác trong thực hiện pháp luật, định hướng hành vi, tạo nếp sống văn minh. “Thường xuyên GDPL, xây dựng ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân” [12, tr. 92]. và “Tăng cường thực hiện CSGDPL, nâng cao hiểu biết và ý thức tôn trọng pháp luật, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm minh, thống nhất, công bằng” [12, tr. 57].
Bốn là, Gắn việc tuyên truyền với thực hiện CSGDPL cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nói chung. CSGDPL đóng vai trò quan trọng và tất yếu trong xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, trong quản lý và phát triển xã hội. Pháp luật bảo vệ chính quyền, lợi ích, dân chủ và công bằng cho mọi người dân là việc làm cần thiết giúp cho họ nhận thức rằng, với công cuộc đổi mới, hội nhập ngày càng sâu sắc và toàn diện trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, mọi công dân phải có trình độ văn hoá, có kiến thức, niềm tin, ý thức và kỹ năng sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật. Ngoài giáo dục văn hoá phải đưa pháp luật vào giáo dục trong nhà trường.
Năm là, Phát huy vai trò chủ động sáng tạo của các chủ thể CSGDPL cho người dân. Đó là vai trò của các cơ quan, hội, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội. Các chủ thể GDPL, trong đó có CB, CC, VC, cán bộ đoàn, hội, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật phải nhận thức được vai trò quan trọng của CSGDPL trong đời sống kinh tế - xã hội, tự giác học tập, nâng cao trình độ lý luận, cập nhật kiến thức, thông tin để có nội dung, phương pháp GDPL cho nhân dân hiệu quả nhất, hình thành trong nhân dân ý và tinh thần tự giác chấp hành pháp luật.
Sáu là: CSGDPL phải thiết thực và gắn chặt với đảm bảo quốc phòng, an ninh, đời sống, lao động, sản xuất, sinh hoạt văn hoá, vật chất và tinh thần, phong
tục tập quán của người dân địa phương. Phát triển, nhân rộng những hình thức, mô hình giáo dục có hiệu quả đối với từng nhóm đối tượng là cần thiết, giúp công dân bảo vệ quyền, lợi ích trong xã hội. Mức độ tiếp thu, thẩm thấu, trình độ, tri thức pháp luật của người dân sẽ được hiện hữu các quan hệ pháp luật.
Nhìn chung quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với GDPL là nhất quán, quyết tâm đẩy mạnh CSGDPL cho toàn dân nói chung và đặc biệt cho từng nhóm đối tượng và đối tượng ở từng vùng nói riêng bởi mỗi đối tượng, độ tuổi được đặt ở vị trí trung tâm trong chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát triển cho người dân vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước, quản lý nhà nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, là cơ sở pháp lý quan trọng để phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tham gia vào thực hiện CSGDPL.