Các giải pháp hoàn thiện chính sách giáo dục pháp luật ở Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 86)

Mục tiêu xây dựng con người Tuyên Quang đoàn kết, giàu lòng yêu nước, có bản lĩnh chính trị, đạo đức trong sáng, có ý thức chấp hành pháp luật, có tri thức, sức khoẻ, kỹ năng xã hội, có nếp sống văn hoá văn minh, năng động sáng tạo, có năng lực chuyên môn, có nếp sống văn hoá, văn minh; góp phần xây dựng Tuyên Quang phát triển văn minh, bền vững, Tuyên Quang đã đề ra một số giải pháp thực hiện mục tiêu sau:

3.3.1. Hoàn thiện thể chế chính sách giáo dục pháp luật

Thứ nhất: Hoàn thiện thể chế CSGDPL tạo cơ sở pháp lý quan trọng đảm bảo thực hiện chính sách ở tỉnh Tuyên Quang. Một thể chế đồng bộ, hoàn thiện chính là nền tảng để tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với điều kiện, đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh, là nhiệm vụ to lớn của các cấp, các ngành trong xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch về GDPL, định hướng, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện chính sách, do đó phải được thực hiện thường xuyên hàng năm. Các sở, ban, ngành các cấp phải chủ động rà soát những văn bản thực hiện để đánh giá kết quả, từ đó lựa chọn tiếp tục thực hiện hay tạm dừng, quan tâm việc ký kết, thực hiện chương trình, kế hoạch, phối hợp thực hiện CSGDPL cho người dân theo ngành, lĩnh vực, nhóm đối tượng cụ thể ở từng vùng, hiệu quả.

Thứ hai: Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phương thức hoạt động và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc thực hiện CSGDPL, đẩy mạnh hoạt động GDPL

cho người dân. Tuỳ theo tình hình thực tế từng địa bàn, xác định lộ trình, thời gian, biện pháp tổ chức thực hiện đảm bảo sát thực, phù hợp nhu cầu lợi ích chính đáng của người dân. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện CSGDPL, tăng cường vai trò và sự chủ động tham mưu của cán bộ chủ chốt.

Thứ ba: Đa dạng và đổi mới nội dung, phương thức GDPL cho người dân như giáo dục về chính trị, tư tưởng, pháp luật, văn hoá ứng xử, giáo dục về lịch sử nhằm khơi gợi niềm tự hào dân tộc, xây dựng người dân Tuyên Quang giàu lòng yêu nước, có tri thức với sức khoẻ, có đạo đức trong sáng, có ý thức chấp hành pháp luật, văn hoá văn minh, năng động sáng tạo, cần cù, anh dũng của thủ đô kháng chiến.

Thứ tư: Chủ động khảo sát hiệu quả giữa giai đoạn thực hiện Đề án, chính sách, đánh giá thực trạng chấp hành pháp luật của các nhóm đối tượng tuyên truyền. Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm đối với kết quả đã đạt được, kịp thời xác định các biện pháp, mô hình tổ chức thực hiện hiệu quả để tiếp tục phát huy và nhân rộng, đồng thời kịp điều chỉnh ngay những khuyết điểm, hạn chế từ đó xây dựng kế hoạch, giải pháp CSGDPL phù hợp, thành công trong giai đoạn tiếp theo.

Thứ năm: Tăng cường vai trò của các cấp ủy đảng, chính quyền và Hội đồng phối hợp, đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, tiếp tục quán triệt sâu sắc và đầy đủ hơn nữa về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của CSGDPL. Xác định CSGDPL cho cán bộ và nhân dân là nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục chính trị tư tưởng và là việc làm lâu dài coi đó là chiến lược chứ không phải là công việc làm một vài lần trong thời gian ngắn là xong.

Thứ sáu: Trong chương trình phối hợp hàng năm của các cơ quan, tổ chức hội, đoàn thể, Sở Tư pháp và Công an tỉnh Tuyên Quang ký kết về tuyên truyền GDPL cho người dân song có nội dung còn nặng về hình thức, thiếu kiểm tra đôn đốc, tổng kết, sơ kết, hoạt động phối hợp còn chưa thường xuyên. Chưa phân định rõ trách nhiệm của các ngành, các cơ quan trong việc tổ chức thực hiện chính sách; kinh phí ngân sách để đảm bảo cho chương trình ký kết còn hạn hẹp. Vì vậy, cần đề ra những phương hướng phối hợp sát với điều kiện thực tế, phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong thực hiện CSGDPL và tăng cường kiểm tra, đôn đốc về công tác này.

Thứ bảy: Chuẩn hóa cán bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, vai trò của các cán bộ hội đoàn thể. Lưu ý tuyên truyền trên phương

tiện thông tin đại chúng như hệ thống phát thanh và truyền hình, loa đài của xã, thôn, xóm, bản. Chủ động xây dựng các mô hình, lực lượng nòng cốt để kịp thời dự báo, nắm chắc tình hình diễn biến tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, tâm lý của các đối tượng người dân, nhất là các dân tộc thiểu số. Áp dụng công nghệ thông tin vào giáo dục pháp luật, giáo dục chính trị, tư tưởng cho nhân dân; phát huy yếu tố tự giáo dục, rèn luyện của mỗi người dân.

Thứ tám: Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền pháp luật cho cán bộ hội và tập hợp các tầng lớp người dân có khả năng phát triển để đào tạo bồi dưỡng kỹ năng tố chất của thủ lĩnh người dân, kỹ năng công tác xã hội, đội ngũ thanh niên tình nguyện, già làng, trưởng bản, người có uy tín, lưu tâm đào tạo đội ngũ kế cận trong tương lai.

Thứ chín: Tăng cường xã hội hóa CSGDPL cho nhân dân, phát huy tối đa các nguồn lực xã hội trong thực hiện CSGDPL. Chủ động phối hợp với các các lực lượng xã hội tăng cường nguồn lực, xây dựng các thiết chế văn hóa, các điểm vui chơi cho giải trí, tạo môi trường lạnh mạnh để người dân có động lực, điều kiện phấn đấu, rèn luyện, phát triển toàn diện.

3.3.2. Hoàn thiện giải pháp và công cụ thực hiện chính sách giáo dục pháp luật Một là:: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trước hết phải có định hướng để người dân nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của pháp luật để họ tự giác tìm đọc, nghiên cứu các văn bản pháp luật phục vụ thiết thực cuộc sống thông qua thư viện, sách, báo, tủ sách pháp luật, internet… Đẩy mạnh phong trào tự tìm hiểu pháp luật trong đối tượng thanh thiếu niên. Các hoạt động GDPL cho người dân phải vừa là quá trình giáo dục, vừa là quá trình tự giáo dục, rèn luyện của mỗi người dân.

Hai là: Chú trọng bồi dưỡng, vun đắp, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho mọi tầng lớp người dân từ đó nâng cao nhận thức của nhân dân về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và trong hoạt động của người dân; trên cơ sở đó có nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của việc hiểu biết pháp luật và sự cần thiết phải quan tâm đến các hoạt động GDPL đang diễn ra. Cần tập trung đến các khu vực trường học, công nhân tại các khu công nghiệp và địa bàn dân cư, tuyên truyền cho từng đối tượng nắm vững các quyền và nghĩa vụ của họ đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ, giúp họ hình thành thói quen tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức pháp luật; từ đó trở thành người xung kích thực hiện CSGDPL trong cộng đồng.

Ba là: Lãnh đạo đảng, chính quyền các cấp nên thường xuyên tổ chức các hoạt động gặp gỡ đối thoại trực tiếp với người dân để chia sẻ và chung tay giải quyết các nhu cầu chính đáng của người dân. Tạo cơ chế chính sách hỗ trợ, chăm lo cho nhân dân lập thân, lập nghiệp, học tập nâng cao trình độ, giải quyết việc làm, tìm hiểu nhu cầu vui chơi, giải trí, để có giải pháp đáp ứng nhu cầu của người dân, qua đó xây dựng niềm tin của nhân dân đối với pháp luật. Tổ chức các hình thức sinh hoạt, giao lưu, tiếp xúc trực tiếp giữa các tầng lớp nhân dân và các chuyên gia về pháp luật, nâng cao nhận thức, thói quen và hành vi ứng xử phù hợp với yêu cầu pháp luật.

Bốn là: Nhân rộng và tăng cường tuyên truyền về hiệu quả của hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý của các trung tâm trợ giúp pháp lý, tư vấn và dịch vụ pháp luật, giúp người dân tin tưởng tiếp cận các hình thức tư vấn, trợ giúp pháp lý khi có nhu cầu. Các trung tâm này cần được mở rộng hoạt động trên nhiều vùng, miền để có thể trở thành người trợ thủ pháp lý cần thiết cho mọi đối tượng người dân, lập đường dây nóng hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho nhân dân; phối hợp với các cơ quan truyền thông thành lập các chuyên mục, kênh tư vấn, giải đáp, cung cấp pháp luật cho người dân.

Năm là: Tạo điều kiện cho người dân tham gia hoạt động xây dựng, tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật nghiên cứu, tham gia góp ý vào nội dung các dự thảo văn bản, quy định, quy chế của địa phương, cơ quan; các dự thảo về hương ước, quy ước của làng, xã, thôn, bản, cộng đồng để từ đó củng cố lòng tin của nhân dân đối với pháp luật, với cấp uỷ Đảng, chính quyền, qua đó, tạo động lực cho họ tự tìm hiểu pháp luật và phát huy vai trò của người dân, vai trò dân chủ cơ sở để nhân dân hiểu, tự nguyện và tự giác chấp hành pháp luật.

Sáu là: Tăng cường hoạt động CSGDPL ngoại khóa với các hình thức sinh hoạt phù hợp như tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức cho người dân tham dự các phiên tòa, nghe nói chuyện chuyên đề, cuộc thi, diễn đàn, tiểu phẩm có nội dung về pháp luật; thông qua các loại hình văn hóa nghệ thuật, tuyên truyền, cổ động trực quan hoặc lồng ghép vào sinh hoạt lễ hội, văn hoá truyền thống, tôn giáo dân tộc. Tổ chức các "sân chơi" tìm hiểu về pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên sóng phát thanh, truyền hình, internet và các phương tiện điện tử khác…

Bảy là: Tăng cường hoạt động CSGDPL cho nhóm đối tượng đặc thù, có nguy cơ cao về vi phạm pháp luật ở vùng sâu, vùng xa; thanh niên thiệt thòi, trẻ em lang thang, thanh niên trong các trường giáo dưỡng, các trung tâm giáo dục, phục hồi nhân phẩm. Các đoàn thể chủ động phối hợp với gia đình, nhà trường và chính quyền địa phương có biện pháp giáo dục, răn đe, ngăn chặn kịp thời. Động viên, giáo dục các đối tượng trong độ tuổi thanh thiếu niên mãn hạn tù, thanh niên đã cai nghiện ma túy, vi phạm pháp luật… nay đã hoàn lương, tiến bộ, giúp họ xoá bỏ mặc cảm, ổn định cuộc sống, nhanh chóng hòa nhập với cộng đồng. Đối với những người chưa thành niên phạm tội, thay vì đưa các em vào trại giáo dưỡng, trại giam thì vận động phát huy vai trò của dòng họ, làng xóm láng giềng, khu dân cư, thôn, bản, tổ dân phố, đoàn thanh niên để kèm cặp, giúp đỡ, hướng các em vào các hoạt động bổ ích, rèn luyện trí, tài tại cộng đồng, kết hợp giữa việc giải quyết nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm với việc giúp cho các em hàn gắn những quan hệ với người bị hại với chính gia đình và cộng đồng của mình.

3.3.3. Hoàn thiện và nâng cao năng lực chủ thể chính sách giáo dục pháp luật Một là: Tăng cường và phân định rõ trách nhiệm của sở, ngành, đoàn thể, huyện, xã và vai trò của Hội đồng trong thực hiện CSGDPL, tiến hành kiểm tra định kỳ hoạt động GDPL cho người dân. Các sở, ban, ngành các cấp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc và cơ quan, đơn vị ở địa phương thuộc phạm vi quản lý của mình tổ chức GDPL, triển khai các phong trào học tập và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng GDPL cho người dân. Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra nhất là chính sách được thực hiện lồng ghép với xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ xã hội, học tập, xây dựng, đánh giá, xếp loại gia đình văn hóa, khuyến học, khuyến tài, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư.

Hai là: Tổ chức điều tra, giám sát, khảo sát việc thực hiện CSGDPL nhằm đánh giá sâu sát thực trạng, xây dựng nội dung, lựa chọn hình thức và biện pháp tổ chức thực hiện chính sách phù hợp với nhiệm vụ, đặc điểm của địa phương và yêu cầu của người dân. Tổng hợp kết quả, đánh giá thực trạng chung và tham mưu cho tỉnh về các biện pháp tổ chức thực hiện, quản lý công tác phổ biến, GDPL ở địa phương.

Ba là: Bảo đảm nguồn lực, kinh phí, phương tiện tổ chức thực hiện CSGDPL cho người dân, tạo điều kiện cho các tổ chức hội đoàn thể chính trị - xã hội ở địa

phương nâng cao năng lực, chất lượng cán bộ thực hiện CSGDPL. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động CSGDPL gắn với vai trò, nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng, cán bộ hội, đoàn thể, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, già làng, trưởng bản, người có uy tín, họ là chủ thể cần xác định trách nhiệm GDPL cho người dân. Các cơ quan Nhà nước cần nắm rõ mục đích, yêu cầu, bám sát nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội của tỉnh, tình hình thực tế ở địa phương, đơn vị; chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng, tình cảm, lối sống, nhu cầu, nguyện vọng của người dân để xây dựng chương trình thực hiện chính sách phù hợp. Mỗi thành viên được phụ trách CSGDPL cần gương mẫu thực hiện pháp luật và GDPL.

Bốn là: Tổ chức thực hiện CSGDPL gắn với từng đối tượng của người dân và địa bàn cư trú cụ thể; tổ chức bồi dưỡng, cập nhật kiến thức pháp luật, chọn điểm câu lạc bộ pháp luật, trung tâm trợ giúp pháp lý, trung tâm tư vấn, giải đáp pháp luật để củng cố, hỗ trợ; biên soạn tài liệu pháp luật phổ thông ngắn gọn, dễ hiểu, gắn với quyền, nghĩa vụ, học tập, công việc, mặt bằng trình độ, nhận thức; xây dựng các chương trình, chuyên mục pháp luật trên báo, đài dành cho người dân. Tổ chức tuyên truyền CSGDPL trong các cơ sở dạy nghề, cơ sở bảo trợ xã hội, chỉ đạo các doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài chú trọng nội dung bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho người dân chuẩn bị đi lao động, học tập ở nước ngoài đảm bảo cho người lao động được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật của Việt Nam và nước sở tại.

Năm là: Nâng cao chất lượng tuyên truyền chính sách trên hệ thống loa phát thanh, truyền thanh cơ sở; tạo điều kiện cho người dân sử dụng, khai thác Tủ sách pháp luật, bảo đảm số lượng sách, tài liệu pháp luật tiếng dân tộc tại địa bàn có người dân thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống, ưu tiên hòa giải đối với các vụ tranh chấp, mâu thuẫn có đối tượng trong độ tuổi tham gia.

Sáu là: Thực hiện CSGDPL phải gắn với các cuộc vận động, phong trào, chương trình, kế hoạch, tháng hành động của hội, đoàn thể, hội thi, hội trại, phong trào đọc sách pháp luật; xây dựng chuyên mục, chương trình GDPL phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thanh thiếu niên. Đẩy mạnh tuyên truyền CSGDPL cho các đối tượng thanh thiếu niên, phụ nữ, các mẹ trẻ có tuổi đời dưới 30 thông qua hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp ở các trường từ trung học, đại học, cao đẳng, các khu dân cư, tổ dân phố, phường, xã, bản, làng, các khu công nghiệp, hợp tác xã.

Bảy là: Các tòa án xây dựng chỉ tiêu các vụ án xét xử lưu động hàng năm có liên quan đến người dân và tổ chức thực hiện có hiệu quả CSGDPL. Xây dựng kế hoạch GDPL cho người dân vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh và địa bàn có điểm nóng vi phạm pháp luật. Có biện pháp giúp đỡ người vi phạm pháp luật tái hòa nhập cộng đồng và tạo việc làm, thu nhập đối với đối tượng này khi về hòa nhập với cuộc sống đời thường; thực hiện nếp sống văn hóa gắn với làm theo pháp luật nhằm phòng ngừa, hạn chế vi phạm và tái vi phạm pháp luật; làm tốt công tác dân số và

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 72 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w