Những nhân tố tác động đến chính sách giáo dục pháp luật

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 35)

Ở nước ta, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Lĩnh vực pháp luật, trong đó có CSGDPL, Đảng đã đề ra chủ trương, định hướng để Nhà nước cụ thể hóa bằng pháp luật (Hiến pháp, hệ thống pháp luật: Luật, Nghị định, Quyết định, Thông tư), xây dựng, ban hành CSPL, thực thi và tổ chức thực hiện CSGDPL. Nhà nước đảm bảo CSGDPL đến mọi tầng lớp nhân dân. Mọi tổ chức, cơ quan, đơn vị, các ngành, cơ quan truyền thông, công luận, mọi công dân (không phân biệt gái, trai, già, trẻ, thành phần dân tộc, tôn giáo, văn hóa, nghề nghiệp) phải có trách nhiệm tham gia thực hiện. Trong đó, nhân dân là lực lượng trực tiếp tiếp thu những nội dung CSPL và thực hiện CSGDPL, áp dụng, sử dụng CSPL trong sản xuất, đời sống. Vì vậy, quan điểm của Đảng về CSGDPL là nhất quán, xuyên suốt qua các thời kỳ Đại hội:

Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) nhấn mạnh: "Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích CSGDPL. Đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả phổ thông và đại học), của các tổ chức đoàn thể nhân dân. Các cán bộ quản lý từ Trung ương đến cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật. Cần sử dụng nhiều hình thức và phương pháp để giáo dục, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân” [9, tr. 24].

Đến Đại hội VII của Đảng (1991) xác định nhiệm vụ GDPL: Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và GDPL huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị - xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội" [10, tr. 241].

Đại hội VIII của Đảng (1996), "Tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục nâng cao đạo đức" [11, tr. 45]

Đại hội IX của Đảng (2001), Đảng ta tiếp tục chú trọng việc tuyên truyền CSGDPL: "Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng Luật ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền CSGDPL và tổ chức thực thi luật một cách nghiêm chỉnh"[13. tr. 840].

Đại hội lần thức X (2006) Đảng đều nhất trí với chủ trương trên. Đặc biệt trong nhiệm kỳ khóa IX, Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 32- CT/TW ngày 9/12/2003 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong hoạt động CSGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, trong đó xác định: "Phổ biến giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng" [1. tr 2]. Trong những năm tới "cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tốt hoạt động CSGDPL để góp phần tạo sự chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân"[15, tr. 1].

Xác định nhiệm vụ cụ thể của các cấp ủy Đảng trong lãnh đạo và chính quyền các cấp trong CSGDPL với nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp với địa bàn và đối tượng khác nhau để xây dựng chương trình, kế hoạch, chuẩn bị nguồn lực, tài chính kinh phí, tổ chức tuyên truyền, thực hiện CSGDPL thiết thực đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển của đất nước phải được coi là một chiến lược lâu dài mang tính Quốc gia. Vì vậy, Nghị quyết số 48-NQ/TW (khóa IX) xác định: "Xây dựng và triển khai chương trình quốc gia về phổ biến GDPL dài hạn" [13, tr. 11].

Như vậy, với những quan điểm, chủ trương và biện pháp trên, sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành điều kiện tiên quyết trong việc bảo đảm hoạt động CSGDPL được thường xuyên, đạt hiệu quả, có tính chiến lược lâu dài. Nhà nước xác định

chiến lược, chương trình, nội dung, kế hoạch tổ chức thực hiện CSGDPL cho mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Nhà nước tổ chức thực hiện CSGDPL ở tất cả các cấp, các ngành, xây dựng và đào tạo đội ngũ CB, CC, quản lý, thực hiện. Nhà nước đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất, tổ chức hệ thống thông tin, tuyên truyền GDPL, cung cấp các dịch vụ pháp lý. Các tổ chức chính trị - xã hội góp phần bảo đảm hoạt động CSGDPL của cơ quan, tổ chức, hội, đoàn thể.

Tiểu kết chương 1

Qua nghiên cứu “Một số vấn đề lý luận về chính sách giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh Tuyên Quang” ở Chương 1 có thể rút ra một số kết luận sau:

1. CSGDPL là việc sử dụng những hình thức khác nhau để tác động có hệ thống và thường xuyên lên ý thức của con người nhằm trang bị cho mọi công dân những kiến thức nhất định, để từ đó họ có những nhận thức đúng đắn về pháp luật, hiểu biết về pháp luật, tôn trọng, tuân thủ và xử sự theo yêu cầu của pháp luật.

2. CSGDPL là một trong những mắt xích quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt đối với việc tăng cường pháp chế XHCN và quản lý xã hội nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ, thực hiện pháp luật cho mọi công dân, phát huy vai trò, hiệu lực của pháp luật trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

3. Thực tiễn cho thấy, sự coi nhẹ và thiếu năng động trong thực hiện CSGDPL là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ý thức pháp luật của đội ngũ CB, CC, VC và nhân dân nói chung còn thấp. Vấn đề đặt ra cho chúng ta sự cần thiết phải bằng mọi hình thức, biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, về ý nghĩa mang tầm chiến lược của công tác GDPL nói chung và thực hiện tốt CSGDPL cho mọi đối tượng chấp hành pháp luật nói riêng. Đây là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.

Chương 2

Một phần của tài liệu Chính sách giáo dục pháp luật từ thực tiễn tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w