Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng kinh

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 108)

5. Kết cấu của đề tài

4.2.6.Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đơn vị sử dụng kinh

từ ngân sách Nhà nước đối với công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Để nâng cao ý thức, trách nhiệm của thủ trƣởng và kế toán trƣởng đơn vị sử dụng NSNN về công tác quản lý kinh phí chi thƣờng xuyên NSNN, KBNN Tuyên quang cần phối hợp với cơ quan Tài chính trên địa bàn định kỳ tổ chức các hội nghị, hội thảo, tập huấn cập nhật các văn bản, chế độ chính sách mới, cập nhật những thay đổi trong quản lý, trong công tác kiểm soát thanh toán các khoản chi của NSNN... đến đội ngũ cán bộ chủ tài khoản, kế toán của đơn vị sử dụng NSNN giúp họ nâng cao nhận thức, kịp thời cập nhật chế độ chính sách mới từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm, tự giác chấp hành trong quản lý chi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

NSNN; chủ động hoàn thiện hồ sơ, chứng từ chi thƣờng xuyên NSNN ngay từ khâu sử dụng kinh phí, trƣớc khi thanh toán qua KBNN.

4.2.7. Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách Nhà nước

Để góp phần thực hiện thành công chiến lƣợc phát triển KBNN đến năm 2020. Trong thời gian tới KBNN Tuyên quang cần tập trung đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ theo hƣớng chuyên nghiệp, có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Trong lĩnh vực KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN, do tính chất đa dạng của đối tƣợng sử dụng NSNN; nội dung kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên NSNN cũng phức tạp do đó đội ngũ cán bộ kiểm soát chi phải đƣợc đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực theo hƣớng:

Một là: Tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác KSC thƣờng xuyên NSNN. Đội ngũ cán bộ này phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, am hiểu về tình hình kinh tế, xã hội của địa phƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc; có phẩm chất đạo đức, khả năng tổ chức thực hiện, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc.

Hai là: Xây dựng kế hoạch đào tạo đối với đội ngũ cán bộ làm công tác KSC thƣờng xuyên NSNN một cách toàn diện; có mục tiêu đào tạo, bồi dƣỡng cụ thể theo từng giai đoạn và hàng năm. Bên cạnh việc tổ chức cho cán bộ đƣợc tham gia đào tạo đại học, thạc sỹ... hàng năm thƣờng xuyên mở các lớp bồi dƣỡng, tập huấn cập nhật những kiến thức, cơ chế, chế độ, chính sách mới về KSC thƣờng xuyên NSNN; kiến thức về tin học, ngoại ngữ, kỹ năng quản lý và tác nghiệp trong công tác; kỹ năng ứng sử, giao tiếp theo tiêu thức văn minh văn hóa nghề Kho bạc...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ba là: Quy định, định kỳ tổ chức các cuộc thi nghiệp vụ; các buổi tọa đàm chuyên đề về công tác KSC thƣờng xuyên NSNN, để các cán bộ làm công tác này có điều kiện học hỏi, trao đổi, hệ thống hóa lại hệ thống các văn bản liên quan đến công tác KSC qua đó nâng cao đƣợc nhận thức, năng lực trong công tác.

Bốn là: Sửa đổi chính sách tuyển dụng và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ trong công tác thi tuyển để có thể tuyển dụng đƣợc ngƣời giỏi vào đơn vị công tác.

Năm là: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích động viên cán bộ công chức tâm huyết, gắn bó với công việc; có sáng kiến, cải tiến nâng cao hiệu xuất, chất lƣợng công tác.

Sáu là: Thực hiện nghiêm chế độ khen thƣởng, kỷ luật đối với những cán bộ chây ỳ, vi phạm quy trình nghiệp vụ, chế độ chính sách, gây thất thoát trong chi thƣờng xuyên NSNN.

4.2.8. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động KBNN trong thời gian vừa qua đã tạo điều kiện nâng cao chất lƣợng hoạt động nghiệp vụ KBNN; Hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc sau khi đƣợc triển khai đến nay đã cho phép quản lý chu trình phân bổ dự toán NSNN, quản lý thu NSNN, thực hiện cam kết chi NSNN và thực hiện thanh toán các khoản chi NSNN, đồng thời cho phép kế toán tất cả các nội dung hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Tuy nhiên trong thời gian tới để hỗ trợ tốt hơn cho công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN việc ứng dụng công nghệ thông tin cần thực hiện theo hƣớng:

- Hoàn thiện các phần mềm ứng dụng trong công tác KSC thƣờng xuyên NSNN nhƣ: hỗ trợ kiểm soát chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi, hỗ trợ kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

soát mẫu dấu, chữ ký của các đơn vị sử dụng NSNN đăng ký mở và sử dụng tài khoản tại KBNN...

- Hoàn thiện nâng cấp hệ thống cổng thông tin điện tử KBNN Tuyên Quang thông qua mạng máy tính (Internet, ki ốt thông tin điện tử KBNN) tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN đƣợc cung cấp thông tin về hồ sơ, chứng từ; về quy trình KSC; thời gian giải quyết công việc; cũng nhƣ việc tra cứu các văn bản, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức chi... tăng cƣờng tính công khai, minh bạch, nâng cao chất lƣợng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; trú trọng việc nâng cấp, bảo dƣỡng, thay thế thiết bị đáp ứng yêu cầu của nghiệp vụ và hiện đại hóa công nghệ thông tin, trong đó chú ý thay thế, bổ xung máy trạm, máy in và các thiết bị phụ trợ thay thế cho các thiết bị cũ hỏng, hết khấu hao không sử dụng đƣợc.

- Tổ chức công tác đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ công chức KBNN, nhất là cán bộ làm công tác KSC NSNN; đảm bảo tất cả các cán bộ KSC thƣờng xuyên NSNN đều sử dụng thành thạo máy vi tính, thực hiện khai thác, sử dụng tốt các chƣơng trình phần mềm ứng dụng trong KSC thƣờng xuyên NSNN.

4.2.9. Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan Kho bạc Nhà nước, cơ quan Tài chính, Thuế, các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước

- Quán triệt nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị sử dụng NSNN trong việc quản lý, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN là trách nhiệm của các ngành, các cấp, chứ không phải là trách nhiệm của riêng cơ quan KBNN là cơ quan KSC; từ đó nâng cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lý, tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với các khoản chi thƣờng xuyên NSNN.

- Thực hiện xây dựng quy chế phối hợp giữa cơ quan Tài chính, KBNN và cơ quan Thuế. Định kỳ hàng tháng, quý tiến hành họp giao ban trao đổi về tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn; giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong công tác tổ chức thu, kiểm soát chi NSNN nói chung, KSC thƣờng xuyên NSNN nói riêng; kịp thời chấn chỉnh, khắc phục những sai phạm đƣợc phát hiện trong quá trình quản lý ngân sách, hạn chế các sai sót sau khi đã quyết toán NSNN hoặc các cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện trong quá trình kiểm toán, thanh tra.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị với Bộ Tài chính

- Sửa đổi hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên NSNN: Hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên NSNN là một trong những cơ sở, căn cứ quan trong cho việc xây dựng, phân bổ dự toán và thực hiện KSC NSNN của cơ quan KBNN; tuy nhiên cho đến nay hệ thống chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi đã lạc hậu, nhiều khoản chi đƣợc quy định thƣờng thấp hơn so với thực tế nhƣ: các khoản chi hội nghị, công tác phí, chi tiền ngủ... hay nhiều khoản chi không có trong chế độ định mức chi nhƣ: chi hoạt động kỷ niệm, lễ hội... gây khó khăn cho quá trình quản lý, sử dụng của các đơn vị dự toán; cũng nhƣ quá trình kiểm soát, thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên NSNN của KBNN; công tác quyết toán của cơ quan Tài chính. Vì vậy đề nghị Bộ Tài chính sớm nghiên cứu, xem xét, rà soát, bổ xung, sửa đổi các quy định về tiêu chuẩn, chế độ, định mức chi thƣờng xuyên NSNN đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, ổn định, linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chỉ đạo các cơ quan Tài chính - Thuế - KBNN tăng cƣờng sự phối hợp trong việc thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về quản lý hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ. Tăng cƣờng công tác kiểm soát, thanh toán, quyết toán đối với các khoản chi thƣờng xuyên NSNN theo quy định bắt buộc phải có hóa đơn; thực hiện công tác quản lý đối với các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh trên địa bàn tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về xuất hóa đơn bán hàng nhằm chống thất thu, tăng thu cho NSNN.

4.3.2. Kiến nghị với Tổng cục Thuế

Cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thực hiện Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ quy định về quản lý hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ và cấp hóa đơn bán lẻ đối với các trƣờng hợp hộ kinh doanh nhỏ lẻ, không thƣờng xuyên đến các cơ quan đơn vị sử dụng ngân sách, các hộ kinh doanh và ngƣời dân đƣợc biết để thực hiện.

4.3.3. Kiến nghị với Kho bạc Nhà nước

Một là: Hoàn thiện quy trình KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN theo

cơ chế một cửa.

Thực tế quy định về Quy trình giao dịch một cửa trong KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN theo quyết định số 1116/QĐ-KBNN ngày 21/11/2009 của KBNN trong quá trình thực hiện đã tạo một bƣớc đột phá trong công tác cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị trong quá trình giao dịch thanh toán với KBNN do trƣớc đây việc phân công nhiệm vụ cho cán bộ KSC thực hiện theo tài khoản, hiện nay đã quy định theo đầu đơn vị giúp cho đơn vị sử dụng NSNN giảm đầu mối giao dịch với KBNN. Trong quá trình thực hiện đến nay quy trình này cũng đã bộc lộ những hạn chế cần phải bổ xung sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian tới theo hƣớng:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Quy định lại thời hạn giải quyết công việc cụ thể cho từng loại hồ sơ, chứng từ và nhiệm vụ chi theo hƣớng mở, thời hạn giải quyết là số ngày (không nên quy định thời gian là giờ, phút nhƣ hiện nay).

- Xây dựng quy chế trách nhiệm đối với cán bộ công chức KBNN làm nhiệm vụ tại bộ phận một cửa, chịu trách nhiệm hƣớng dẫn khách hàng từ khâu thực hiện thủ tục, trình tự, quy định kiểm tra, đối chiếu các hồ sơ, chứng từ thanh toán đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp.

- Tại các đơn vị KBNN hiện nay vẫn đang tồn tại hai quy trình kiểm soát chi tách biệt, đó là quy trình kiểm soát chi thƣờng xuyên NSNN do phòng kế toán KBNN tỉnh, tổ kế toán KBNN huyện và phòng giao dịch đảm nhận; quy trình kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản, vốn chƣơng trình mục tiêu do phòng kiểm soát chi KBNN tỉnh, tổ tổng hợp KBNN huyện và phòng giao dịch đảm nhiệm. Nhƣ vậy một đơn vị sử dụng ngân sách nếu có nhiều nguồn vốn, khi đến KBNN giao dịch vẫn phải thực hiện ở hai nơi (hai cửa).

Từ thực tế đó để khắc phục những tồn tại nêu trên, nhằm tạo thuận lợi cho các đơn vị sử dụng NSNN khi đến KBNN chỉ phải giao dịch với một đầu mối; KBNN cần thực hiện xây dựng lại quy trình giao dịch một cửa; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy kiểm soát chi một cửa theo hƣớng tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với lộ trình cải cách hành chính và hiện đại hóa KBNN theo lộ trình.

- Quy định lại nhiệm vụ của phòng kiểm soát chi KBNN tỉnh, tổ tổng hợp KBNN huyện và phòng giao dịch đảm nhận thêm nhiệm vụ KSC thƣờng xuyên NSNN; phòng kế toán KBNN tỉnh, tổ kế toán KBNN huyện và phòng giao dịch thực hiện chức năng hạch toán và thanh toán.

Hai là: Hiện nay các đơn vị KBNN gặp nhiều lúng túng khi triển khai Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định việc sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản Nhà nƣớc, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, dự trữ quốc gia, KBNN và Thông tƣ số

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

54/2017/TTCN-BTC ngày 24/4/2014 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hƣớng dẫn thực hiện việc sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN theo quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ. Đề nghị KBNN ban hành văn bản hƣớng dẫn cách thức tổ chức thực hiện quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng NSNN để có sự thống nhất thực hiện chung trong toàn ngành.

KBNN đề nghị với Bộ Tài chính ban hành chế tài sử lý đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng NSNN vi phạm hành chính trong lĩnh vực KBNN quy định tại Nghị định số 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ không chấp hành nộp phạt.

Ba là: Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động nghiệp vụ KBNN; hoàn thiện, ban hành hệ thống văn bản để triển khai nhiệm vụ công tác thanh tra chuyên ngành tại các đơn vị sử dụng NSNN từ năm 2015.

Bốn là: Nâng cấp và hoàn thiện các chƣơng trình phần mềm ứng dụng trong hoạt động nghiệp vụ KBNN.

Năm là: Tăng cƣờng đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ công chức có đủ trình độ, năng lực, giỏi về chuyên môn, tốt về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới. Đối với đội ngũ cán bộ KSC NSNN cần đƣợc quan tâm đào tạo theo hƣớng:

Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác KSC NSNN; có chính sách đào tạo cơ bản, đào tạo lại đối với đội ngũ cán bộ này về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ, cập nhật kiến thức mới về chính sách kinh tế, tài chính... có chế độ đãi ngộ, khuyến khích động viên hợp lý thông qua chế độ tiền lƣơng, tiền thƣởng, cơ hội thăng tiến... đồng thời cũng cần phải ban hành quy chế trách nhiệm trong thực thi công vụ, nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm cá nhân vi phạm chế độ chính sách, quy trình nghiệp vụ để sảy ra sai sót, làm mất mát, thất thoát quỹ NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.3.4. Kiến nghị với Uỷ ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang

Đề nghị UBND tỉnh Tuyên quang tăng cƣờng công tác chỉ đạo đối với các cơ quan quản lý NSNN trên địa bàn thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:

- Cơ quan Tài chính cần tham mƣu đề xuất xây dựng các văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ; quy định quản lý tài chính, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi thƣờng xuyên NSNN trên địa bàn đúng với chế độ, chính sách của Nhà nƣớc, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phƣơng trình UBND tỉnh phê duyệt để thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh.

- Tăng cƣờng công tác kiểm tra việc thực hiện dự toán, quyết toán của ngân sách địa phƣơng; kiên quyết xuất toán đối với những khoản chi thiếu hồ sơ, thủ tục, vi phạm chế độ, định mức chi.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 108)