5. Kết cấu của đề tài
2.2.2. Thu thập thông tin
2.2.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp liên quan đến quá trình nghiên cứu của đề tài là số liệu đƣợc công bố chính thức ở báo cáo của các ngành, các cấp.
- Báo cáo, số liệu công khai về dự toán, quyết toán NSNN tỉnh Tuyên Quang năm 2011, 2012, 2013.
- Số liệu, báo cáo của KBNN Tuyên Quang về kết quả thu, chi NSNN; công tác kiểm soát chi NSNN; số đơn vị, số tài khoản giao dịch…
- Số liệu Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang các năm 2011, 2012, 2013 về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội tỉnh Tuyên Quang…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Số liệu đã đƣợc công bố trên các báo, Tạp trí chuyên ngành, tạp trí Tài chính, Tạp trí KBNN, Website Bộ Tài chính, Website tỉnh Tuyên Quang, cổng thông tin điện tử KBNN…
2.2.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Chọn đối tƣợng điều tra:
+ Các đồng chí kế toán trƣởng, cán bộ kế toán tại các đơn vị thuộc KBNN Tuyên Quang trực tiếp thực hiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN.
+ Cán bộ kế toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thƣờng xuyên có quan hệ giao dịch, thanh toán với các đơn vị KBNN trong tỉnh.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu điều tra trắc nghiệm: Số liệu thu thập đƣợc thông qua việc phân tích số liệu của bộ các câu hỏi về thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN qua KBNN Tuyên Quang tập trung chủ yếu vào hai nhóm chi thƣờng xuyên chính có nhiều tác động đó là các khoản chi thanh toán cá nhân và chi hàng hóa dịch vụ.
Yêu cầu đối với số liệu điều tra phải đảm bảo đại diện cho toàn địa bàn nghiên cứu nhằm tìm ra quy luật của vấn đề nghiên cứu.
2.2.3. Phương pháp sử lý thông tin
2.2.3.1. Phương pháp tổng hợp thông tin
Sử dụng phƣơng pháp phân tổ thống kê; bảng thống kê và đồ thị thống kê dạng hình cột… để tổng hợp thông tin.
2.2.3.2. Phương pháp phân tích thông tin a. Phương pháp thống kê so sánh
Từ số liệu thu thập đƣợc tại các bảng, biểu, tài liệu, số liệu qua điều tra phỏng vấn, số liệu do các cơ quan chuyên môn cung cấp là cơ sở, căn cứ để tiến hành phân tích, so sánh số tuyệt đối, số tƣơng đối về tình hình công tác KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Tuyên Quang qua các năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
từ đó đƣa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả công tác nghiên cứu đối với công tác này.
b. Phương pháp thống kê mô tả
Dựa trên cơ sở các số liệu thống kê để mô tả thực trạng công tác KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Tuyên Quang với những điểm mạnh, điểm yếu, những tồn tại, hạn chế trong công tác này. Trên cơ sở đó đề ra giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác KSC thƣờng xuyên NSNN tỉnh tuyên quang.
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Quản lý, kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc theo cơ chế một cửa: Chỉ tiêu nghiên cứu các bƣớc thực hiện trong quy trình KSC theo cơ chế một cửa từ tiếp nhận hồ sơ, kiểm soát, thanh toán có đảm bảo đúng trình tự, nội dung và thời gian quy định hay không. Thời gian giải quyết hồ sơ, chứng từ thanh toán đƣợc xác định nhƣ sau:
Thực tế số ngày giải quyết hồ sơ = Ngày nhận hồ sơ - ngày trả kết quả Trong đó: + Ngày nhận hồ sơ thể hiện qua phiếu giao nhận hồ sơ. + Ngày trả kết quả thể hiện qua phiếu giao nhận hồ sơ kèm chứng từ KBNN trả cho khách hàng.
- Kết quả kiểm soát thanh toán các khoản chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang, tập trung vào hai nhóm chi chủ yếu là chi TTCN và chi HHDV từ ngân sách Nhà nƣớc.
- Số tiền từ chối thanh toán qua KSC thƣờng xuyên NSNN tại KBNN Tuyên Quang 3 năm, từ năm 2011 đến năm 2013; chỉ tiêu này đƣợc xác định:
Số tiền Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang từ
chối thanh toán
= Tổng số tiền các đơn vị đề nghị thanh toán -
Tổng số tiền Kho bạc Nhà nƣớc chấp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Công nghệ thông tin đối với công tác kiểm soát chi thƣờng xuyên ngân sách Nhà nƣớc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI
THƢỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC QUA KHO BẠC NHÀ NƢỚC TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2011-2013
3.1. Khái quát đặc điểm, tình hình tỉnh Tuyên Quang, quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang và phát triển của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang
3.1.1. Giới thiệu đặc điểm, tình hình tỉnh Tuyên Quang
Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc (cách Hà Nội 160 km) tiếp giáp với các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tuyên Quang với diện tích tự nhiên 5.870,38 km2 (với 70% là đồi núi) trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 82.652,56 ha chiếm 14,09%; diện tích đất lâm nghiệp 447.119,16 ha chiếm 76,2%.
Tỉnh Tuyên Quang có 6 huyện, 1 thành phố, với số dân là 739.668 ngƣời; trong đó dân số đô thị 134.810 ngƣời (chiếm tỷ lệ 18,23%) và dân số nông thôn 604.858 ngƣời (chiếm tỷ lệ 81,77%) (Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 18/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang). Thế mạnh của Tuyên Quang là phát triển du lịch lịch sử cách mạng, tài nguyên khoáng sản, nông, lâm nghiệp, văn hóa, sinh thái; không gian lãnh thổ phát triển bền vững; môi trƣờng dịch vụ đô thị, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ du lịch có chất lƣợng. Nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang có xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ƣu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng thấp và phát triển chậm. Hiện tại, tỉnh đang dựa vào thế mạnh sẵn có để phát triển một số ngành công nghiệp nhƣ khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đây cũng là những ngành công nghiệp chính của tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, năm 2013, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 13,5%, GDP; bình quân đầu ngƣời đạt 25,5 triệu đồng/ngƣời/năm; chỉ số phát triển công nghiệp đạt trên 105%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 3.400 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trên 5% so với năm 2012, sản lƣợng lƣơng thực đạt trên 33 vạn tấn; trồng mới trên 13.200 ha rừng tập trung; làm mới 535 km đƣờng bê tông nông thôn; tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 10.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 57,3 triệu USD; thu ngân sách địa phƣơng đạt trên 1.330 tỷ đồng; thu hút 860.000 lƣợt du khách du lịch; tạo việc làm mới cho trên 18.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn trên 18,40%.
Đến nay tỉnh Tuyên quang vẫn chƣa cân đối đƣợc thu, chi NSNN. Số thu NSNN tỉnh Tuyên quang mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 10% nhu cầu chi; hàng năm ngân sách Trung ƣơng vẫn phải trợ cấp trên 90%. Kết quả đƣợc minh họa qua đồ thị 3.1.
Đồ thị 3.1. Tỷ trọng cân đối ngân sách tỉnh tuyên quang (giai đoạn 2011-2013)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Đơn vị: tỷ đồng
Tổng chi NSNN 11.331 14.519 14.913
Thu NSNN trên địa bàn 1.116 1.292 1.521
Nguồn: Báo cáo Kho bạc Nhà nước Tuyên quang
Bảng 3.1. Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nƣớc qua Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang giai đoạn 2011-2013
Đơn vị: triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Tổng chi NSNN trên địa bàn 11.331.249 14.519.995 14.913.389
I Chi ngân sách Trung ƣơng 4.174.488 5.218.958 5.236.316
1 Chi thƣờng xuyên 491.274 657.836 775.392 2 Chi đầu tƣ XDCB và chi CTMT 715.298 587.166 556.298 3 Chi chuyển giao ngân sách 2.960.154 3.973.035 3.904.168 4 Chi khác ngân sách, chi chuyển
nguồn, chi trả nợ, viện trợ, quỹ dự trữ tài chính…
7.762 921 458
II Chi ngân sách Địa phƣơng 7.156.761 9.301.037 9.677.073
1 Chi thƣờng xuyên 2.458.267 3.412.859 3.774.158 2 Chi đầu tƣ XDCB và chi CTMT 1.200.504 1.801.838 1.736.352 3 Chi chuyển giao ngân sách 2.157.215 2.975.340 3.260.227 4 Chi khác ngân sách, chi chuyển
nguồn, chi trả nợ, viện trợ, quỹ dự trữ tài chính…
1.340.775 1.111.000 906.336
Nguồn: Tổng hợp số liệu báo cáo Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang
3.1.2. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang Tuyên Quang
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Hệ thống Kho bạc Nhà nƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 07/HĐBT ngày 4/1/1990 của Hội đồng bộ trƣởng (nay là Chính phủ); quyết định số 25TC/QĐ/TCCB ngày 2/2/1990 của Bộ trƣởng Bộ tài chính về việc thành lập hệ thống KBNN trực thuộc Bộ Tài chính và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/1990. Cùng với sự ra đời của hệ thống Kho bạc cả nƣớc, KBNN Hà Tuyên cũng đƣợc thành lập theo quyết định số 185TC/QĐ-TCCB ngày 21/3/1990 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính với 14 chi nhánh huyện và văn phòng KBNN tỉnh.
Năm 1991 căn cứ Nghị quyết của Quốc hội Nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII kỳ họp thứ 9 về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng. Ngày 31/8/1991 Bộ Tài chính ban hành quyết định số 325TC/QĐ/TCCB về việc thành lập KBNN Tuyên Quang và KBNN Hà Giang.
KBNN Tuyên Quang là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về quỹ NSNN trên địa bàn tỉnh; KBNN Tuyên Quang có tƣ cách pháp nhân, có con dấu riêng, đƣợc mở tài khoản tại chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và các Ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.
Trong những năm qua trong quá trình xây dựng và phát triển, KBNN Tuyên quang không ngừng đƣợc củng cố, kiện toàn bộ máy, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ. Tổ chức thực hiện hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đƣợc giao; đã tập trung nhanh, kịp thời, chính xác các khoản thu, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi NSNN. Qua đó góp phần tích cực trong công tác giám sát quá trình phân phối và sử dụng nguồn lực tài chính của địa phƣơng, thực hiện chủ trƣơng tiết kiệm , chống lãng phí, chống tham nhũng, tạo điều kiện cho chính quyền địa phƣơng và cơ quan Tài chính các cấp chủ động hơn trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
điều hành ngân sách. Các đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành kỷ luật tài chính, hạn chế việc chi sai mục đích, chế độ, tiêu chuẩn định mức chi…
3.1.2.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang
Theo Quyết định số 362/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc Nhà nƣớc ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng, Bộ Tài chính ban hành ngày 11 tháng 2 năm 2010 thì KBNN Tuyên Quang có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
- Chỉ đạo, hƣớng dẫn và kiểm tra các KBNN huyện trực thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hƣớng dẫn của KBNN.
- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách. Thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trƣởng Bộ Tài chính và hƣớng dẫn của KBNN. Thực hiện tạm ứng tồn ngân KBNN cho ngân sách địa phƣơng theo quy định của Bộ Tài chính. Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác đƣợc giao quản lý; Quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cƣợc, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Quản lý các tài sản quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của Nhà nƣớc và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp tỉnh. Hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện trực thuộc.
- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
- Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
chính quyền địa phƣơng theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phƣơng theo quy định. Xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp tỉnh. Quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh và trên toàn địa bàn.
- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nƣớc theo kế hoạch đƣợc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyên trực thuộc.
- Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn thƣ khiếu nại, tố cáo theo quy định.
- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; thực hiện chế độ tiền lƣơng và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thƣởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dƣỡng công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội ngành theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức thực hiện chƣơng trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lƣợng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.
- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc KBNN giao.
- KBNN Tuyên Quang có quyền: Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
NSNN theo quy định của pháp luật; Đƣợc từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình (Chính phủ, 2009).
3.1.2.3. Cơ cấu tổ chức, bộ máy Kho bạc Nhà nước Tuyên Quang
- Kho bạc Nhà nƣớc Tuyên Quang với tổng số 160 cán bộ công chức. - Bộ máy giúp việc giám đốc KBNN Tuyên Quang gồm 10 phòng: + Phòng tổng hợp + Phòng kế toán Nhà nƣớc + Phòng Kiểm soát chi NSNN + Phòng kho quỹ
+ Phòng tin học + Phòng thanh tra + Phòng tổ chức cán bộ + Phòng tài vụ
+ Phòng giao dịch + Phòng hành chính quản trị