Giới thiệu đặc điểm, tình hình tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 44)

5. Kết cấu của đề tài

3.1.1.Giới thiệu đặc điểm, tình hình tỉnh Tuyên Quang

Tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía bắc (cách Hà Nội 160 km) tiếp giáp với các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Tuyên Quang với diện tích tự nhiên 5.870,38 km2 (với 70% là đồi núi) trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp 82.652,56 ha chiếm 14,09%; diện tích đất lâm nghiệp 447.119,16 ha chiếm 76,2%.

Tỉnh Tuyên Quang có 6 huyện, 1 thành phố, với số dân là 739.668 ngƣời; trong đó dân số đô thị 134.810 ngƣời (chiếm tỷ lệ 18,23%) và dân số nông thôn 604.858 ngƣời (chiếm tỷ lệ 81,77%) (Nghị quyết 13/NQ-HĐND ngày 18/7/2013 của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang). Thế mạnh của Tuyên Quang là phát triển du lịch lịch sử cách mạng, tài nguyên khoáng sản, nông, lâm nghiệp, văn hóa, sinh thái; không gian lãnh thổ phát triển bền vững; môi trƣờng dịch vụ đô thị, dịch vụ công nghiệp, dịch vụ du lịch có chất lƣợng. Nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang có xuất phát điểm thấp, sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm ƣu thế. Nền sản xuất hàng hoá đang trong quá trình hình thành. Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp còn nhỏ bé, chiếm tỉ trọng thấp và phát triển chậm. Hiện tại, tỉnh đang dựa vào thế mạnh sẵn có để phát triển một số ngành công nghiệp nhƣ khai khoáng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm sản. Đây cũng là những ngành công nghiệp chính của tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 7, Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang khóa XVIII, năm 2013, tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm trên địa bàn đạt 13,5%, GDP; bình quân đầu ngƣời đạt 25,5 triệu đồng/ngƣời/năm; chỉ số phát triển công nghiệp đạt trên 105%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 3.400 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch; giá trị sản xuất nông lâm nghiệp, thủy sản tăng trên 5% so với năm 2012, sản lƣợng lƣơng thực đạt trên 33 vạn tấn; trồng mới trên 13.200 ha rừng tập trung; làm mới 535 km đƣờng bê tông nông thôn; tổng mức bán lẻ hàng hóa xã hội đạt 10.000 tỷ đồng; giá trị xuất khẩu hàng hóa đạt 57,3 triệu USD; thu ngân sách địa phƣơng đạt trên 1.330 tỷ đồng; thu hút 860.000 lƣợt du khách du lịch; tạo việc làm mới cho trên 18.200 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn trên 18,40%.

Đến nay tỉnh Tuyên quang vẫn chƣa cân đối đƣợc thu, chi NSNN. Số thu NSNN tỉnh Tuyên quang mới chỉ đáp ứng đƣợc khoảng 10% nhu cầu chi; hàng năm ngân sách Trung ƣơng vẫn phải trợ cấp trên 90%. Kết quả đƣợc minh họa qua đồ thị 3.1.

Đồ thị 3.1. Tỷ trọng cân đối ngân sách tỉnh tuyên quang (giai đoạn 2011-2013)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đơn vị: tỷ đồng

Tổng chi NSNN 11.331 14.519 14.913

Thu NSNN trên địa bàn 1.116 1.292 1.521

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm soát chi ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước Tuyên Quang (Trang 44)