Đảm bảo cho hoạt động thu thập dữ liệu và chuẩn mực chất lượng dữ liệu

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam (Trang 117)

7. Kết cấu của luận văn

3.6. Đảm bảo cho hoạt động thu thập dữ liệu và chuẩn mực chất lượng dữ liệu

lượng dữ liệu

Chính phủ cần xây dựng các chuẩn mực thu thập dữ liệu và chất lượng dữ liệu. Chiến lược thu thập dữ liệu cần bao gồm các vấn đề: xây dựng và sử dụng mối quan hệ công tư; bảo vệ chống mất cắp dữ liệu; giảm chi phí thu thập dữ liệu. Các chuẩn mực chất lượng dữ liệu cần hướng tới việc đặt RIA trên nền tảng thông tin chất lượng cao, tăng cường độ tin cậy, tính minh bạch và ích lợi của RIA.

Công đoạn tốn kém và mất nhiều thời gian nhất của toàn bộ quy trình RIA là việc thu thập dữ liệu thích hợp và đáng tin cậy. Việc thu thập dữ liệu một thời từng là lãnh địa riêng của các nhà nghiên cứu thì ngày nay, tất cả các nhà làm luật đều phải làm trong quá trình thực hiện công việc hàng ngày của họ. Vì vậy, họ phải nắm được các kỹ năng và các mối liên hệ để xác định nhu

cầu về dữ liệu, xác định nguồn dữ liệu. Việc lựa chọn dữ liệu nào cần thu thập và phương pháp thu thập dữ liệu không phải là những quyết định biệt lập trong quy trình xây dựng pháp luật bởi chúng ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình.

Nhà phân tích thường cần các dữ liệu rất cụ thể để gắn với các vấn đề mà văn bản pháp luật cụ thể đặt ra. Nghĩa là, phần lớn RIA đòi hỏi sự pha trộn của các thông tin đã có sẵn và các thông tin được tính toán để gắn với các tác động vi mô của kiến nghị lập pháp/lập quy về mặt lợi ích, chi phí hoặc rủi ro. Điều đó có nghĩa, việc thu thập một số thông tin gốc là cần thiết, hoặc thông qua các phương thức (phương pháp thống kê, phương thức lấy ý kiến nhân dân). Thông thường, sẽ cần có sự pha trộn giữa các phương thức chính thức và không chính thức. OECD lưu ý rằng: “Chương trình tham vấn được xây dựng và thực hiện tốt có thể đóng góp vào việc nâng cao chất lượng các văn bản pháp luật bằng cách cung cấp nguồn dữ liệu hiệu quả mà không tốn kém làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách, hỗ trợ” .

Việc định rõ từ trước các chuẩn mực chấp nhận dữ liệu cũng như quy trình kiểm soát chất lượng cho việc sử dụng dữ liệu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm tránh RIA “rác” , tăng cường sự tín nhiệm và độ tin cậy của RIA. Chuẩn mực chất lượng dữ liệu quen thuộc nhất là tính minh bạch. Một số nước yêu cầu các dữ liệu và giả định cơ sở phải được thể hiện rõ ràng, dứt khoát trong báo cáo phân tích để người đọc có thể hiểu được dễ dàng các kết luận đã được rút ra như thế nào.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam (Trang 117)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w