Nhận xét chung

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam (Trang 108)

7. Kết cấu của luận văn

2.4. Nhận xét chung

Các dự thảo văn bản QPPL chưa tuân thủ đầy đủ quy định về thực hiện RIA. Việc tuân thủ quy định RIA đối với pháp lệnh, Nghị định còn hạn chế. Điều này có thể hiểu theo hai cách: (i) các ban soạn/tổ biên tập không thực hiện RIA trong quá trình xây dựng VBQPPL theo đúng quy định của Luật ban hành VBQPPL và Nghị định 242009/NĐ-CP; hoặc (ii) nhóm soạn thảo RIA không nằm trong ban soạn thảo hoặc tổ biên tập. Tuy nhiên khả năng thứ hai ít xảy ra vì các cơ quan soạn thảo thường không có nguồn lực để tổ chức nhóm thực hiện RIA riêng. Thông thường, thành viên của ban soạn thảo và tổ biên tập là những người có hiểu biết tổt nhất về lĩnh vực điều chỉnh của luật, mặc dù vậy, nhiệm vụ soạn thảo RIA có thể được giao cho các thành viên không có đủ kinh nghiệm và hiểu biết nhất thực hiện.

Theo quy định của Nghị định 24/2009/NĐ-CP, RIA phải được thực hiện trước xây dựng VBQPPL. RIA là công cụ phân tích và lựa chọn giải pháp chính sách, do đó RIA sẽ không còn ý nghĩa nếu không được thực hiện sớm, thậm chí trước khi soạn thảo văn bản. Dự thảo VBQPPL chỉ là một văn bản thể hiện lựa chọn chính sách sau khi đó được phân tích trong báo cáo RIA. Nếu thực hiện RIA đồng thời hoặc sau khi xây dựng văn bản thì hầu hết trong các trường hợp, RIA là công cụ biện minh cho một chính sách đó được lựa chọn chứ không phải là công cụ giúp ban soạn thảo lựa chọn chính sách và sẽ không giúp cho các nhà hoạch định chính sách có đủ thông tin, bằng chứng toàn diện để lựa chọn được một chính sách tốt nhất. Trên thực tế dự án

USAID/VNCI đã nhiều lần được yêu cầu trợ giúp thực hiện RIA khi ban soạn thảo đã biên tập bản dự thảo VBQPPL được nhiều lần và thực hiện RIA chỉ để đáp ứng yêu cầu của quy định pháp luật. Kết quả của cuộc điều tra này là một bằng chứng cho nhận định này. Chỉ có 23% số người được hỏi cho biết họ thực hiện RIA trước khi soạn thảo dự thảo VBQPPL[19]. Như vậy, về thời điểm thực hiện RIA, kết quả khảo sát cho thấy quy định pháp luật trong Điều 38 của Nghị định 24/2009/NĐ-CP vẫn chưa được tuân thủ nghiêm túc.

Nhìn chung, chất lượng phần lớn các báo cáo RIA chưa đảm bảo. Các báo cáo RIA thường không có bố cục rõ ràng. Nhiều báo cáo chép những nội dung giống nhau, chẳng hạn như: giải thích về ý nghĩa và quy trình thực hiện RIA. Có thể khái quát những vấn đề còn tồn tại đối với từng mục như sau:

Xác định vấn đề bất cập: Các báo cáo RIA không nói rõ được vấn đề bất cập thực sự cần quan tâm giải quyết, những hậu quả mà nó gây cho xã hội và nền kinh tế. Thay vào đó, nhiều báo cáo RIA viện dẫn rằng: “không có VBQPPL” là một vấn đề bất cập, hay nhầm lẫn giữa “vấn đề bất cập” với “triệu chứng”. Báo cáo RIA không giải thích rõ ràng, đầy đủ các nguyên nhân gây ra những vấn đề bất cập và không giải thích rõ vì sao các quy định hiện hành không giải quyết được vấn đề bất cập. Nhiều báo cáo RIA đó sao chép nội dung sự cần thiết ban hành VBQPPL của tờ trình vào trong phần này.

Mục tiêu chính sách: Cáo báo cáo RIA nêu mục tiêu quá chung chung mang tính khẩu hiệu, không thực sự gắn với việc khắc phục những tác hại của vấn đề giải quyết, nêu các mục tiêu không có những chỉ số và mốc thời gian cụ thể để có thể tổ chức thực hiện và giám sát tốt. Vẫn có các lỗi thường gặp như ngay trong bước xác định mục tiêu đó đề xuất phương án hoặc coi việc “thực hiện quản lý nhà nước” hoặc “hoàn thiện hệ thống pháp luật” là mục tiêu cần thực hiện….

Dự kiến các phương án chính sách: Nhiều báo cáo RIA không hề nêu phương án nào khác ngoài phương án đã được lựa chọn nêu trong dự thảo VBQPPL. Điều này hạn chế nghiêm trọng khả năng phân tích và lựa chọn một phương án tối ưu để giải quyết vấn đề. Thêm vào đó, vẫn thường xuyên thiếu phương án “Giữ nguyên hiện trạng”. Các phương án nêu trong các báo cáo RIA và dự thảo VBQPPL cho thấy các ban soạn thảo vẫn thiên về việc sử dụng các biện pháp can thiệp hành chính trực tiếp, chưa tính đến những biện pháp can thiệp gián tiếp có thể đạt được mục tiêu với mức chi phí thấp hơn cho xã hội.

Đánh giá tác động phương án: Các báo cáo RIA chỉ có những đánh giá chung chung, không đi sâu vào các tác động đối với từng đối tượng liên quan, thiếu số liệu quan trọng phục vụ đánh giá, không có bảng tổng hợp kết quả phân tích để người đọc dễ dàng so sánh và lựa chọn. Các luận điểm đối với các phương án được lựa chọn trong báo cáo RIA cũng mang nặng tính khẩu hiệu và không có sức thuyết phục.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả đánh giá tác động dự thảo văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w