XÂY DỰNG PHƢƠNG ÁN PHỤC HỒI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN

Một phần của tài liệu Những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 41)

CỦA DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN

Xây dựng phương án phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản nhằm tạo điều kiện cho chủ nợ tham gia một cách tích cực và chủ động hơn vào quá trình phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong thời hạn mà doanh nghiệp mắc nợ có nghĩa vụ xây dựng phương án phục hồi hoạt động kinh doanh để nộp cho Tòa án thì bất kỳ chủ nợ hoặc người nào nhận nghĩa vụ phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đều có quyền xây dựng dự thảo phương án phục hồi hoạt động kinh doanh và nộp cho Toà án để đưa ra Hội nghị chủ nợ xem xét quyết định [30, Khoản 2 Điều 68]. Quy định này cho thấy vai trò chủ động của chủ nợ trong việc giả quyết phá sản đã được đề cao. Với quy định này, các chủ nợ sẽ có thêm cơ hội để tự mình đề xuất phương án phục hồi hoạt động kinh doanh mà mình cho là phù hợp để cứu vớt doanh nghiệp.

Ví dụ: Tập đoàn kinh tế Vinashin (tên giao dịch tiếng anh: Vinashin Business Group viết tắt là Vinashin) là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối. Tập đoàn được thành lập năm 2006 trên cơ sở tổ chức và sắp xếp lại Tổng công ty Công nghiệp Tàu Thủy Việt Nam là một tổng công ty 91 được thành lập năm 1996.

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty lớn nhất Việt Nam. Tổng số tài sản của công ty khoảng 90.000 tỷ đồng nhưng vay nợ hơn 80.000 tỷ đồng. Và hoạt động kinh doanh chủ yếu của tập đoàn là kinh doanh trong nghề đóng tàu. Tập đoàn Vinashin không những bao trùm toàn bộ các đơn vị tạo máy móc, thiết bị hàng hải... Đến năm 2010 Vinashin đã đặt cơ quan đại diện ở Đức, Hà Lan, Ba Lan, Úc, Irag và Hoa Kỳ. Theo báo cáo của riêng tập đoàn, trong các năm 2007 đến năm 2009 Tập đoàn đều hoạt động có lãi. Nhưng theo kết luận của Ủy ban kiểm tra Trung ương ngày 05/07/2010 ''Trong những năm qua Tập đoàn đã báo cáo không trung thực về tình hình tài chính của doanh nghiệp". Năm 2010 là năm bước ngoặt của Vinashin, tập đoàn này đứng trên bờ vực phá sản vì nợ quá nhiều. Bắt đầu bằng quyết định của Thủ tướng Chính phủ tiến hành cải cách

tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tổng công ty hàng hải Vinalines. Vinashin chỉ giữ lại các phần chính còn lại nghiệp vụ đóng tàu tiếp sau đó là hàng loạt các sai phạm của Vinashin bị phanh phui và tính vào thời điểm cuối tháng 11/2010 tổng số nợ không có khả năng trả của Vinashin khoảng 86 nghìn tỷ đồng Việt Nam và dự kiến sau khi bàn giao tàu, các dự án thì số nợ còn lại là 63.225 tỷ đồng (theo Báo đất Việt, số tháng 11/2010).

Việc mất khả năng thanh toán, phá sản dù là doanh nghiệp nhà nước thì đều phải thông qua Tòa án, bởi nó có tranh chấp đến lợi ích của các bên có liên quan như người cho vay, các cổ đông (nhà nước góp vốn)... Nhưng hiện tại các cơ quan Tòa án chưa vào cuộc. Bởi vì trong phiên họp thường kỳ ngày 3/8/2010. Chính phủ vẫn khẳng định việc hình thành phát triển tập đoàn Vinashin mạnh để làm nòng cốt trong việc phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam là chủ trương đúng đắn, cần thiết. Do đó cần phải khẩn trương đưa ra các giải pháp để ổn định, phát triển tập đoàn Vinashin đó là "Tái cơ cấu toàn diện". Phó Thủ Tướng Chính phủ cho biết Chính Phủ quyết tâm tái cơ cấu toàn diện tập đoàn này. Cụ thể, Chính phủ sẽ sử dụng sự hỗ trợ trực tiếp, mạnh mẽ từ kinh tế nhà nước và của các định chế tài chính tín dụng để duy trì và từng bước ổn định, phát triển Vinashin với hiệu quả ngày càng cao, trả được nợ, thu hồi được vốn và làm được vai trò nòng cốt của ngành đóng tàu biển, với mục tiêu ít thiệt hại nhất và có lợi nhất về kinh tế, chính trị, xã hội. Để nhanh chóng phục hồi ngành đóng tàu của đất nước. Chính phủ đã đưa ra một loạt các giải pháp tái cơ cấu Vinashin theo đó xác định việc đầu tiên cần phải làm là phải kiện toàn lại tổ chức và bộ máy lãnh đạo, duy trì sản xuất kinh doanh và tiếp tục tái cơ cấu, trong đó là tập trung vào kiện toàn tổ chức quản lý, nhân sự lãnh đạo Tập đoàn; tập trung giữ, từng bước ổn định sản xuất, dồn sức hoàn thành các hợp đồng đóng tàu còn hiệu lực để bàn giao cho khách hàng, hạn chế tối đa việc hủy các hợp đồng đóng tàu năm 2010- 2011, bảo đảm việc làm và giữ đội ngũ lao động, nhất là cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, chuẩn bị những điều kiện để phát triển thị trường đóng

tàu thế giới phục hồi. Tiếp tục thực hiện phương án tái cơ cấu đang triển khai, khẩn trương thoái vốn ở những doanh nghiệp ngành kinh doanh chính. Tiếp theo là giải quyết bài toán tài chính, trước hết chính phủ cho rằng, tập đoàn Vinashin có trách nhiệm chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề về tài chính của mình thông qua việc thu hồi, thoái vốn, cổ phần hóa, bán, chuyển giao dự án ngoài ngành để có nguồn tài chính phục vụ yêu cầu duy trì và phát triển sản xuất. Chính phủ sẽ cấp đủ vốn điều lệ từ quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp, bằng các nguồn tài chính thích hợp cho tập đoàn Vinashin vay để trả nợ nước ngoài đến hạn, cơ cấu lại tín dụng, hoàn thành các dự án dở dang, các con tàu đang đóng để đưa vào sử dụng, để bán và hoàn trả vốn vay từ kết quả sản xuất kinh doanh.

Như vậy, kể từ khi phát hiện ra tập đoàn Vinashin kinh doanh thua lỗ cho đến nay đã có nhiều ý người đặt ra câu hỏi tại sao Vinashin nợ nhiều như vậy mà không tuyên bố phá sản còn được phục hồi hoạt động kinh doanh. Nhưng xét cho đến cùng khi tuyên bố phá sản thì doanh nghiệp không chịu trách nhiệm về những khoản lỗ, cũng như các vấn đề khác nảy sinh tiếp theo với doanh nghiệp. Nhưng với Vinashin thì không thể giải quyết tuyên bố phá sản ngay được, Chính phủ nên cho Vinashin một cơ hội để phục hồi hoạt động kinh doanh, lấy lại uy tín, người lao động không bị mất việc làm, các khoản nợ vẫn được bảo đảm.

Và ngày 18/11/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 2108/QĐ-TTg về việc phê duyệt tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam. Trên cơ sở đó Thủ tướng Chỉnh phủ đã đề ra mục tiêu chính cho tập đoàn Tập đoàn là: "Sớm ổn định sản xuất kinh doanh, từng bước củng cố uy tín, thương hiệu, giảm lỗ, có lãi, trả được nợ, tích lũy và phát triển. Tập trung vào 3 lĩnh vực chính: công việc đóng và sửa chữa tàu biển với quy mô phù hợp; công nghiệp phụ trợ phục vụ cho việc đóng tàu và sửa chữa tàu biển; đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán bộ công nhân công nghiệp tàu biển. Xây dựng tập đoàn nòng cốt của ngành công nghiệp đóng và sửa chữa

tàu biển là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế hàng hải và thực hiện chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và những năm tiếp theo". Trên cơ sở đó Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch cho Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức thực hiện tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam - Vinasihin.

Một phần của tài liệu Những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)