QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG

Một phần của tài liệu Những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 29)

LUẬT VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM

Trên thế giới, vào thời kỳ La Mã, các thương gia thường họp nhau lại và đưa ra một quy định chung là: Người nào không trả được nợ thì bắt làm nô lệ và mất luôn quyền tham gia đại hội thương gia và do đó chiếc ghế ngồi của người đó bị đem ra khỏi hội trường, do đó ở La Mã thời đó có nhiều con nợ thấy rằng nếu không trả được nợ thì "Chuồn là hơn", nên họ thường bỏ trốn. Để ổn định trật tự xã hội, nhà nước La Mã phải đứng ra cưỡng chế tài sản của con nợ để trả cho chủ nợ. Cách làm này cũng thích hợp đối với trường hợp con nợ chỉ mắc nợ một người. Nhưng khi cùng một lúc con nợ phải trả cho nhiều người chủ nợ thì dễ xảy ra tranh chấp. Bởi thế người ta thấy rằng để các chủ nợ đều được trả nợ một cách đảm bảo công bằng và hợp lý, tốt nhất Tòa án địa phương đứng ra quản lý số tài sản rồi phân chia số tài sản này cho các chủ nợ theo vốn và lãi của mỗi người.

Sau đó, vào thời Trung cổ, các quốc gia Châu Âu cũng ban hành luật phá sản. Luật phá sản đầu tiên của Anh do vua Herry VIII ký vào năm 1542. Đây là đạo luật chống lại cá nhân gây ra phá sản. Năm 1905 Nam Tư ban hành "Luật cưỡng chế hòa giải phá sản" theo luật này giữa các chủ nợ và con nợ có thể áp dụng phương pháp hòa giải để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh của con nợ.

Còn ở Việt Nam, trước giải phóng cũng có hai đạo luật điều chỉnh phá sản đã được ban hành là Luật phá sản trong Luật thương mại trung phần tại Miền Trung Việt Nam ngày 02/06/1942 và Luật phá sản trong Luật thương mại Miền Nam Việt Nam năm 1972. Từ sau giải phóng Miền Nam, chúng ta đi theo mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, không khuyến khích cạnh tranh nên khái niệm phá sản hầu như không có khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì vấn đề phá sản và giải quyết phá sản mới được đặt ra. Ngày

30/12/1993, Quốc hội đã thông qua Luật phá sản doanh nghiệp. Tuy nhiên luật này hầu hết chỉ thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ nợ và hầu như ít đặt ra mục tiêu tái tạo lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, sau 11 năm thực hiện luật phá sản năm 1993 thấy có nhiều vấn đề bất cập, chưa tạo điều kiện cho chủ nợ có thể phục hồi lại hoạt động kinh doanh nên ngày 15/6/2004, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 5 đã thông qua luật phá sản năm 2004 là đã có 10 điều quy định về thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.

Một phần của tài liệu Những quy định pháp luật về thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản, thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)