0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Triệu tập Hội nghị chủ nợ

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 33 -33 )

Theo quy định tại Điều 61 - Luật phá sản 2004 việc triệu tập Hội nghị chủ nợ được quy định như sau:

1. Trường hợp việc kiểm kê tài sản của doanh nghiệp, Hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản kết thúc trước ngày lập xong danh sách chủ nợ thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập xong danh sách chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập hội nghị chủ nợ.

2. Các hội nghị chủ nợ tiếp theo có thể được thẩm phán triệu tập vào bất kỳ ngày làm việc nào trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đề nghị của tổ quản lý, thanh lý tài sản hoặc của các chủ nợ đại diện cho ít nhất một phần ba tổng số nợ không có bảo đảm.

3. Giấy triệu tập hội nghị phải được gửi cho người có quyền tham gia hội nghị chủ nợ và người có nghĩa vụ tham gia hội nghị chủ nợ.

4. Hội nghị chủ nợ do thẩm phán phụ trách tiến hành thủ tục phá sản chủ trì

Với quy định tại điều luật này thì chúng ta thấy được rằng, ở đây Tòa án chỉ định Thẩm phán phụ trách thủ tục giải quyết phá sản doanh nghiệp và Thẩm phán không phải là người có quyền yêu cầu tuyên bố phá sản, nhưng do tính chất phức tạp của hiện tượng phá sản Thẩm phán phải là người trung gian, nhân danh Nhà nước đứng ra giúp các chủ nợ, doanh nghiệp mắc nợ và những người có liên quan đạt được những thỏa thuận nhất định. Trong trường hợp có thể được, Thẩm phán cũng là người đứng ra tạo cơ hội cho doanh nghiệp mắc nợ tự cứu vãn mình. Cho nên khi nhận được đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp mắc nợ, xét thấy nội dung đơn hợp lệ thì Thẩm phán được giao phụ trách giải quyết vụ phá sản phải ra quyết định thông báo triệu tập hội nghị chủ nợ.

Hội nghị chủ nợ được Luật phá sản thiết kế như là thiết chế để thông qua đó các bên có liên quan trong vụ phá sản cùng nhau tìm kiếm, thỏa thuận phương án phục hồi để cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản [41, tr. 66]. Bên cạnh đó, hội nghị chủ nợ cũng là nơi để các chủ nợ có thể thể hiện hết ý chí và quan điểm của mình liên quan đến tài sản của mình. Luật phá sản

quy định rất rõ về thẩm quyền bởi đây là cơ sở để các chủ nợ thực hiện đúng chức năng và nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu NHỮNG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THỦ TỤC PHỤC HỒI DOANH NGHIỆP LÂM VÀO TÌNH TRẠNG PHÁ SẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN (Trang 33 -33 )

×