Trong những năm vừa qua, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc đẩy mạnh quá trình cải cách hành chính với mục đích nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Ngày 20/6/2006, Thủ tƣớng chính phủ đã ký Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001, mô hình hệ thống quản lý chất lƣợng đƣợc xác định nhƣ một công cụ quan trọng hỗ trợ cho các CQHCNN trong việc chuẩn hóa các phƣơng pháp làm việc, cải cách phƣơng thức làm việc với mục tiêu hƣớng tới sự hài lòng của tổ chức, công dân có liên quan; xây dựng một HTQLCL công việc trong cơ quan để giảm thiểu phiền hà, nhũng nhiễu, minh bạch hóa các quy trình giải quyết thủ tục hành chính.
Bên cạnh đó, với chủ trƣơng đẩy mạnh các nội dung cải cách hành chính, ngày 10/1/2007, Thủ tƣớng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nƣớc giai đoạn 2007 - 2010 (Đề án 30). Do đó, để kết nối các nội dung của Quyết định 144/2006/QĐ-TTg với nội dung, kết quả của Đề án 30, nhằm tăng cƣờng hiệu quả của hoạt động áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nƣớc, thống nhất triển khai trong cả nƣớc, đáp ứng mục tiêu của Chính phủ nhằm xây dựng một nền hành chính văn minh, hiện đại, công khai minh bạch, ngày 30/9/2009, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của
Quyết định 118 đã quy định rõ, trên cơ sở kết quả của Đề án 30, Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng mô hình khung hệ thống quản lý chất lƣợng (dƣới đây viết tắt là MHK) cho từng loại hình cơ quan hành chính tại địa phƣơng (Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn trực thuộc); các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có hệ thống cơ quan ngành dọc đóng tại địa phƣơng xây dựng MHK cho từng loại hình cơ quan ngành dọc đóng tại địa phƣơng.
Triển khai quy định tại Quyết định 118, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tổ chức xây dựng MHK cho các loại hình CQHCNN tại địa phƣơng. Mục đích của việc xây dựng MHK cho các CQHCNN là việc quy định thành phần cơ bản của một HTQLCL trong các cơ quan, bao gồm phạm vi áp dụng HTQLCL trong CQHCNN theo kết quả của Đề án 30; những tài liệu cần xây dựng và áp dụng trong HTQLCL của cơ quan và quy định mẫu quy trình xử lý công việc cho CQHCNN.
MHK sẽ giúp cho các CQHCNN có thể dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu cách thức xây dựng HTQLCL tại cơ quan, qua đó giảm thiểu tối đa chi phí liên quan tới hoạt động xây dựng và áp dụng HTQLCL. Dựa vào MHK đƣợc công bố, CQHCNN có thể hoàn toàn chủ động nghiên cứu để tự xây dựng HTQLCL thích hợp cho cơ quan.
Tiếp đến, ngày 5/3/2014 Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nƣớc. Điểm mới của Quyết định là các cơ quan sau khi xây dựng xong và áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng phải tiến hành công bố hệ thống quản lý chất lƣợng phù hợp với TCVN ISO 9001:2008 mà không thực hiện thuê các tổ chức chứng nhận độc lập đánh giá. Quyết định cũng quy định các Bộ ngành, UBND cấp tỉnh rà soát tình hình thực hiện, lập, sửa đổi, bổ sung và phê duyệt kế hoạch triển khai, dự trù
kinh phí hoạt động, tuyên truyền, đào tạo; kiểm tra (tối thiểu một năm một lần) đối với việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản lý chất lƣợng tại cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phƣơng; thuê tổ chức chứng nhận (nếu cần) để phối hợp kiểm tra và các hoạt động khác liên quan.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 18/5/2014 và thay thế Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg ngày 20/6/2006 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001: 2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc và Quyết định số 118/2009/QĐ-TTg ngày 30/9/2009 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 114/2006/QĐ-TTg
Nhận xét chung: Trong giai đoạn từ năm 2006 đến nay, Chính phủ đã ban hành 03 quyết định về áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động tại các cơ quan hành chính nhà nước, điều này chứng tỏ sự quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy mạnh áp dụng HTQLCL, đồng thời cũng thể hiện sự cam kết của Chính phủ trong việc duy trì áp dụng HTQLCL, các quyết định được ban hành đều nhằm mục đích cải tiến, hiệu chuẩn lỗi và bổ sung những vấn đề mới nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, đảm bảo cho hệ thống QLCL phát huy được tối đa tính hiệu lực và hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Các văn bản trên là căn cứ pháp lý, và điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng áp dụng hệ thống QLCL vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước
Tuy nhiên, Chính phủ còn thiếu những cơ chế chính sách cụ thể để khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và duy trì hệ thống (Ví dụ : Chưa có cơ chế chi trả phụ cấp trách nhiệm cho Đại diện lãnh đạo chất lượng và thư ký ISO trong các cơ quan đơn vị; Cơ chế khen thưởng biểu dương các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc duy trì và áp dụng HTQLCL) vấn đề này, trong các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thực hiện rất tốt.