Trên thế giới, có rất nhiều tác giả nghiên cứu về hệ thống quản lý chất lƣợng và các vấn đề liên quan đến áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng.
Trong đó nổi bật nhất là 02 cuốn sách khoa học kỹ thuật của nƣớc ngoài của tác giả Weimerskirch và của IXKAOA đã có những công trình nghiên cứu rất bài bản và sâu sắc về chất lƣợng.
Trong tác phẩm MBA trong tầm tay – Quản lý chất lượng toàn diện
của tác giả Stephen George –Arnold Weimerskirch (2009), Tác giả đi sâu vào nghiên cứu về tổng quan tình hình quản lý chất lƣợng, hiệu quả Áp dụng hệ thống QLCL, đƣa ra các mô hình quản lý hay, tiến bộ đƣợc và có dẫn chứng bằng việc các công ty lớn, các tổ chức đã áp dụng thành công hệ thống QLCL. Tuy nhiên tác giả mới chỉ đề cập đến vấn đề áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng trong các tổ chức có hoạt động sản xuất kinh doanh, chƣa đề cập đến vấn đề áp dụng trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc.
Trong cuốn Quản lý chất lượng theo phương pháp nhật của tác giả KAORU IXKAOA (1990) đã nghiên cứu một cách sâu sắc về chất lƣợng và quản lý tổng hợp chất lƣợng. Từ kinh nghiện thực tiễn của bản thân trong hơn 30 năm hoạt động chất lƣợng, tác giả đã nghiên vấn đề về lịch sử về quản lý tổng hợp chất lƣợng, kinh nghiệm quản lý của nhật so với của phƣơng Tây, những đặc điểm của công tác quản lý chất lƣợng của nhật; tác giả đƣa ra định nghĩa về quản lý chất lƣợng, về chất lƣợng và cách tiếp cận vấn đề quản lý, các mô hình hoạt động nhóm chất lƣợng, các kinh nghiệm áp dụng hệ thống
quản lý chất lƣợng theo phƣơng pháp nhật vào hoạt động sản xuất kinh doanh... Tóm lại, cuốn sách của tác giả IXKAOA chứa đựng nhiều lời khuyên và chỉ dẫn về chuyện làm gì và không nên làm cái gì, có thể áp dụng cho mọi công ty. Hạn chế trong nghiên cứu của ông là không phân tích nhiều cơ sở lý luận khác nhau mà chủ yếu là đƣa ra kinh nghiệm từ thực tế của bản thân trong quá trình hoạt động chất lƣợng
Tóm lại, đối với các công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài đã cung cấp cho chúng ta đƣợc rất nhiều bài học kinh nghiệm trong quá trình áp dụng và duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất một cách hiệu quả nhất đối với các mô hình sản xuất, kinh doanh và dịch, nơi mà tạo ra các sản phẩm hàng hóa đảm bảo chất lƣợng dựa trên một quy trình quản lý tốt. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia có một môi trƣờng văn hóa và điều kiện kinh tế khác nhau nên việc áp dụng các mô hình tiến bộ theo tiêu chuẩn của quốc tế vào các tổ chức, đơn vị ở Việt Nam đòi hỏi phải có thời gian nhất định mới chứng minh đƣợc tính hiệu quả của mô hình quản lý chất lƣợng, đặc biệt là việc áp dụng vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Việt Nam, còn rất nhiều vấn đề mà các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài chƣa đề cập đến, nhất là về vấn đề văn hóa công sở, môi trƣờng làm việc...