Tình hình nghiên cứu tại Hà Giang

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 38)

Hà Giang là một tỉnh miền núi, còn gặp nhiều khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội, mặt bằng dân trí thấp... Trong những năm qua đã nhận đƣợc nhiều sự quan tâm đầu tƣ của Trung ƣơng, sự hỗ tài trợ kinh phí của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nƣớc, đặc biệt là có sự quan tâm, đóng góp của các nhà khoa học giúp Hà Giang nghiên cứu đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát bền vững triển kinh tế xã hội tỉnh Hà Giang. Đã có nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ thuộc các lĩnh vực giao thông, công nghiệp, xây dựng ; nông lâm nghiệp, y tế, giáo dục, văn hóa... tạo ra đƣợc nhiều mô hình khoa học vó giá trị kinh tế cao. Đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và cải các hành chính công, năm 2006 đã nhận đƣợc sự quan tâm của Viên năng suất chất lƣợng tƣ vấn cho Tỉnh Hà Giang đƣa vào nghiên cứu áp dụng thử nghiệm Hệ thống QLCL vào hoạt động tại Sở KH&CN tỉnh Hà Giang với mục đích nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về KH&CN, tạo môi trƣờng làm việc minh bạch, có trách nhiệm cho cán bộ CCVC, nâng cao vai trò lãnh đạo của Giám đốc sở... Kết quả nghiên cứu ứng dụng của dự án đã chứng minh tính hiệu quả của Hệ thống QLCL theo tiêu chuẩn ISO, đồng thời cũng đƣa ra những khó khăn thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện và đề xuất gải pháp mở rộng áp dụng đối với các cơ hành chính nhà nƣớc của tỉnh Hà Giang. Kết quả của dự án khoa học đã rút ra đƣợc một số kinh nghiệm sau:

- Lãnh đạo cao nhất phải thể hiện quyết tâm khi triển khai áp dụng ISO vào hoạt động của tổ chức mình, thể hiện qua hành động chỉ đạo sâu sát, trao quyền hạn và tăng cƣờng trách nhiệm cho các bộ phận, bố trí nguồn lực cần thiết.

- Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của tất cả thành viên trong tổ chức, đảm bảo sự hiểu biết nhất định về vai trò của quản trị chất lƣợng và những lợi ích của nó mang lại cho hoạt động của cơ quan.

- Khảo sát kỹ và đánh giá khách quan thực trạng hoạt động của đơn vị, để từ đó xác định đƣợc cấu trúc hệ thống QLCL đảm bảo tập trung, gọn và hiệu quả. Tránh xây dựng tràn lan quy trình, làm cồng kềnh hệ thống và mất nhiều thời gian, hiệu quả thấp.

- Dành nhiều thời gian cho thời gian Ban hành và áp dụng trƣớc đánh giá chứng nhận (khoảng 4 - 5 tháng), tổ chức đánh giá nội bộ nghiêm túc và thƣờng xuyên tổ chức việc xem xét của lãnh đạo để kịp thời sử lý các phát sinh, hoàn thiện hệ thống văn bản QLCL.

Các kiến nghị của dự án:

- Tỉnh tiếp tục tăng cƣờng chỉ đạo các ngành, huyện, thị xã quán triệt và chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan mình. Ƣu tiên những cơ quan, địa phƣơng có điều kiện cơ sở vật chất tƣơng đối khá và đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có nhiều hoạt động thƣờng xuyên tiếp xúc với dân và các tổ chức kinh tế, để áp dụng trƣớc.

- Tuyên truyền thƣờng xuyên trên các phƣơng tiện thông tin: Báo Hà Giang, Đài phát thanh và truyền hình tỉnh về Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 và các kinh nghiệm, mô hình tốt khi triển khai áp dụng.

- Bộ Khoa học và công nghệ xem xét và quy định (phân cấp) cho các tổ chức đánh giá chứng nhận và cơ quan chứng nhận để đảm bảo cho các cơ quan, địa phƣơng áp dụng thực hiện đƣợc thuận lợi.

Từ kết quả của dự án, năm 2007 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án mở rộng áp dụng HTQLCL vào hoạt động tại các cơ quan HCNN giai đoạn 2007- 2010, đến năm 2011 tiếp tục phê duyệt Kế hoạch áp dụng HTQLCL vào hoạt động tại các cơ quan HCNN giai đoạn 2011 – 2013. Đến nay vẫn chƣa có một

công trình nghiên cứu nào đánh giá về kết quả triển khai mở rộng áp dụng HTQLCL trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Nhận xét chung : Việc nghiên cứu triển khai Dự án Ứng dụng Hệ thống QLCL tịa Sở KH&CN đã làm rõ hơn được về cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng HTQLCL vào hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, đồng thời thời cũng đã rút ra được bài học kinh nghiệm trong quá trình tổ chức thực hiện và đưa ra các đề xuất, kiến nghị trong việc xây dựng và mở rộng HTQLCL. Tuy nhiên, do thời gian áp dụng ngắn, chưa nhìn nhận rõ được những khó khăn bất cập tiềm ẩn trong việc triển khai nhân rộng mô hình trên địa bàn toàn tỉnh, cho nên việc áp dụng và duy trì hệ thống QLCL của các cơ quan hành chính nhà nước còn bộc lộ nhiều khó khăn, bất cập cần tiếp tục nghiên cứu tìm giải pháp tháo gỡ.

CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ 2.1. Cơ sở phƣơng pháp luận:

- Phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin áp dụng trong nghiên cứu quản lý kinh tế

- Các bộ môn

- Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản năm 2008; Các quan điểm, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, Nhà nƣớc về áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng:

2.2.1. Phương pháp tiếp cận thu thập số liệu:

Trong đề tài sử dụng số liệu thứ cấp là chính, bao gồm các Báo báo kết quả áp dụng của các đơn vị hành chính nhà nƣớc tỉnh Hà Giang, các tài liệu, hồ sơ về chất lƣợng đã đƣợc ban hành và lƣu trữ tại các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế tỉnh Hà Giang.

Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu từ các nghiên cứu trƣớc về áp dụng Hệ thống quản lý chất lƣợng, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này.

Sử dụng phƣơng pháp Chuyên gia để thu thập số liệu: Đề tài nghiên cứu có liên quan đến nhiều cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế của tỉnh, mỗi cơ quan phụ trách lĩnh vực hoạt động riêng cho nên việc sử dụng có hiệu quả phƣơng pháp chuyên gia có ý nghĩa rất lớn

Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp phát hiện các vấn đề, nhận diện các nội dung và khả năng tìm và xác định các giải pháp, lựa chọn các vấn đề trọng tâm, trọng điểm, xác định các vấn đề đặc thù.

- Đề tài Sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn có chuẩn bị trƣớc, dùng bảng hỏi để phỏng vấn theo phƣơng pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đối với một số đối tƣợng có liên quan đến việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý chất lƣợng trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế trên địa thành phố Hà Giang, thông qua hình thức hỏi trực tiếp hoặc gọi điện thoại.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình:

Nghiên cứu trƣờng hợp điển hình của việc áp dụng Hệ thống Quản lý chất lƣợng tại một số cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế tỉnh Hà Giang. Do thời gian nghiên cứu có hạn, nên bắt buộc phải sử dụng phƣơng pháp này để chọn mẫu nghiên cứu là một số trƣờng hợp điển hình mang tính đại diện.

2.2.3. Phương pháp tập hợp, phân tích

Nhóm phƣơng pháp này đƣợc áp dụng chủ yếu để thu thập và đánh giá các tƣ liệu, số liệu đã đƣợc tích lũy từ các công trình nghiên cứu khoa học, các chƣơng trình, đề án, dự án về áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng trƣớc đây trên địa bàn tỉnh. Nhóm phƣơng pháp này cũng đƣợc sử dụng để tập hợp và phân tích các báo cáo kinh tế, xã hội, quản lý của tỉnh... Nhóm phƣơng pháp này bao gồm:

- Phƣơng pháp tập hợp số liệu, tƣ liệu đồng dạng

- Phƣơng pháp phân nhóm trên cơ sở các tiêu chí xác định:

- Phƣơng pháp so sánh, phân tích, đánh giá: Trong giai đoạn nghiên cứu, do có sự thay đổi quy định về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nƣớc, do đó cần phải phân tích tại sao lại thay đổi và so sánh với các lần điều chỉnh trƣớc để làm rõ quy định đã thay đổi nhƣ thế nào hoặc những quy định mới đƣợc bổ sung có điểm gì khác so với các quy định trƣớc đó.

- Phƣơng pháp phân tích hệ thống: Bao gồm việc nghiên cứu một tập hợp những yếu tố, những bộ phận có mối liên hệ qua lại với nhau trong cùng một hệ thống, tác động lẫn nhau và tạo thành một chỉnh thể nhất định. Trong đề tài, Hệ thống quản lý chất lƣợng của các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế đƣợc nghiên cứu nhƣ là một hệ thống tổng hợp gồm các yếu tố ảnh hƣởng đến nhóm lãnh đạo quản lý và các yếu

tố ảnh hƣởng đến nhóm thực thi nhiệm vụ. Việc phân tích hệ thống có ý nghĩa quan trọng trong việc phát hiện các nhân tố tiêu cực có ảnh hƣởng đến chất lƣợng hoạt động của toàn bộ hề thống.

- Phƣơng pháp suy luận lôgic : Trong một số trƣờng hợp nghiên cứu một vấn đề chung hoặc riêng cần sử dụng phƣơng pháp suy luận để chứng minh và là rõ vấn đề cần nghiên cứu. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là các cơ quan cấp sở có chức năng quản lý nhà nƣớc về kinh tế trực thuộc UBND tỉnh Hà Giang, các cơ quan này đƣợc xác định nằm trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nƣớc, do vậy kết quả nghiên cứu của Đề tài xét ở một góc độ, chừng mực nào đó có thể áp dụng đƣợc đối với các cơ quan hành chính nhà nƣớc

2.3. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu :

- Địa điểm : Đƣợc thực hiện tại Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Hà Giang, phƣờng Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Giang, Tỉnh Hà Giang

- Thời gian thực hiện nghiên cứu: Luaanh văn nghiên cứu trong giai đoạn 2007 – 2013 (Năm 2007 Hà Giang lần đầu tiên có 01 cơ quan quản lý lý nhà nƣớc triển khai áp dụng HTQLCL, năm 2013 cơ bản hoàn thành áp dung đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế)

- Thời gian hoàn chỉnh luận văn là từ tháng 9/2013 đến tháng 12/2013

2.4. Các công cụ đƣợc sử dụng, phƣơng pháp phỏng vấn thu thập thông tin, lấy cơ sở dữ liệu tin, lấy cơ sở dữ liệu

- Công cụ đƣợc sử dụng: Sử dụng phiếu hỏi và các bảng ghi chép, máy ghi âm.

(1) Phiếu phỏng vấn Phỏng vấn đối với lãnh đạo đơn vị áp dụng: Nội dung phiếu phỏng vấn:

- Xin ông (Bà) cho biết đơn vị mình chính thức áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 từ khi nào? Ông

(Bà) đã cam kết việc áp dụng và duy trì hệ thống QLCL nhƣ thế nào? (gợi ý: Bằng việc ban hành quyết định áp dụng; thành lập ban chỉ đạo ISO; Phân công cán bộ chuyên trách về ISO ...)

- Ông (Bà) cho biết nhận xét của mình về phƣơng pháp quản lý theo Hệ thống QLCL so với phƣơng pháp quản lý truyền thống trƣớc đây của đơn vị? (gợi ý: về quy trình? về thời gian hoàn thành; về vị trí việc làm; về lƣu trữ hồ sơ; về trách nhiệm của cán bộ...)

- Để duy trì, giám sát Hệ thống QLCL thì cơ quan Ông (Bà) đã sử dụng những công cụ nào? và sử dụng nhƣ thế nào?

- Năm 2014, Thủ tƣờng Chính phủ có ban hành quyết định số 19 thay thế Quyết định số 144 và Quyết định số 118 về áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào hoạt động tại các cơ quan hành chính nhà nƣớc. Theo quyết định thì việc xây dựng và công bố áp dụng theo Tiêu chuẩn ISO do đơn vị chủ động, không bắt buộc phải cấp giấy chứng nhận hệ thống. Ông (Bà) có suy nghĩ gì đối với nội dung đổi mới này?

- Theo Ông (Bà) có cần thiết phải thành lập một bộ phận (cơ quan) của tỉnh để tiến hành công tác kiểm tra, đánh giá duy trì Hệ thống của các cơ quan hành chính nhà nƣớc không?

- Ông (Bà) có đề xuất, kiến nghị gì với Tỉnh, với Chính phủ để việc duy trì và áp dụng HTQLCL có hiệu quả trong thời gian tới (Gợi ý: về cơ chế chính sách; về nguồn lực)

- ... Phỏng vấn thêm một số câu hỏi khác có liên quan Số lƣợng cần phỏng vấn:

- Lãnh đạo của 10 cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Nội dung phiếu phỏng vấn:

- Xin ông (Bà) cho biết đơn vị mình có bao nhiêu chuyên giá đánh giá nội bộ đối với HTQLCL? Năng lực của các chuyên gia nhƣ thế nào? Ông (bà) có thể so sánh chuyen gia của mình với chuyên gia đánh giá của Tổ chức đánh giá chứng nhận không?

- Ông (Bà) giành bao nhiêu thời gian cho việc quản lý, duy trì hệ thống? có khó khăn vƣớng mắc gì trong quá trình thực hiện không? - Đƣợc biết cơ quan Ông (Bà) đã ứng dụng hệ thống văn phòng điện

tử theo Chƣơng trình của Tỉnh, xin Ông (Bà) cho biết cơ quan có cập nhật Tài liệu ISO và Hồ sơ ISO lên hệ thống Văn phòng điện tử để quản lý và duy trì không?

o Nếu có, Xin Ông (bà) cho biết việc thực hiện ISO trên môi trƣờng mạng có những thuận lợi, khó khăn gì ISO thông thƣờng?

o Nếu không: Xin Ông (bà) cho biết lý do và kiến nghị giải pháp đƣa HTQLCL lên môi trƣờng mạng

- Để duy trì, giám sát Hệ thống QLCL thì cơ quan Ông (Bà) đã sử dụng những công cụ nào? và sử dụng nhƣ thế nào?

- Theo Ông (Bà) Việc họp xem xét của lãnh đạo đối với HTQLCL có cần phải duy trì thƣờng xuyên khồng? định kỳ nhƣ thế nào là hợp lý: Tháng, quý, hay 6 tháng 1 lần (theo quy định)?

- ... Phỏng vấn thêm một số câu hỏi khác có liên quan Số lƣợng cần phỏng vấn:

- QMR của 10 cơ quan quản lý nhà nƣớc về kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang

(3) Phiếu phỏng vấn đối với cán bộ CCVC của đơn vị áp dụng: Nội dung phiếu phỏng vấn:

- Xin ông (Bà) cho biết những lợi ích của việc áp dụng HTQLCL so với trƣớc khi chƣa áp dụng? Ông (bà) thấy có nhứng khó khăn vƣớng mắc gì trong quá trình xây dựng và áp dụng hệ thồng QLCL tại đơn vị?

- Công việc của Ông (bà) có liên quan đến quy trình nào của đơn vị không? Việp phối hợp trong thực hiện công việc nhƣ thế nào? có tuân thủ đúng quy trình không?

- Theo Ông (bà) thì những trở ngại lớn nhất trong việc áp dụng HTQLC là gì? cần phải có những điều kiện gì để duy trì áp dụng HTQLCL tốt hơn

- ... Phỏng vấn thêm một số câu hỏi khác có liên quan Số lƣợng cần phỏng vấn:

20 cán bộ CCVC của các quản lý nhà nƣớc về kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Giang

- Phƣơng pháp phỏng vấn còn đƣợc coi là phƣơng pháp quan sát gián tiếp bằng cách thông qua ngƣời khác quan sát hộ, do vậy áp dụng phƣơng pháp này cũng có những mặt hạn chế nhất định về tính chính xác của thông tin thu thập đƣợc do phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan của ngƣời cung cấp thông tin. Do vậy, để khắc phục những hạn chế của phƣơng pháp này, cần tiến hành kiểm chứng lại một số thông tin thông qua hệ thống hồ sơ, báo cáo đã thu thập đƣợc của đơn vị cung cấp thông tin sau đó mới tổng hợp, đƣa ra nhận định, phân tích đảm bảo tính khách quan.

CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN

3.1. Đánh giá khái quát về quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về áp dụng hệ thống quản lý chất lƣợng vào hoạt động của các các CQHCNN hệ thống quản lý chất lƣợng vào hoạt động của các các CQHCNN

3.1.1. Các văn bản của Chính phủ về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng vào hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế tỉnh Hà Giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)