việc đầu tư vào tài sản vô hình và tài sản hữu hình tro
doanh nghiệp Việt Nam .
1.1. Trong nền kinh tế tự cung tự cấp, thời phong kiến:
Tự cung tự cấp là hoạt động kinh tế cơ bản trong chế độ phong kiến. Với trình độ sản xuất thấp kém , quan điểm về kinh tế hà khắc và hạn hẹp đã hướng người dân vào lối sống khép mình, tự làm tự hưởng, không có giao lưu, học hỏi với đối tượng bên ngoài. Sản xuất ra với số lượng ít, chỉ đủ đảm bảo những nhu yếu phẩm cơ bản nhất và không giao lưu với bên ngoài nên xã hội hoàn toàn không có giá trị vô hình. Sản phẩm sản xuất ra chỉ nhằm mục đích nuôi sống bản thân người sản xuất, hoàn toàn được tính toán giá trị tổng sản phẩm theo đơn vị tính toán cơ bản như kilogam hay số sản phẩm. Đầu tư theo hướng tái sản xuất giản đơn vào tài sản h
ình và không có đầu tư vào tài
ản vô hình là đặc trưng của nền kinh tế thời kỳ phong kiến. 1 .2. Trong nền kinh tế bao cấp:
Trong nền kinh tế bao cấp, cỗ máy kinh tế được vận hành theo một chủ đạo đồng bộ từ trên xuống dưới. Nhà nước là nơi vạch ra mọi kế hoạch, mọi dự án mà cấp cơ sở buộc phải thực thi. Sau đó sản phẩm lại được một cơ quan
khác chỉ đạo xuống từng đơn vị sản phẩm trong việc phân phối đến đối tượng nào. Quy luật cung cầu tồn tại một cách mờ
ạt. Do hoạt động sản xuất theo mệnh lệnh đã giết chết động lực làm việc tích cực và sáng tạo.
Đầu tư vào tài sản hữu hình theo định hướng của lãnh đạo là tái sản xuất mở rộng nhưng hiệu quả kém của hoạt động sản xuất đã kéo lùi nền kinh tế đi xuống. Và hoạt động tiêu thụ sản phẩm cũng hoàn toàn cấp phát nên doanh nghiệp không phải lo lắng nâng cao giá trị thương hiệu hay
tín. Đơn giản vì nền kinh tế chỉ yêu cầu họ đảm bảo đủ số lượng sản phẩm mà cấp trên đã đề ra.
Hàng hoá sản xuất ra hoàn toàn cơ học từ khâu thu mua nguyên vật liệu cho đến tiêu thụ nên doanh nghiệp cũng chỉ phải thực hiện những hoạt động cứng nhắc trong khuôn khổ cho phép, nên mọi sáng
ođều bị triệt tiêu, mỗi sản phẩm g
như chỉ là quá trình lặp lại của những thứ đã có từ trước. 1 .3. Trong nền kinh tế thị trường:
Trong thời kì đầu của nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa (sau cách mạng Công nghiệp Anh), nhờ vào những tiến bộ vượt bậc của nền sản xuất xã hội đã làm cho quá trình đầu tư vào tài sản hữu hình tăng vọt, hiệu ứng từ không đến với những lợi thế về thị trường, tài nguyên, nhân lực…đã tạo ra những cơ hội mở về tiêu thụ cũng như sản xuất hàng hoá. Nhu cầu lớn, tiềm năng và dễ tính của toàn thế giới trong thời kỳ này có đòi hỏi về hàng hoá đơn giản, dễ dãi vì đối với họ, mọi sản phẩm phục vụ những lợi ích cơ bản nhất đều có giá trị thực sự to lớn. Đòi hỏi về thương hiệu chưa đóng vai trị quan trọng, vai trò quyết định lúc này là giá cả và chất lượng. Do đó công ty chỉ phải quan tâm đầu tư vào tài sản vô hình để tăng sản lượng, bài toá
nhiều thời gian và công sức của những nhà lãnh đạo. 1 .4. Thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá:
Đây là giai đoạn mà về mặt kỹ thuật công nghệ cũng như quy mô sản xuất nền kinh tế đã đạt đến trình độ cao. Máy móc ở thời kỳ này thay thế phần lớn sức lực cơ bắp của con người giải phóng sức lao động của con người. Thị trường trong giai đoạn này đã được mở rộng trên phạm vi toàn cầu, vấn đề của doanh nghiệp quan tâm nhất bây giờ là tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, năng lực công nghệ hiện đại hoàn toàn đủ khả năng để giúp doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng tốt. Nền kinh tế chuyển từ mô hình trọng cung sang trọng cầu.Các doanh nghiệp phải cạnh tranh khốc liệt để chiếm được phần bánh thị trường lớn nhất. Nền đại công nghiệp đã giúp đời sống của người dân được cải thiện nên hướng sự quan tâm của họ đến những bậc cao hơn trong tiêu dùng. Đó cũng là một lý do để doanh nghiệp mở rộng đầu tư vào tài sản vô hình, nhằm mục tiêu tận dụng nguồn cầu về hàng hoá có chất lượng tốt xã hội. Trong thời kỳ này, nhà tư bản một mặt tập trung đầu tư và nâng cấp, cải tiến hệ thống máy móc và mặt khác chăm lo quảng bá thương hiệu, uy tín, mối quan hệ trên thị trường và liên tục tìm tòi cái mới để tạo nên những bước nhảy vọt về giá trị tài sản vô hình. Có thể nhận thấy trong nền công nghiệp hiện đại, trí thức sáng tạo đã có vai trò,vị trí hết sức quan trọng, tạo cơ hội mới cho giới tri thức phát triển và là điều kiện cần thiết, cơ sở để đưa nền kinh tế
ri thức thế giới bước sang một trang mới: Thời kỳ hậu công nghiệp hay thời kỳ của nền kinh tế tri thức.
Kinh tế tri thức là sự phát triển cao hơn của nền kinh tế Đại công nghiệp. Nó ra đời khi mà những nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng cơ bản không còn là nỗi lo, gánh nặng của người dân và khả năng sản xuất xã hội đủ sức đáp ứng tối đa nhu cầu vật chất của xã hội, hướng sản xuất thời kỳ này là tạo ra những
sản
hẩm, dịch vụ mang lại sự thoải mái, tiện nghi do người sử dụng và giải phóng tối đa sức người lao động.
Đầu tư vào tài sản hữu hình đã ở điểm bão hồ. Quá trình tái sản xuất theo chiều rộng không còn mang lại hiệu quả vì về phía cung đã có được những bước tiến trong thời kỳ trước
Đầu tư vào tài sản hữu hình bây giờ phần lớn là đầu tư duy trì hoạt động sản xuất và đổi mới công nghệ.
Đầu tư vào tài sản vô hình
hát triển trên hai mặt: tăng phần chất xám trên mỗi đơn vị sản phẩm và quảng bá sản phẩm ra thị trường.
Xã hội trong thời đại tri thức đã được hưởng thụ một nền giáo dục tiên tiến, văn hoá và thu nhập cao đã tạo nên nhu cầu tận hưởng cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, và thoải mái hơn. Để đáp ứng nhu cầu này của khách hàng, không còn cách nào khác doanh nghiệp sẽ phải tập trung, thu hút
uồn lực chất xám để đảm bảo sản phẩm cung ứng ra thị trường, để được thị trường khó tính này chấp nhận.
Đầu tư bây giờ có thể chia làm ba lĩnh vực lớn: Đầu tư vào tài sản hữu hình, đầu tư tăng tỉ lệ chất xám trên mỗi sản phẩm và đầu tư mở rộng thị trường. Mặc dù đầu tư làm mở rộng thị trường và đầu tư làm tăng tỷ lệ chất xám trong mỗi sản phẩm đều thuộc đầu tư vào tài sản vô hình nhưng đầu tư phát triển, sử dụng nguồn chất xám lại là đặc trưng mới của nền kinh tế tri thức. Vai trò, vị trí c
ó đối với mi doanh n
iệp đều mang tính quyết định sống còn nên nó càng cần được đặc biệt chú trọng.
Ta thấy rằng hoạt động đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình có tầm quan trọng rất lớn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp. Mỗi hoạt động đều có đóng góp lớn vào sự thành công của doanh nghiêp, chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Nếu doanh nghiệp xác định được một cơ cấu đầu tư hợp lý, hướng đầu tư đúng đắn thì 2 bộ phận đầu tư này sẽ
tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với từng ngành, từng lĩnh vực, vai trò của từng hoạt động đầu tư đối với các hoạt động đầu tư khác cũng như tác động của đầu tư đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp là rất khác nhau. Điều đó đặt ra nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp trong việc xác định một cơ cấu đầu tư hợp lý. Interband đã thực hiện một nghiên cứu và đưa ra được mức độ của giá trị tài sản vô hình và giá trị nhãn hiệu đối với từng hàng hoá và dịch vụ khác nhau. Lĩnh vực mà tài sản vô hình cũng như hoạt động đầu tư vào tài sản vô hình đóng vai trị rất lớn đến giá trị công ty là các sản phẩm cao cấp, thức ăn và nước uống, ô tô… Với những loại sản phẩm này thì yếu tố tiên quyết để giúp doanh nghiệp thành công là phải xây dựng được một thương hiệu mạnh. Ngược lại một số sản phẩm như các loại mặt hàng thiết yếu thì doanh nghiệ
nên đầu tư vào máy móc thiết bị và kênh phân phối để có sản phẩm giá thành thấp và được phân phối rộng.
Đầu tư vào tài sản hữu hình và tài sản vô hình là hai mặt không thể thiếu trong hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp. Hai mặt này liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại lẫn nhau. Khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm cao cấp trên thị trường thì phải tập trung vào mua sắm máy móc thiết bị phù hợp đồng thời phải tìm hiểu bí quyết công nghệ, đào tạo cán bộ khoa học
nghiên cứu trong lĩnh vực này, phải xác định được khách hàng mục tiêu trên thị trường, tức là phải đầu tư vào nguồn nhân lực để tìm hiểu, nghiên cứu thị trường. Đồng thời doanh nghiệp cần có các chiến lược Marketing như: đóng gói bao bì, quảng cáo, khuyến mại, và xúc tiến bán cho phù hợp với nhãn hiệu đang được định vị, tức là chúng ta phải đầu tư đồng bộ vào cả tài sản cố định hữu hình và tài sản vô hình một cách hợp lý. Nếu không thực hiện được đồng bộ những công việc nói trên, thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chiếm lĩnh thị trường. Chẳng hạn, nhãn hiệu bia Laser được định vị là một sản phẩm cao cấp, được khách hàng chấp nhận là một sản phẩm có chất lượng cao vì công ty đã đầu tư rất nhiều vào hoạt động quảng cáo, công nghệ, kĩ thuật sản xuất… Nhưng do sự đầu tư không hợp lý đồng bộ vào kênh phân phối nên nhãn hiệu này đã thất bại trong quá trình xâm nhập thị trường. Mặt khác, nếu doanh nghiệp chỉ quan tâm đến các vấn đề đầu tư vào tài sản vô hình như: nhãn hiệu hàng hoá, thương hiệu… mà không chú ý một cách đúng mức đến tài sản hữu hình thì cũng khó có thể thành công trong việc sản xuất kinh doanh. Một doanh nghiệp không thể thu được lợi nhuận cao nếu không có hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại với quy mô sản xuất và chi phí hợp lý. Chẳng hạn như hãng café Trung Nguyên, một thương hiệu nổi tiếng trên thị trường trong nước và quốc tế nhưng trong những năm gần đây, do Trung Nguyên quá chú trọng vào việc mở rộng thương hiệu thông qua hình thức nhượng quyền thương hiệu mà không chú ý đến việc đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Việc mở rộng thương hiệu một cách tràn lan không đi kèm với việc đầu tư vào tài sản hữu hình, nâ
cao chất lượng sản phẩm sản xuất đã đặt ra nhiều khó khăn đối với Trung Nguyên trong thời gian sắp tới.
Ngược lại, khi doanh nghiệp muốn định vị một sản phẩm thông thường thì cũng phải có sự đầu tư thích hợp giữa tài sản vô hình và tài sản hữu hình.
Một sản phẩm bình dân thì không nên quá chú trọng đến việc đầu tư vào công nghệ và thương hiệu. Trong trường hợp này doanh nghiệp nên đầu tư nhiều vào nhà xưởng, máy móc thiết bị thể thu được lợi thế theo quy mô. Sự đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản hữu hình một cách hợp lý, đồng bộ là điều tối quan trọng trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, nó quyết định đến sức sản xuất, sức tiêu thụ và sự trưởng thành của doanh nghiệp. Tùy vào từng điều kiện cụ thế, tùy vào cách thức xác định sản phẩm trên thị trường mà d
nh nghiệp xác định chiến lược đầu tư phù hợp giữa tài sản hữu hình và tài sản vô hình trong doanh nghiệp.
Qua tìm hiểu về mối liên hệ giữa đầu tư vào tài sản vô hình và đầu tư vào tài sản hữu hình của mỗi doanh nghiệp ta thấy có một nét tương đồng giữa doanh nghiệp với cá nhân mỗi con người. Mối liên hệ giữa tài sản hữu hình, tài sản về chất xám và tài sản giúp chiếm lĩnh thị trường với cơ thể con người, những yếu tố nuôi sống con người, trí tuệ và phần giá trị mang tinh thần của con người đó. Một doanh nghiệp cũng giống như một con người,chỉ phát triển khi cơ thể được vận hành tốt, khoẻ mạnh. Muốn trí tuệ phát triển thì cơ thể đó cũng phải khoẻ mạnh, khoẻ mạnh để tạo nên sự thoải mái và minh mẫn, là điều kiện cần của sự sáng tạo. Và “giá trị” của mỗi con người cũng thường vượt qua ngoài những yếu tố về chiều cao, cân nặng. Nó nằm ở vị thế của người đó trong xã hội, khả năng nắm và khống chế của người đó đối với xã hội và đặc biệt là năng lực trí tuệ của người đó so với xã hội. Đầu tư để phát triển một công ty cũng giống như đào tạo, phát triển một con người. Nuôi dưỡng, giáo dục và sự vận động tương tác giữa người đó với những cá nhân khác là những khía cạnh không thể tách rời để biến một đứa trẻ thành một con n
phải có ba khía cạnh trên kết h lại.